Làm sáng tỏ sự thật về lợi ích của glucosamine

(4.48) - 45 đánh giá

Glucosamine là một chất tự nhiên được tìm thấy ở lớp dịch bao quanh các khớp trong cơ thể. Glucosamine có thể giúp bạn làm giảm những cơn đau do viêm khớp, do đó đây là lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân mắc các bệnh về khớp. Lợi ích của glucosamine không chỉ giới hạn trong việc giảm thiểu những cơn đau khớp mà còn mở rộng ra trong việc phòng ngừa và chữa trị nhiều căn bệnh phổ biến khác.

Glucosamine hoạt động như thế nào?

Có hai loại glucosamine chính: glucosamine sulfate và glucosamine hydrochloride. Chức năng của chúng là sản xuất glycosaminoglycan và glycoprotein, đây là hai hợp chất quan trọng giúp cấu thành nên các khớp của bạn, bao gồm cả dây chằng, gân, sụn và chất hoạt dịch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng glucosamine không chỉ làm chậm quá trình thoái hóa sụn khớp mà còn giúp tái tạo sụn. Chính vì vậy, glucosamine có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Hầu hết các thực phẩm chức năng bổ sung glucosamine đều được chiết xuất từ vỏ sò. Dù có vài tác dụng phụ, nhưng hầu hết đều rất nhẹ nên glucosamine được coi là an toàn. Tuy nhiên, cũng như các loại thực phẩm chức năng khác, bạn sẽ gây nguy hại cho sức khỏe nếu lạm dụng glucosamine.

Glucosamine chữa được những bệnh gì?

Chữa thoái hóa khớp

Glucosamine có thể giúp giảm đau cho một số bệnh nhân bị thoái hoá khớp gối, hông và cột sống. Những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối được đặc biệt khuyên dùng glucosamine để chữa bệnh. Vì glucosamine rất an toàn nên có thể dùng điều trị lâu dài thay cho các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs).

Các nghiên cứu chỉ ra rằng thoái hóa khớp gối có thể được điều trị nhờ glucosamine. Các nghiên cứu này đã thử nghiệm loại thực phẩm chức năng bổ sung glucosamine sulfate của viện thí nghiệm và nghiên cứu Rotta, một nhà sản xuất ở châu Âu và rút ra kết luận rằng chỉ khi bệnh nhân sử dụng đúng glucosamine sulfate có thành phần công thức chính xác, việc điều trị mới có thể có hiệu quả.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu kết luận rằng glucosamine có thể có tác dụng như giả dược (viên thuốc không chứa bất kỳ loại tá dược nào, không có tác dụng chữa bệnh, hoàn toàn vô hại) có thể tác dộng vào tâm lý khiến người dùng cảm thấy tốt hơn. Một nghiên cứu cho thấy glucosamine mang lại tác dụng tương tự như giả dược dùng cho những người bị đau lưng mãn tính do thoái hóa khớp ở những đốt sống thấp. Trong nhiên cứu đó 50% số người tham gia dùng glucosamine và một nửa còn lại dùng giả dược. Cả hai nhóm đều nhận thấy chứng đau lưng của họ giảm bớt một nửa sau một năm.

Giảm cholesterol

Nhiều nhà nghiên cứu đã thử nghiệm khả năng glucosamine làm giảm cholesterol xấu (LDL – cholesterol có lipoprotein tỷ trọng thấp). Nó cũng có hiệu quả trong việc tăng “cholesterol tốt” (HDL – cholesterol có lipoprotein tỷ trọng cao).

Điều trị đau lưng

Có rất nhiều tranh cãi về hiệu quả của glucosamine sulfate trong điều trị đau thắt lưng (đau ở các đốt sống thấp ). Một số nhà nghiên cứu tin rằng chỉ cần điều trị bằng glucosamine sulfate hoặc kết hợp với kali cũng có thể giúp giảm đau.

Giảm các bệnh về xương

Có nhiều bằng chứng chứng minh rằng chỉ cần dùng glucosamine hoặc kết hợp với chondroitin sulfate cũng có thể bảo toàn sụn khớp, giảm đau, tăng cường thể lực, và cải thiện khả năng chăm sóc cá nhân ở những người bị bệnh Kashin-Beck (KBD – bệnh rối loạn về xương khiến các khớp xương phình to dị dạng)

Lưu ý

Việc điều trị kết hợp dùng glucosamine cùng các thiết bị và sản phẩm sinh học khác đã được xác minh làm tăng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới.

Glucosamine có thể mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, không nên dùng glucosamine nếu bạn dị ứng với các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, v.v.. hoặc bị tiểu đường. Bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng các loại thực phẩm bổ sung glucosamine để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn nhé.

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • Giữ xương chắc khỏe đúng cách nhờ thực phẩm chức năng
  • 3 bước đơn giản để có khung xương chắc khỏe

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quy trình chẩn đoán bệnh vẩy nến

(11)
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh vẩy nến, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán xác định. Bệnh vẩy nến là một rối loạn da mãn tính thường gây ra ... [xem thêm]

Tác dụng của estrogen đối với sức khỏe tổng thể

(56)
Ngày nay, mọi người có thể nghe nhiều về các loại nội tiết tố nữ như progesterone hay estrogen. Tuy nhiên, ít ai hiểu rõ tác dụng của estrogen ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

Lấy lại tự tin cho mẹ sau sinh dễ hay khó?

(20)
Một số bà mẹ cảm thấy việc lấy lại sự tự tin và vóc dáng nhanh chóng sau sinh là một vấn đề nan giải. Bạn đừng lo! Bài viết sau sẽ mách bạn cách lấy ... [xem thêm]

Đặt túi ngực

(22)
Tìm hiểu về phẫu thuật đặt túi ngựcPhẫu thuật đặt túi ngực là gì?Phụ nữ có thể đặt túi ngực để làm ngực lớn hơn và đầy đặn hơn. Phẫu thuật ... [xem thêm]

Gội đầu như thế nào để có mái tóc óng mượt? (Phần 2)

(100)
Bạn lo lắng vì mái tóc hư tổn, xơ cứng và thiếu đi độ bóng mượt do những lần uốn nhuộm làm đẹp cho tóc? Mái tóc óng mượt sẽ xuất hiện trở lại ... [xem thêm]

Dùng kháng sinh điều trị cảm cúm – Nên hay không? (Phần 1)

(100)
Bạn bị cảm cúm và đang tìm cách “đánh bay” những triệu chứng khó chịu của cảm cúm? Có bao giờ bạn tự hỏi rằng liệu việc dùng thuốc kháng sinh để ... [xem thêm]

Thông tin hữu ích về các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ

(62)
Ngày nay, các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ đã không còn xa lạ với nhiều người. Đây là giải pháp giúp nhiều người cải thiện nhan sắc, lấy lại sự ... [xem thêm]

Thấu hiểu sức khoẻ cảm xúc ở thanh thiếu niên

(89)
Tôi cần biết gì về sức khỏe cảm xúc ở tuổi thanh thiếu niên? Những năm thiếu niên là khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời thơ ấu vào tuổi trưởng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN