Công thức lấy lại vóc dáng sau sinh cực kỳ đơn giản

(4.16) - 19 đánh giá

Khi con chào đời, ngoài niềm hạnh phúc với thiên chức làm mẹ thì chị em phụ nữ chúng ta cũng không khỏi băn khoăn: Làm sao có thể lấy lại vóc dáng sau sinh?

Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi và điều bạn dễ dàng nhận thấy là hầu như ai cũng bị rạn da. Phụ nữ sau sinh thường có các đường màu đen ở phần bụng, hay còn được gọi là đường sọc nâu. Các đường này có thể làm thành các sẹo nhỏ trên bụng mẹ bởi sự căng của da.

Ngoài ra, bụng của bạn tròn trĩnh như quả bóng và to lên khi thai nhi đang lớn dần, phải mất thời gian dài sau khi sinh bụng mới trở về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng quá nhiều. Hãy cứ cố gắng tập luyện chăm chỉ và đều đặn thì sẽ có vóc dáng như trước.

Các vết rạn da khi mang thai

Ngay từ lúc bé vừa được sinh ra, nội tiết tố trong cơ thể mẹ cũng bắt đầu thay đổi, làm cho tử cung co lại và trở về trạng thái như khi mẹ chưa mang thai. Quá trình này thường mất khoảng 6–8 tuần để tử cung trở lại kích thước ban đầu.

Tuy nhiên, các vết rạn da và các đường sọc nâu có thể kéo dài lâu hơn. Một tin đáng mừng là các vết rạn da thường mờ đi hoặc không còn hiện rõ sau khi bạn sinh con được 6–12 tháng. Các sắc tố da sẽ dần biến mất và trở nên nhạt màu hơn những vùng xung quanh (điều này còn phụ thuộc vào màu da của từng người). Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản sẽ duy trì giống nhau. Các màu tối của các đường sọc nâu sẽ dần biến mất sau khoảng hơn một năm, nhưng chúng không thể biến mất hoàn toàn.

Lấy lại vóc dáng sau sinh

Bạn cảm thấy không tự tin về cơ thể của mình sau sinh? Bạn không hề cô đơn đâu vì mẹ bầu nào cũng giống bạn cả. Vậy lúc này, các mẹ cần làm gì để mẹ lấy lại vóc dáng ban đầu?

Có thể nói rằng, tốc độ và mức độ giảm cân phụ thuộc nhiều vào kích thước trung bình của cơ thể, cân nặng trong suốt quá trình mang thai, hoạt động thường ngày và gen. Những mẹ thường tăng ít hơn 15 kg và luyện tập thể dục đều đặn trong suốt thai kỳ hoặc cho con bú hoặc đã từng có một con thì thường ốm lại nhanh chóng.

Nếu bạn không cho con bú sữa mẹ, bạn cần xem xét lại khẩu phần ăn mỗi ngày để giảm cân. Bạn nên tập ăn ít calo ngay từ lúc bạn chưa mang thai.

Việc cho con bú cũng là một trong các phương pháp giúp bụng mẹ trở nên thon gọn hơn, đặc biệt là trong các tháng đầu tiên sau khi sinh. Các mẹ cho con bú thường đốt năng lượng thừa nhanh hơn trong quá trình sản xuất sữa, vì vậy sẽ giảm cân nhanh hơn các mẹ bầu khác.

Ở những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, các cơn co thắt thường xuất hiện giúp tử cung co lại và làm cơ thể gọn hơn, thậm chí có thể giảm được từ 3 kg/tháng. Một vài chuyện gia cho rằng, cơ thể mẹ cần duy trì một lượng chất béo để tham gia vào quá trình sản xuất sữa mẹ. Các cuộc khảo sát cho thấy, việc cho con bú chính là cách giúp giảm cân tốt nhất.

Ngoài ra, các bài luyện tập thể dục cũng là cách hiệu quả cho các mẹ đang muốn lấy lại vóc dáng cơ thể. Bạn chỉ cần vận động nhẹ nhàng như đi bộ hay tham gia các lớp học yoga sau khi sinh cũng giúp săn chắc cơ bụng và đốt cháy lượng calo thừa trong cơ thể. Nếu bạn tuân thủ theo một chế độ thể dục nghiêm ngặt và đều đặn với các bài thể dục vùng bụng hay aerobic thì hiệu quả sẽ rõ ràng hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện các bài thể dục khi cơ thể đã hồi phục.

Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào?

Việc giảm vài cân có thể giúp bạn giảm được số đo vòng 2. Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống ít calo và bổ sung nhiều thực phẩm tự nhiên cũng như luyện tập thể dục. Tuy nhiên, những mẹ đang cho con bú phải đợi ít nhất 6 tuần hoặc tốt nhất là vài tháng sau khi sinh rồi mới cắt giảm lượng calo trong bữa ăn nhé.

Mỗi phụ nữ cần khoảng 1.600–2.400 calo mỗi ngày để duy trì các hoạt động bình thường. Nếu bạn muốn giảm 0,5 kg mỗi tuần thì cần cắt giảm khoảng 500 calo mỗi ngày bằng cách giảm các loại thực phẩm hoặc tăng cường độ luyện tập của bạn. Việc giảm hơn 0,5 kg mỗi tuần có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của bạn.

Bạn không nên ép buộc bản thân vào bất kỳ chế độ ăn uống hà khắc nào, việc này có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa cho con bú. Một chế độ ăn uống quá nghiêm ngặt có thể gây ra stress. Ngoài ra, bạn cũng chú ý đừng nên ăn kiêng quá nhiều, tránh tình trạng cơ thể sẽ bị thiếu dưỡng chất khiến trẻ không hấp thụ đủ lượng chất béo và vitamin cần thiết từ sữa mẹ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 lý do tại sao đàn ông nên chăm sóc da mặt

(79)
Bên cạnh thói quen tập luyện để có cơ bắp săn chắc, chăm sóc da mặt cho nam giới cũng là một cách giúp đấng mày râu ngăn ngừa các căn bệnh da liễu, góp ... [xem thêm]

Cách lấy dằm ra khỏi chân trẻ nhỏ mà mẹ nên biết

(31)
Nếu đang trong độ tuổi tập đi thì việc bé thích đi chân trần để rồi bị thương là khá cao, bạn nên biết cách lấy dằm ra khỏi chân trẻ an toàn nhé.Nhìn ... [xem thêm]

Bảo vệ người bạn đời tránh khỏi viêm gan B như thế nào?

(40)
Nếu bạn mắc phải viêm gan siêu vi B, bạn đời của bạn sẽ trở thành người chăm sóc, hỗ trợ và là chỗ dựa vững chắc của bạn. Tuy nhiên, việc luôn bên ... [xem thêm]

Tại sao bạn hay bị giật mình khi ngủ?

(90)
Những cơn giật mình khi ngủ thường đi kèm cảm giác hụt hẫng hoặc lo sợ trong giấc ngủ. Tình trạng này có thể khiến chất lượng ngủ của bạn bị giảm ... [xem thêm]

7 lý do bạn nên lựa chọn dụng cụ nấu ăn bằng gỗ

(86)
Bạn cảm thấy ngại khi sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ vì giá thành khá cao nhưng lại khó làm sạch và bảo quản? Thật ra, dụng cụ này không chỉ an toàn ... [xem thêm]

Viêm amidan có lây không?

(73)
Viêm amidan là một bệnh lý thuộc về hệ hô hấp khá phổ biến. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng viêm amidan sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp nếu không ... [xem thêm]

Vitamin C ngăn ngừa có thai: Có thể bạn chưa biết

(100)
Bạn đang mong con? Vậy đừng uống vitamin C quá nhiều vì vitamin C ngăn ngừa có thai. Hãy đọc bài viết của Chúng tôi để hiểu rõ hơn về điều này. Vitamin C ... [xem thêm]

Làm quen với thay đổi cơ thể sau phẫu thuật ung thư vú

(85)
Tìm hiểu chungTái tạo vú là gì?Tái tạo vú là phẫu thuật để tái tạo hình dạng vú sau khi bạn đã cắt bỏ toàn bộ tuyến vú của bạn. Bác sĩ phẫu thuật ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN