Đau bụng kinh niên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(3.58) - 34 đánh giá

Đau bụng kinh niên (hay còn gọi đau bụng mạn tính) là tình trạng cơn đau kéo dài hơn 3 tháng. Cơn đau thường xuất hiện và biến mất nhiều lần trong ngày.

Đau bụng kinh niên thường xảy ra ở trẻ em trên 5 tuổi. Khoảng 10-15% trẻ em trong độ tuổi từ 5-16, đặc biệt là trẻ em từ 8-12 tuổi, dễ mắc phải tình trạng đau bụng kinh niên.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh niên

Khoảng 2% người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ, bị đau bụng kinh niên.

Ở trẻ em, những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng bao gồm:

  • Hội chứng không dung nạp lactose
  • Táo bón
  • Trào ngược dạ dày thực quản.

Ở người trưởng thành, nguyên nhân phổ biến có thể kể đến:

  • Chứng khó tiêu do loét dạ dày (tác dụng ngoại ý từ việc sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs)
  • Đau dạ dày (do thói quen dùng thực phẩm chua cay, hay đồ uống có ga)
  • Rối loạn chức năng gan (chẳng hạn bệnh viêm gan)
  • Viêm túi mật
  • Viêm đường ruột (chẳng hạn hội chứng Crohn)

Ở người trưởng thành, ung thư (như ung thư dạ dày, ung thư trực tràng hay ung thư cổ tử cung) ngày càng trở nên phổ biến. Chúng cũng được xem là nguyên nhân gây ra những cơn đau bụng dưới ở nhiều người.

Dấu hiệu cảnh báo

Những triệu chứng kết hợp với đau bụng kinh niên được coi là nguy hiểm có thể kể đến:

  • Sốt
  • Ăn không ngon và sụt cân
  • Cơn đau suốt đêm
  • Nôn, đi cầu hoặc tiểu ra máu
  • Thường xuyên nôn, ói và tiêu chảy
  • Vàng da

Điều trị đau bụng kinh niên

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau ở người bệnh. Chẳng hạn, với những người mắc hội chứng không dung nạp lactose, một chế độ dinh dưỡng không chứa đường lactose, nghĩa là không có sữa hay các sản phẩm bơ sữa khác, sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Nếu bạn bị táo bón, việc bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn hay dùng thuốc nhuận tràng sẽ giúp bạn giảm thiểu cơn đau bụng gây ra.

Tuy nhiên, nếu chưa biết chính xác nguyên nhân gây đau bụng, bạn cần thăm khám bác sĩ kịp thời để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị thích hợp.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giảm đau để giúp điều trị triệu chứng bệnh.

Đôi khi, tình trạng căng thẳng, lo lắng cũng có khả năng dẫn đến các cơn đau bụng. Do đó, các liệu pháp thư giãn sẽ giúp ích cho bạn trong trường hợp này.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng đau bụng kinh niên. Bạn cần quan sát những biểu hiện lạ trong cơ thể, đồng thời thăm khám bác sĩ kịp thời để đề phòng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trị rụng tóc tận gốc bằng 6 giải pháp này

(21)
Mỗi ngày, một người rụng mất khoảng 50-100 sợi tóc là chuyện bình thường. Nhưng khi bạn bắt đầu cảm thấy mái tóc dày mượt trước kia nay trở nên mỏng, ... [xem thêm]

Tác dụng của dầu thầu dầu đối với sức khỏe và sắc đẹp

(13)
Dầu thầu dầu là một loại dầu thực vật được sử dụng cho nhiều mục đích, từ làm đẹp da và tóc cho đến hỗ trợ sức khỏe chẳng hạn như trị táo ... [xem thêm]

Những loại thuốc thường dùng khi bị sốt siêu vi

(86)
“Sốt siêu vi uống thuốc gì?” là câu hỏi nhiều người quan tâm với mong muốn giảm bớt các triệu chứng gây mệt mỏi, khó chịu khi cơ thể bị virus tấn ... [xem thêm]

Ngủ bao nhiêu là đủ giấc?

(30)
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ ngủ đủ giấc giúp tăng chiều cao, ngược lại trẻ thiếu ngủ sẽ chậm lớn ... [xem thêm]

3 cách tuyệt vời để thêm chất sắt vào bữa ăn của bé

(37)
Trẻ nhỏ cần chất sắt để phát triển não bộ một cách khỏe mạnh. Sắt giúp cơ thể của bé sản sinh huyết sắc tố hemoglobin – có vai trò rất quan trọng ... [xem thêm]

10 tác dụng của rau cần tây sau khi nghe bạn sẽ muốn ăn ngay

(90)
Rau cần tây từ lâu đã là một loại rau quen thuộc với bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Vì sao rau cần tây lại được nhiều người lựa chọn? Tác dụng ... [xem thêm]

Làm sáng tỏ sự thật về lợi ích của glucosamine

(45)
Glucosamine là một chất tự nhiên được tìm thấy ở lớp dịch bao quanh các khớp trong cơ thể. Glucosamine có thể giúp bạn làm giảm những cơn đau do viêm khớp, ... [xem thêm]

Xây dựng lòng tin ở trẻ qua 9 hoạt động vui nhộn

(56)
Khi nhìn nhận một vấn đề, suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến trẻ không có niềm tin để kết giao bạn bè. Muốn xây dựng lòng tin ở trẻ, bạn hãy tham khảo bài ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN