Củ nghệ và những lợi ích thần kỳ

(3.97) - 10 đánh giá

Củ nghệ là một loại gia vị có màu vàng được dùng nhiều trong các món ăn Ấn Độ và có nguồn gốc từ phía nam châu Á. Tuy nhiên, việc hấp thụ curcumin hay dùng nghệ ở mức độ cao có thể gây tác hại cho sức khỏe hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân tích rõ những vấn đề này.

Củ nghệ là một loại gia vị có tính phổ biến và có màu vàng cam. Nó cũng được sử dụng để làm thuốc nhuộm thực phẩm và thuốc bổ sung vào chế độ ăn uống. Hợp chất curcumin được cho là nguồn dưỡng chất chủ yếu chứa trong nghệ. Người ta thường ăn củ nghệ vì những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Câu hỏi đặt ra là nếu dùng quá nhiều nghệ có gây nên những tác động xấu nào không?

Nghệ tác động như thế nào?

Củ nghệ có chứa chất curcumin hóa học. Curcumin và các hóa chất khác trong nghệ có thể làm giảm chứng sưng (viêm). Do đó, nghệ có thể có hiệu quả trong việc điều trị các tình trạng liên quan đến viêm.

Tại sao nghệ lại phổ biến như vậy?

Củ nghệ được sử dụng làm gia vị và thuốc nhuộm thực phẩm hoặc có tác dụng tạo thêm hương vị và màu sắc cho các món ăn. Nhưng không chỉ như thế, người ta chuộng ăn nghệ chính vì lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.

Hấp thụ chất curcumin có chứa trong nghệ, hay từ các nguồn bổ sung khác giúp:

  • Giảm tình trạng viêm: Các nghiên cứu cho thấy các loại thuốc bổ sung curcumin có thể giúp làm giảm viêm;
  • Cải thiện tình trạng chống oxy hóa: Curcumin và các chất curcuminoid khác là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp hỗ trợ tình trạng chống oxy hóa của bạn;
  • Cải thiện chức năng của mạch máu: Các nghiên cứu cho thấy chất bổ sung curcumin có thể thúc đẩy sự giãn nở các mạch máu nhằm mục đích tăng cường lưu thông máu và giảm huyết áp;
  • Giảm nguy cơ bị đau tim: Nghệ cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch như cơn đau tim thông qua các hiệu quả chống viêm của nó.

Tác dụng ngoài ý muốn khi dùng quá nhiều nghệ

Củ nghệ thường không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng khi ăn, bôi lên da, dùng như thuốc xổ hay nước súc miệng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp có các triệu chứng như cơn khó chịu dạ dày, buồn nôn, chóng mặt hoặc tiêu chảy khi dùng với liều lượng cao.

Bổ sung curcumin từ nghệ tự nhiên

Củ nghệ chứa khoảng 2% oxalat. Ở liều lượng cao, oxalat có thể tăng nguy cơ bị sỏi thận ở những người có hệ đề kháng yếu.

Ngoài ra, không phải tất cả các loại bột nghệ được bán sẵn ở các cửa hàng đều tinh khiết. Một số loại được pha thêm các thành phần rẻ tiền và chứa độc tính mà không hề được liệt kê trên nhãn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại bột nghệ bán sẵn có thể chứa các chất độn thêm vào như lúa mạch, lúa mì hoặc bột lúa mạch đen. Nếu ăn phải loại nghệ có chứa lúa mì, lúa mạch hoặc lúa mạch đen sẽ gây ra các triệu chứng có hại ở những người không có khả năng dung nạp gluten hoặc người mắc bệnh liên quan đến khoang bụng.

Một số loại bột nghệ có thể chứa các loại chất phẩm màu không rõ ràng để cải thiện màu sắc của bột. Một loại phẩm màu thường được sử dụng ở Ấn Độ là vàng metanil, còn được gọi là axit vàng 36. Các nghiên cứu cho thấy vàng metanil có thể gây ra bệnh ung thư đồng thời gây tổn thương thần kinh nếu hấp thu với liều lượng lớn.

Một số loại bột nghệ còn có thể chứa hàm lượng chì cao – một loại kim loại nặng đặc biệt độc hại đối với hệ thần kinh.

Các nguồn curcumin bổ sung khác

Các loại thuốc bổ sung curcumin được cho là an toàn và không gây ra các tác dụng phụ có hại nếu dùng với liều lượng thấp.

Tuy nhiên, nếu sử dụng ở liều cao có thể gây ra một số tác hại như:

  • Các vấn đề về hệ tiêu hóa: Phình bụng, axit trào ngược, đầy hơi và tiêu chảy với liều dùng hàng ngày trên 1.000 mg;
  • Nhức đầu và buồn nôn: Liều dùng với lượng từ 450 mg trở lên có thể gây đau đầu và buồn nôn ở một số ít người tiêu dùng;
  • Phát ban: Đã có trường hợp báo cáo rằng bị phát ban sau khi dùng liều 8.000 mg curcumin trở lên. Nhưng các trường hợp này dường như rất hiếm.

Tóm lại, liều lượng chính là nhân tố quyết định nghệ có phải là chất độc hay không.

Liều lượng bao nhiêu là quá nhiều khi dùng nghệ?

Theo nguyên tắc chung, bạn không nên dùng vượt quá các khuyến nghị về liều lượng in sẵn trên nhãn bao bì.

Các chuyên gia của hiệp hội FAO/WHO chuyên ngành Chất phụ gia Thực phẩm (JECFA) đã đưa ra chế độ ăn kiến nghị là khoảng 3 mg/kg nghệ mỗi ngày.

Bạn hãy nhớ rằng nghệ không đơn thuần là một loại thảo dược giàu chất dinh dưỡng mà nó còn có thể là “kẻ gây hại” nếu bạn hấp thu nó quá nhiều hoặc uống các loại thuốc bổ sung ở liều cao. Hãy ăn uống nghệ ở mức điều độ để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Một số bài tập thở cho người bệnh COPD bạn nên biết

(31)
Bệnh COPD hay còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra các tình trạng khó khăn khi thở và có thể xấu dần đi theo thời gian. Tuy nhiên, bạn có thể ... [xem thêm]

14 Bài Tập Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Dễ Sinh

(99)
Yoga cho bà bầu là các bài tập được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai không những giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, mà còn mang lại rất nhiều lợi ... [xem thêm]

Cách thức điều trị núm vú bị thụt hiệu quả và an toàn

(16)
Núm vú bị thụt vào bên trong có thể khiến bạn thiếu tự tin khi làm chuyện ấy và làm mất đi một trong những cảm xúc nóng bỏng của màn dạo đầu. Bệnh có ... [xem thêm]

Mang bầu có nên tiêm vắc xin ngừa cúm?

(10)
Theo một số nghiên cứu, tiêm vắc xin ngừa cúm không chỉ cần thiết cho mẹ bầu trong thai kỳ mà còn hỗ trợ tăng miễn dịch bệnh cúm cho thai nhi.Thời tiết ... [xem thêm]

Nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt và cách ngăn ngừa

(90)
Có rất nhiều nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt mà bố mẹ nên tìm hiểu và ngăn cản kịp thời vì thói quen này không hề tốt cho mắt bé.Dụi mắt là một trong ... [xem thêm]

Bệnh tuyến giáp

(55)
Tuyến giáp có rất nhiều vấn đề khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Để phát hiện và điều trị bệnh tuyến giáp kịp thời, bạn sẽ cần ... [xem thêm]

Thay đổi chế độ ăn uống của bạn: Hãy chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng

(28)
Thực phẩm “giàu dinh dưỡng” là gì? Thực phẩm giàu dinh dưỡng là loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất (còn gọi là vi chất dinh dưỡng) ... [xem thêm]

Mách bạn 10 cách trị đau đầu khi hành kinh

(30)
Những cơn đau đầu khi hành kinh có thể khiến ngày đèn đỏ của bạn thêm mệt mỏi và các sinh hoạt hằng ngày dễ bị xáo trộn. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN