Xét nghiệm xeton theo dõi bệnh tiểu đường

(4.24) - 81 đánh giá

Xét nghiệm xeton là một phương pháp giúp theo dõi nồng độ xeton trong máu, đánh giá bạn có đang kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt không.

Xeton (hay ceton, ketone) là một dạng axit được tạo ra khi cơ thể bắt đầu sử dụng chất béo thay vì carbohydrate để tạo ra năng lượng. Khi không có đủ insulin để đưa đường (glucose) từ máu vào các tế bào, cơ thể sẽ chuyển sang dùng chất béo để sản sinh năng lượng. Khi chất béo bị bẻ gãy liên kết, xeton được tạo ra và có thể tích tụ trong cơ thể. Nồng độ xeton cao sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm toan xeton.

Điều này có thể xảy ra nếu những người tiểu đường tuýp 1 không dùng insulin hoặc dùng một lượng không đủ khi cơ thể có nhu cầu insulin cao, chẳng hạn như khi bị ốm hoặc căng thẳng, hoặc khi mạch máu bị nghẽn. Bệnh cũng có thể xảy ra ở những người tiểu đường tuýp 2 thiếu insulin do một bệnh lý nào đó.

Bạn có thể có xeton trong cơ thể nhưng chưa đến mức nhiễm toan xeton nếu chế độ ăn uống của bạn rất ít carbohydrate hoặc rất ít calo và chất dinh dưỡng.

Xeton có phải là dấu hiệu của một bệnh nào đó?

Nếu đường huyết ở trong phạm vi an toàn và bạn đang giảm cân, sự hiện diện của xeton có thể hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bị tiểu đường, thì việc theo dõi xeton và đường huyết là rất quan trọng, ngay cả khi bạn đang giảm cân.

Kết quả xét nghiệm xeton cho thấy dạng vết có nghĩa là cơ thể chỉ chứa một lượng nhỏ xeton và đang ở trong giai đoạn đầu tích tụ xeton. Trường hợp này, bác sĩ sẽ kiểm tra lại nòng độ xeton trong vài giờ để xem hàm lượng của chúng có thay đổi hay không.

Nồng độ xeton trung bình đến cao đồng nghĩa với việc bệnh tiểu đường đã ngoài tầm kiểm soát. Lúc này, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị và phòng ngừa, cũng như quản lý bệnh tiểu đường.

Nồng độ xeton cao có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe. Xeton làm thay đổi nồng độ pH cân bằng trong máu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chúng có thể gây độc cho cơ thể.

Làm sao để xét nghiệm xeton?

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp thường được dùng để kiểm tra nồng độ xeton.

Nếu bạn tiến hành kiểm tra tại nhà và bắt đầu nhận thấy có xeton trong nước tiểu, hãy liên hệ với bác sĩ. Chỉ cần có sự hiện diện của xeton, không quan trọng ở nồng độ bao nhiêu, cũng cho thấy bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng.

Khi nào thì bạn nên xét nghiệm xeton?

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn khi nào cần phải kiểm tra nồng độ xeton, dựa trên quá trình bệnh lý của bạn trước đây. Thông thường, bạn nên thực hiện việc này khi:

  • Chỉ số đường huyết của bạn trên 300
  • Da đỏ ửng hoặc nhạt màu
  • Bạn bị nôn, buồn nôn, đau bụng
  • Cảm thấy như bị ốm, nhiễm trùng, và chấn thương có thể khiến lượng đường trong máu cao đột ngột
  • Bạn cảm thấy mê man (cơ thể yếu ớt) và/hoặc rối loạn tri giác
  • Có cảm giác khô miệng hoặc khát nước hơn bình thường
  • Cảm thấy khó thở
  • Hơi thở có mùi trái cây

Phụ nữ mang thai có thể xét nghiệm xeton vào mỗi buổi sáng trước khi ăn sáng hoặc bất kỳ lúc nào chỉ số đường huyết tăng trên 200.

Nếu bạn gặp một hoặc nhiều trong số các tình trạng trên, hãy kiểm tra mức xeton. Hãy đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm, mức xeton trên trung bình hoặc cao, hoặc bạn bắt đầu xuất hiện thêm những triệu chứng khác.

Nhiễm toan xeton do tiểu đường là gì?

Xeton tích tụ trong máu và nước tiểu do chất béo bị bẻ gãy liên kết trong quá trình tạo thành năng lượng. Ở nồng độ cao, xeton có thể gây độc cho cơ thể. Tình trạng nghiêm trọng này được gọi là nhiễm toan xeton và nếu không được điều trị, người bệnh có thể hôn mê do đái tháo đường hoặc thậm chí tử vong. Các triệu chứng của nhiễm toan xeton có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác (chẳng hạn như cúm hay viêm dạ dày ruột), vì vậy hãy nhờ bác sĩ tư vấn kỹ về kế hoạch điều trị và theo dõi lượng xeton trong máu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm mất cằm ngấn mỡ, mặt nọng bằng 6 nguyên liệu tại nhà

(63)
Tất cả chúng ta đều đã thử mọi cách để che cái cằm đôi bằng cách mặc áo cổ cao hoặc quàng khăn và nghiêng đầu khi chụp ảnh. Cằm ngấn mỡ hay còn ... [xem thêm]

Chấn thương đầu có thể gây ra đột quỵ không?

(76)
Tìm hiểu chungChấn thương sọ não là gì?Chấn thương sọ não thường bắt nguồn từ các loại chấn thương về não bao gồm chảy máu, chấn động mạnh (rung ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở người già

(83)
Bệnh trầm cảm ở người già cần phải có một kế hoạch điều trị đặc biệt. Tùy vào từng mức độ trầm cảm, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều ... [xem thêm]

Màu sắc tinh dịch và sức khỏe phái mạnh

(89)
Tinh dịch là một chất lỏng màu trắng đục, khá đặc, xuất hiện ngay khi xuất tinh và lỏng dần khoảng 20-30 phút sau đó. Tuy nhiên, bạn có thể nhận thấy có ... [xem thêm]

Ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ từ sớm: Nhiệm vụ có khả thi?

(55)
Dù bạn đang có nguy cơ bệnh tiền đái tháo đường hoặc đang duy trì một chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường thì một vài bước đơn giản dưới ... [xem thêm]

Người bệnh huyết áp cần biết gì về tinh bột và chất xơ?

(59)
Tinh bột và chất xơ là hai trong số các nhóm thực phẩm thiết yếu mà bạn cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Nhưng liệu bạn hiểu được những “người bạn ... [xem thêm]

Làm thế nào để trở thành một người chơi thể thao tốt

(36)
Bạn đã bao giờ chơi cho một đội với những người ghét bị thua cuộc ? Hoặc có thể bạn có một thời gian khó khăn khi bạn để thua điều gì – thậm chí ... [xem thêm]

5 bí quyết hiệu quả giúp bạn giảm cân đón Tết

(98)
Tết là dịp quan trọng để đi chơi cùng gia đình và bạn bè, do vậy chúng ta luôn phải giữ sao cho thật rạng rỡ khi Tết đến. Tuy nhiên, bạn lo lắng sẽ tăng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN