Dấu hiệu trẻ bị thừa vitamin A

(3.95) - 37 đánh giá

Vitamin A là một vitamin tan trong dầu rất cần cho thị giác, cho sự tăng trưởng và phát triển, duy trì biểu mô. Khi được sản xuất thành thuốc, hoạt chất này có thể được phối hợp với các vitamin khác hay riêng lẻ. Thuốc chứa vitamin này thường ở dạng viên nang mềm, viên nang cứng hay có khi là dung dịch uống, siro.

Hàm lượng thuốc chỉ chứa vitamin A thường là 5000 IU. Ở dạng phối hợp, hàm lượng có thể giảm xuống, ví dụ như:

  • Vitamin A 2500 IU + vitamin D3 2500 IU
  • Vitamin A 1000 IU + vitamin D3 100 IU + vitamin E 10mg + vitamin C 12mg
  • Vitamin A 2000 IU + vitamin B1 10mg + vitamin B6 6mg + vitamin B12 60mcg

Tìm hiểu chung

Tác dụng của vitamin A là gì?

Vitamin A thường được sử dụng cho trong các trường hợp:

  • Dự phòng và điều trị các triệu chứng thiếu vitamin A như bệnh khô mắt, quáng gà
  • Bổ sung cho người bệnh xơ gan nguyên phát do mật hay gan ứ mật mạn tính thường hay thiếu hụt vitamin này
  • Một số bệnh về da như loét trợt, trứng cá, vảy nến

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng vitamin A cho người lớn

Sử dụng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Tùy từng bệnh lý và tình trạng sức khỏe mà liều dùng ở mỗi người có thể khác nhau.

  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiếu hụt vitamin A, không liên quan đến bệnh khô mắt: uống 100.000 IU uống hoặc tiêm bắp trong ba ngày, tiếp theo là 50.000 IU mỗi ngày trong hai tuần. Sau hai tuần, bạn dùng liều hàng ngày 10.000-20.000 IU trong vòng hai tháng.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn trong chương trình can thiệp cộng đồng: dùng liều duy nhất 20.000 IU uống mỗi tháng trong vòng 6 tháng, 4 tháng hoặc 1 tháng.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh gan: dùng liều hàng ngày là 5.000 IU trong 6 tháng hoặc 10.000 IU trong 4 tháng.

Liều dùng vitamin A cho trẻ em

Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Liều khuyến cáo trong dự phòng và điều trị thiếu vitamin A cho trẻ em trên 8 tuổi:

  • Dự phòng thiếu vitamin: uống 5000 IU/ ngày, uống một đợt khoảng 1–2 tuần. Trẻ em nhỏ hơn 8 tuổi uống 5000 IU/ lần, tuần 3 lần, uống một đợt trong 1–2 tuần.
  • Điều trị thiếu vitamin: uống 15000 IU/ ngày, mỗi đợt khoảng 1–2 tuần dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Cách dùng

Làm sao để uống vitamin A đúng cách?

Để tác dụng của vitamin A phát huy tối đa, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể nuốt thuốc viên nang hoặc viên nén trong trường hợp sử dụng loại này. Trong trường hợp sử dụng thuốc vitamin A dạng lỏng, hãy đo thuốc bằng thìa đo hoặc cốc đo liều chuyên dụng thay vì thìa ăn thông thường. Ngoài ra, bạn cần lưu ý không dùng nhiều hoặc ít hơn so với liều khuyến cáo.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vitamin này?

Việc sử dụng vitamin có thể dẫn đến phản ứng dị ứng nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn mắc bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, họng.

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng vitamin A liều cao hoặc dài ngày như:

  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Sẩn ngứa, viêm da tróc vảy
  • Đau xương khớp
  • Biến đổi cấu trúc của da và móng (giòn, dễ gãy)
  • Tăng canxi máu

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào khi uống thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc vitamin A, bạn nên biết những gì?

Thuốc này chống chỉ định cho:

Bạn cần thận trọng khi dùng chung với các thuốc khác cũng có chứa vitamin A để tránh uống liều quá cao.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Thời kỳ mang thai: tránh dùng vitamin A hay các chế phẩm tổng hợp cùng loại như isotretinoin với liều cao (≥ 10.000 IU/ ngày) vì có khả năng gây quái thai.

Thời kỳ cho con bú: phụ nữ cần bổ sung thêm vitamin này hàng ngày để bổ sung cho bé qua sữa mẹ. Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ với liều lượng phù hợp.

Tương tác thuốc

Vitamin A có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có khả năng gây tương tác khi sử dụng chung với vitamin này là:

Thức ăn và rượu bia có tương tác với vitamin này không?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến vitamin A?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc vitamin A như thế nào?

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ không quá 30ºC. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu không cần dùng thuốc

(46)
Hiện nay, chứng bệnh rối loạn lo âu đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Đây không còn là một chứng bệnh xa lạ với nhiều người. Việc điều ... [xem thêm]

10 lợi ích khi mẹ ăn quả na trong thai kỳ

(52)
Quả na hay còn gọi là quả mãng cầu mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho thai phụ trong suốt thai kỳ nhưng lại rất ít người biết đến. Trong suốt thai ... [xem thêm]

Ấu dâm

(92)
Bệnh ấu dâm là một bệnh lý liên quan đến chứng rối loạn tình dục dẫn đến xu hướng tình dục lệch lạc. Không phải ai mắc bệnh này cũng có hành vi tình ... [xem thêm]

Việc trị ho cho bà bầu không khó nếu bạn biết cách

(87)
Có nhiều biện pháp để trị ho cho bà bầu và giúp tăng sức đề kháng khi mang thai mà không cần dùng đến thuốc nhưng vẫn đem lại hiệu quả bất ngờ.Một ... [xem thêm]

10 bước làm giảm nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh

(25)
Bạn đã bao giờ nghe đến Hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)? Đó là tình huống mà bé tử vong đột ngột khi đang ngủ mà không thể giải thích ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi cậu nhỏ bị xước?

(54)
Tình trạng cậu nhỏ bị xước có thể xảy ra khi nam giới tự tỉa lông vùng kín hay mắc một số tình trạng y tế đặc biệt. Các vết trầy xước tuy trên da ... [xem thêm]

Ăn chế độ keto để giúp bạn phòng ngừa cảm cúm

(47)
Nghiên cứu mới cho thấy ăn chế độ keto có thể giúp bạn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cảm cúm. Vậy chế độ ăn keto có thể giúp bạn điều trị bệnh ... [xem thêm]

10 sai lầm thường gặp khi rửa mặt

(22)
Rửa mặt là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong bất kỳ quy trình làm đẹp nào. Tuy vậy, thói quen này nếu thực hiện không đúng cách có thể gây hại cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN