Bài 24 – Tia X, thai nhi và bạn

(3.53) - 52 đánh giá

Trong vòng một ngày lại nhận đến 3 câu hỏi cùng một nội dung “đang vô cùng hoang mang và lo lắng” vì lỡ chụp X quang và sau đó phát hiện có thai.

Đầu tiên, mình xin trả lời để bạn an lòng mà đọc tiếp “nguy cơ em bé bạn bị ảnh hưởng bởi lần chụp X quang vừa rồi là rất thấp” (một trường hợp chụp chân, một chụp phổi và một chị đứng giữ con chụp X quang).

Có phải bạn lo lắng những điều này khi chụp X quang?

Sẩy thai: tia X không làm tăng nguy cơ sẩy thai với liều tia xạ 5 rad thì nguy cơ này tăng 0,3 – 1 % (nhắc lại là nguy cơ này cũng tồn tại sẵn 0,3% – số liệu của CDC – dù mẹ có tiếp xúc tia xạ trong khi mang thai hay không).

Xem thêm bài: "Chụp X quang có an toàn trong lúc mang thai?" của Bác sĩ Trần Mạnh Linh và Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh

Một số loại X quang thông thường

Ước đoán thai nhi hấp thụ (đơn vị rad) trên mỗi lần chụp và số lần chụp có thể gây ảnh hưởng (liều 5 rad)

  • Đầu: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,004/ 1 lần chụp => để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 1250 lần chụp
  • Răng (nha khoa): ước đoán thai nhi hấp thụ 0,0001/ 1 lần chụp => để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 50000 lần chụp
  • Cột sống cổ: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,002/ 1 lần chụp => để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 2500 lần chụp
  • Tay – chân: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,001/ 1 lần chụp => để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 5000 lần chụp
  • Ngực: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,00007/ 1 lần chụp => để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 71429 lần chụp
  • Vú: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,02/ 1 lần chụp => để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 250 lần chụp
  • Bụng: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,245/ 1 lần chụp => để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 20 lần chụp
  • Cột sống thắt lưng: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,359/ 1 lần chụp => để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 13 lần chụp
  • Khung chậu: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,04/ 1 lần chụp => để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 125 lần chụp

Giai đoạn thai kỳ và tia X

  • Hai tuần đầu thai kỳ: nguy cơ sẩy thai khi liều tia xạ > 5 rad
  • Tuần thứ 3 đến tuần thứ 8: nguy cơ ảnh hưởng thai khi liều tia xạ > 20 – 30 rad
  • Sau tuần thứ 20: thai nhi phát triển khá hoàn chỉnh và nguy cơ sẩy thai không tăng khi chụp X quang. Việc này ít xảy ra vì cũng không nhiều người mang thai đến 20 tuần mà chưa biết mình có thai. Việc chụp X quang giai đoạn này nhằm chẩn đoán và thường bác sĩ chỉ định đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ

Cần nhớ là khi sử dụng tia xạ, ngoài việc góp phần tìm kiếm xem bạn bị bệnh gì (gọi là chẩn đoán) thì bác sĩ còn sử dụng tia xạ để trị bệnh (gọi là điều trị). Rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng, nguy cơ…bác sĩ mới xác định được liều cần thiết. Vì vậy, những thông tin này là điều quan trọng đây:

  • Không có kỹ thuật chụp X quang nào gây hại cho thai với một lần chụp
  • Liều dưới 5 rad không làm tăng nguy cơ gì cho thai, liều có thể gây dị tật cho thai có thể >15 rad
  • Khi có thai và cần Phải chụp X quang thì hãy trấn an mình rằng với một lần chụp nguy hại cho thai rất thấp, kể cả nguy cơ sẩy thai

Nam giới chụp X quang có ảnh hưởng tinh trùng không?

Hoàn toàn không nếu không “đụng” đến tinh hoàn như chụp X quang đầu, tay – chân… Nếu nam giới chụp X quang bụng, chậu – hông hay bàng quang…thì nguy cơ gây ảnh hưởng đến tinh trùng cũng thấp. Có những nghiên cứu rất lớn, lâu dài (ví dụ bệnh nhân nhiễm tia xạ ở Hiroshima và Nagasaki) cho thấy không tăng tỷ lệ bệnh di truyền. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với liều tia xạ lớn, hay thậm chí “lo xa” thì bạn có thể trì hoãn việc có con khoảng 4 tháng (tính bằng thời gian của việc sản xuất 2 chu kỳ sản sinh tinh trùng) cho an toàn.

Làm gì để giảm thiểu nguy cơ nhiễm tia X?

Dù phần trên toàn thông tin tốt đẹp, nhưng không có nghĩa là cứ vô tư bởi vì làm sao đảm bảo trong suốt thai kỳ bạn không vô tình nhiễm tia. Cứ luôn nhắc mình “cẩn tắc vô ưu”

  • Nói cho bác sĩ của bạn rằng bạn đang có thai, hay thậm chí “có thể bạn có thai” khi được chỉ định chụp X quang. Chụp X quang còn liên quan đến việc sử dụng thuốc cản quang nữa (nghĩa là có sử dụng thuốc khi chụp), do vậy, mọi sự cẩn thận luôn là điều quan trọng.
  • Để ý xem những dấu hiệu có thể bạn đang mang thai khi chuẩn bị đi khám sức khỏe, ví dụ như nôn, buồn nôn, mệt mỏi, căng ngực. Có thể đó là triệu chứng của bệnh nào đó, nhưng hãy nói với bác sĩ để bác sĩ có cách xác định.
  • Nếu đang có thai và được đề nghị giữ/ôm bé khi bé cần chụp X quang, bạn nên chủ động đề nghị người thay thế khi có thể. Nếu bé chỉ muốn mẹ bên cạnh, hãy mạnh dạn xin áo chì che chắn vùng bụng cẩn thận để không bị nhiễm tia.

Trong lúc tìm thông tin bài này, vô tình đọc được một nghiên cứu lớn trên nhân viên y tế về nguy cơ trong thai kỳ khi tiếp xúc hóa chất và tia X do công việc, hầu hết đều có nguy cơ sẩy thai tăng 2-6 lần. Không muốn bình luận gì, chỉ ráng viết cho xong bài này, để bệnh nhân đừng hoang mang, lo lắng, để mình thì phập phồng lo sợ cho những đồng nghiệp của mình!

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1124556627640920

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Tiểu My
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phương pháp ngừa thai khẩn cấp

(31)
Ngừa thai khẩn cấp là gì? Ngừa thai khẩn cấp (hay còn gọi là ngừa thai sau giao hợp) là việc sử dụng một số phương pháp để ngăn ngừa mang thai ngoài ý ... [xem thêm]

Bài 17 – Giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi

(62)
Tôi dành những bài này tặng cho những ai đang chuẩn bị cưu mang hình hài nhỏ bé và hạnh phúc lớn lao… Tôi mượn lời của Jean-Louis Fournier trong tác phẩm nổi ... [xem thêm]

Những điều cần biết về dụng cụ đặt tử cung

(14)
Dụng cụ đặt tử cung là gì? Dụng cụ đặt tử cung (Intrauterine device: IUD) là một trong số các biện pháp tránh thai. Dụng cụ tử cung (DCTC) là một dụng cụ ... [xem thêm]

Đừng chườm nóng vùng bụng sau sinh

(30)
Hôm qua, đang trực thì được báo có 1 ca chảy máu nhiều sau sinh. Bệnh nhân, sau sinh mổ 3 tuần, vào viện với máu chảy ướt đẫm miếng tã lớn. Khám thấy tử ... [xem thêm]

U xơ tử cung (Nhân xơ tử cung)

(36)
U xơ tử cung là gì? U xơ tử cung là một khối tăng trưởng lành tính (không phải ung thư) phát triển từ mô cơ của tử cung, còn được gọi là u mềm cơ trơn ... [xem thêm]

Bài 37 – Nhân xơ tử cung ảnh hưởng gì đến hiếm muộn

(38)
Nhân xơ tử cung là gì? Nếu bạn có nhân xơ tử cung nhưng đã đủ con, kinh nguyệt bình thường, không đau đớn hay khó chịu gì, thì chỉ theo dõi bằng cách ... [xem thêm]

Chảy máu tử cung bất thường

(60)
Những điểm cơ bản trên lâm sàng Chảy máu tử cung bất thường (trước đây gọi là chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng [AUB]) là chảy máu xảy ra khi không ... [xem thêm]

Tầm soát ung thư cổ tử cung

(41)
Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng để phát hiện những thay đổi của tế bào cổ tử cung có thể dẫn tới ung ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN