Bác sĩ xử lý thai chết lưu ra khỏi cơ thể mẹ như thế nào?

(4.07) - 88 đánh giá

Không gì đau bằng nỗi đau mất con. Vì thế, bạn cần hiểu rõ cách xử lý thai chết lưu, các xét nghiệm tìm nguyên nhân và cơ hội mang thai lần sau.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân cụ thể của thai chết lưu, việc tiếp theo mà các mẹ quan tâm là cách xử lý thai chết lưu. Đây là một nỗi mất mát quá lớn mà không người mẹ nào dễ dàng vượt qua. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ vấn đề này để có thể yên lòng hơn và tìm hiểu cơ hội mang thai lại sau khi mất con.

Thủ thuật y khoa nào xử lý thai chết lưu?

Sau khi nghi ngờ các dấu hiệu cho biết thai chết lưu, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu thật sự chẳng may điều này xảy ra, việc tiếp theo bác sĩ sẽ làm là cho thai phụ lựa chọn thời điểm sinh. Thời gian và cách thức sinh tùy thuộc vào tuổi thai, tiền sử của thai phụ và lựa chọn mà thai phụ cảm thấy nhẹ lòng nhất. Một số thai phụ không thể sinh ngay vì các lý do sức khỏe, nhưng thường thì việc để thai chết lưu trong bụng cho đến khi thai phụ chuyển dạ tự nhiên vẫn được xem là an toàn. Thông thường, chuyển dạ sẽ bắt đầu sau 2 tuần kể từ khi phát hiện thai chết lưu. Bác sĩ có thể khuyến nghị:

Gây khởi phát chuyển d

Bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc hoặc dùng thủ thuật bấm ối để gây khởi phát chuyển dạ. Hầu hết thai phụ đều muốn được khởi phát chuyển dạ sớm sau khi biết tin họ bị thai chết lưu. Trong trường hợp thai phụ vẫn chưa tự chuyển dạ được sau 2 tuần thai chết lưu, bác sĩ sẽ tiến hành gây khởi phát chuyển dạ vì nếu thai chết lưu trong tử cung lâu sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn đông máu gây nguy hiểm cho mẹ (đông máu nội mạch lan tỏa).

Nong cổ tử cung và hút

Bác sĩ sẽ nong cổ tử cung và dùng dụng cụ để lấy thai chết lưu ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ hạn chế thông tin mà bác sĩ có thể thu thập được để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.

Mổ lấy thai

Bác sĩ sẽ thực hiện ca sinh mổ để lấy thai ra khỏi bụng mẹ.

Các xét nghiệm nào có thể được làm sau khi chẩn đoán thai chết lưu?

Bác sĩ sẽ cần phải kiểm tra thai, nhau và dây rốn để tìm hiểu nguyên nhân tại sao thai chết lưu. Vì vậy, bác sĩ sẽ hỏi ý kiến bạn xem có muốn làm các xét nghiệm trên thai nhi để tìm ra nguyên nhân thai chết lưu hay không. Các xét nghiệm đó bao gồm :

  • Chọc ối. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ lấy nước ối đi xét nghiệm. Bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ thực hiện xét nghiệm này trước khi thai phụ sinh nếu bác sĩ nghĩ rằng nguyên nhân gây thai chết lưu có thể là từ bất thường bộ gen;
  • Giải phẫu tử thi. Sau khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra các cơ quan của thai để tìm dấu hiệu dị tật bẩm sinh. Việc này sẽ rất có ích trong việc tìm ra nguyên nhân thai chết lưu cũng như xác định nguy cơ bạn có thai chết lưu sau này;
  • Các xét nghiệm về gen để kiểm tra bất thường bộ gen thai nhi;
  • Các xét nghiệm tìm dấu hiệu nhiễm trùng ở thai nhi hoặc nhau thai.

Ngoài việc kiểm tra các vấn đề của thai nhi, bác sĩ sẽ phải hỏi thêm về tiền sử gia đình và các vấn đề mà bạn gặp phải trong quá trình mang thai. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu và thực hiện các xét nghiệm khác để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng, bất thường trong bộ gen hoặc các vấn đề khác như lupus ban đỏ hay rối loạn tuyến giáp.

Nếu đã từng bị thai chết lưu, bạn có thể sinh con khỏe mạnh ở lần mang thai kế tiếp không?

Câu trả lời là có. Với hầu hết phụ nữ, tỉ lệ thai chết lưu liên tiếp là rất thấp, ít hơn 1/100. Nếu bạn đã bị thai chết lưu và đang suy nghĩ về việc mang thai lần nữa, hãy đảm bảo việc hồi phục về thể chất lẫn tinh thần và gặp bác sĩ để được tư vấn về dự định tiếp theo này. Bác sĩ có thể đề nghị cho bạn xét nghiệm để cố gắng tìm ra nguyên nhân thai chết lưu trước đây. Trong trường hợp này, bạn nên đợi sau khi có kết quả xét nghiệm để được nghe bác sĩ tư vấn đầy đủ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 tin đồn về lão hóa ngực bạn đừng lo lắng

(52)
Một trong những nỗi lo lắng của phụ nữ chúng ta là tình trạng sẫm màu, kém săn chắc và những dấu hiệu lão hóa đầu tiên của đôi gò bồng đảo. Thay vì ... [xem thêm]

Thimerosal và những điều bạn cần biết

(77)
Thimerosal là chất bảo quản thường thấy ở danh sách thành phần của vắc xin. Dù hợp chất thủy ngân này đã được chứng minh là vô hại đối với người ... [xem thêm]

4 lợi ích tuyệt vời của phấn hoa đối với khả năng sinh sản

(56)
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp giúp tăng khả năng thụ thai? Hãy tham khảo những lợi ích tuyệt vời của phấn hoa đối với khả năng sinh sản.Phấn hoa ... [xem thêm]

Người bị tiểu đường có nên ăn trái cây?

(91)
Người bị tiểu đường có nên ăn trái cây không khi đây là nguồn thực phẩm có nhiều đường? Thực tế, trái cây thức ăn cần thiết mỗi ngày cho nhiều ... [xem thêm]

Vài mẹo nhỏ để chuyện ấy thêm thăng hoa

(63)
Chỉ với những cách sau, bạn và người ấy sẽ có một đêm thật nồng nàn và đáng nhớ bên nhau!Để giúp mang lại hứng thú và cảm giác thỏa mãn khi quan hệ ... [xem thêm]

10 bí quyết giúp gia đình bạn sử dụng mạng an toàn

(72)
Biết cách sử dụng mạng an toàn sẽ giúp bạn và các thành viên trong gia đình tránh gặp phải những rủi ro lừa đảo hay thậm chí là nguy hiểm đến tính ... [xem thêm]

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

(18)
Tìm hiểu chungBệnh tim bẩm sinh là bệnh gì?Dị tật tim bẩm sinh là tình trạng cấu trúc tim có vấn đề. Bệnh xảy ra lúc trẻ mới sinh. Bệnh tim bẩm sinh có ... [xem thêm]

Xóa tan nỗi sợ kim tiêm của trẻ khi đi tiêm phòng

(100)
Tiêm ngừa vắc xin cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bé bị đau sau tiêm, bạn hãy áp dụng 6 cách giảm đau sau khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN