Tại sao bạn hay bị giật mình khi ngủ?

(4.25) - 90 đánh giá

Những cơn giật mình khi ngủ thường đi kèm cảm giác hụt hẫng hoặc lo sợ trong giấc ngủ. Tình trạng này có thể khiến chất lượng ngủ của bạn bị giảm sút và gây mệt mỏi vào sáng hôm sau.

Giật mình khi ngủ không phải là bệnh hoặc một rối loạn ở hệ thần kinh. Đây là sự co giật cơ đột ngột chủ yếu xuất hiện trong vài giờ đầu tiên của giấc ngủ. Điều này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do những thói quen xung quanh cuộc sống của chúng ta. Một số nghiên cứu cho thấy rằng có đến 70% dân số thế giới từng gặp hiện tượng ngủ bị giật mình,

Hiện tượng giật mình khi ngủ

Ngủ hay giật mình thường xuất hiện khi bạn đi vào giấc ngủ quá nhanh. Trong giai đoạn đầu giấc ngủ, nhịp tim và hơi thở của bạn chậm dần. Tuy nhiên, nếu bạn quá mệt mỏi thì não trải qua giai đoạn này nhanh hơn bình thường. Điều này khiến não phản ứng với một cú giật hóa học khiến bạn ngủ bị giật mình.

Hầu hết mọi người đều đã từng trải qua cảm giác khó chịu khi ngủ bị giật mình. Tình trạng giật mình khi ngủ ở mỗi người cũng khác nhau. Có người bị co giật nhẹ đến mức không hề nhận ra.

Đặc điểm chính của hiện tượng giật mình khi ngủ là diễn ra một cách đột ngột và có thể dễ dàng phá vỡ giấc ngủ của bạn, khiến bạn bị tỉnh giấc giữa đêm.

Nguyên nhân chính xác khiến bạn hay bị giật mình khi ngủ vẫn chưa được làm rõ mặc dù đã có nhiều nghiên cứu xoay quanh. Có một vài yếu tố được cho rằng sẽ khiến bạn giật mình khi ngủ mà bạn có thể phòng tránh nhằm giảm thiểu tình trạng trên. Một trong số đó bao gồm tình trạng căng thẳng, uống nhiều cà phê hay tập thể dục ban đêm. Mặc dù những cơn co giật này xảy ra với những người có thói quen ngủ xấu, nhưng chúng cũng có xu hướng diễn ra với những người hoàn toàn bình thường và sống khỏe mạnh.

Nguyên nhân khiến bạn ngủ hay bị giật mình

Ngủ hay bị giật mình thực ra là một hiện tượng sinh lý bình thường. Do đó bạn không cần phải lo lắng. Có một vài nguyên nhân phổ biến khiến bạn ngủ hay bị giật mình nên tìm hiểu để phòng tránh.

1. Nằm ngủ sai tư thế

Một nguyên nhân khác là do tư thế ngủ không được đúng. Với con người, ngủ là đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi, an toàn. Nếu bạn vô tình ngủ sai tư thế, bộ não sẽ nhận thức rằng cơ thể có một mối nguy hiểm cận kề, khiến bạn ngủ không sâu, hay bị giật mình và tỉnh giấc.

Ngủ sai tư thế còn có thể gây đau lưng và cổ, khiến bạn mệt mỏi, khó thở khi ngủ, chuột rút cơ, tuần hoàn không đều, nhức đầu, ợ nóng, khó tiêu, thậm chí làm xuất hiện nếp nhăn sớm.

2. Tại sao ngủ hay giật mình? do tâm lý căng thẳng

Nếu bạn đã phải làm việc quá sức vào ban ngày thì bạn sẽ dễ bị giật mình khi ngủ. Sự lo âu, căng thẳng sẽ gây áp lực đè nặng lên hệ thần kinh phản xạ truyền tới não trong khi ngủ.

Đặc điểm chung đối với những người hay giật mình là thường đối mặt với sự lo lắng, mệt mỏi, stress ở trường học hay nơi làm việc. Thực tế, những người đang bị stress thường hay giật mình thức giấc lúc nửa đêm và vô cùng khó ngủ lại.

3. Uống nhiều cà phê có thể là nguyên nhân khiến bạn ngủ bị giật mình

Nếu bạn sử dụng những loại đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà xanh vào ban đêm thì những loại thức uống này sẽ dễ khiến bạn bị mất ngủ dẫn đến cơ thể trằn trọc, mệt mỏi. Điều này cũng dễ dẫn đến hiện tượng ngủ bị giật mình nhiều lần trong một đêm.

Bạn cũng sẽ dễ bị khó ngủ hoặc ngủ bị giật mình khi dùng nhiều đồ uống chứa cồn, chứa gas và thức ăn chứa nhiều dầu mỡ cùng các loại thức ăn cay nóng.

4. Tình trạng thiếu canxi khiến bạn giật mình khi ngủ

Canxi không chỉ có vai trò quan trọng đối với xương và răng mà còn có vai trò quan trọng trong hệ thần kinh và hoạt động co giãn linh hoạt của tim mạch, cơ bắp. Canxi giúp điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não.

Tình trạng thiếu canxi có thể gây ra hiện tượng co cơ và dây thần kinh khiến bạn thường xuyên giật mình khi ngủ. Nếu bạn thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định khác như magiê, vitamin B12 cũng có thể dẫn tới giật mình khi ngủ.

Cách ngăn ngừa hiện tượng ngủ hay bị giật mình

1. Ngủ đúng tư thế

Hai tư thế ngủ được đa số các bác sĩ y khoa khuyến cáo là bạn ngủ nằm nghiêng người sang một bên và nằm ngửa, thẳng lưng. Đặc biệt, việc lựa chọn một chiếc nệm êm ái, vững chắc cũng sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn và tránh hiện tượng ngủ hay bị giật mình. Ngoài ra, bạn cần ngủ sớm và ngủ đủ giấc để đảm bảo được chất lượng giấc ngủ.

2. Ngăn ngừa giật mình khi ngủ bằng cách tránh căng thẳng

Có nhiều cách giúp bạn hạn chế được tình trạng căng thẳng như đi dạo ngoài trời để hít thở không khí trong lành và cảm thấy bình yên hơn. Ngoài ra, bạn có thể ngồi thiền tại nhà với những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương. Bạn cần hạn chế làm việc quá sức và nên xen kẽ trong thời gian làm việc là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Hãy tránh những suy nghĩ hoặc hoạt động gây căng thẳng vào buổi chiều cũng như buổi tối trước khi lên giường nhé.

3. Ăn uống lành mạnh để có giấc ngủ ngon

Bạn cần đảm bảo bổ sung đủ magiê, canxi trong chế độ ăn để phòng ngừa co cơ và dây thần kinh. Hãy cố gắng thực hiện chế độ ăn lành mạnh và cân bằng như ăn ít thực phẩm nhiều đường, muối và nhiều trái cây giàu chất xơ và vitamin. Bạn có thể uống nước lọc hoặc các loại nước ép tốt cho giấc ngủ như nước ép anh đào, chuối, dưa hấu…

Tình trạng giật mình khi ngủ có thể được hạn chế nếu bạn thay đổi các thói quen xấu khiến giấc ngủ không sâu. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết có lợi cho một giấc ngủ ngon nhé. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra dù bạn đã ăn ngủ điều độ thì bạn nên đi khám để được tư vấn và điều trị hiệu quả nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhận diện sớm tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh

(43)
75% cơ thể của con người là nước. Mất nước ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé không được cung cấp đủ nước cần thiết để duy trì hoạt động cơ ... [xem thêm]

Tại sao phụ nữ không chịu ly hôn khi chồng ngoại tình?

(93)
Khi bạn bè, người thân hay chính bạn có chồng ngoại tình nhưng lại không đi đến quyết định ly hôn, mọi người sẽ có xu hướng nghĩ rằng phụ nữ quá yếu ... [xem thêm]

7 cách kích thích trí não cho người làm nghề sáng tạo

(47)
Công việc gần đây quá stress khiến bạn chẳng thể sáng tạo được gì cho ra hồn? Hãy thử ngay các cách kích thích trí não trước khi bạn bị đào thải bởi ... [xem thêm]

Các cơn đau ở cổ của bạn có thực sự liên quan đến vai?

(10)
Bất kỳ cơn đau nào trong cơ thể cũng gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bệnh nhân. Làm sao để giảm đau cổ và đau ... [xem thêm]

Thời điểm thích hợp để tầm soát đái tháo đường thai kỳ?

(10)
Việc tầm soát đái tháo đường thai kỳ là cần thiết. Vậy khi nào là thời điểm tầm soát đái tháo đường thai kỳ thích hợp? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ... [xem thêm]

Ngáy

(96)
Tìm hiểu chungNgáy là bệnh gì?Ngáy là tiếng khàn hoặc rống xảy ra khi hơi thở bị ngăn trong lúc ngủ. Những âm thanh này do các mô ở đầu đường thở rung ... [xem thêm]

Thể loại nhạc nào giúp bạn giảm stress hiệu quả nhất?

(13)
Từ lâu stress đã không còn là một khái niệm lạ lẫm. Cho dù bạn có thành công hoặc hạnh phúc cách mấy, ở một phần nào đó trong cuộc sống, stress vẫn âm ... [xem thêm]

Mách bạn cách điều trị đau thắt lưng tại nhà

(23)
Định nghĩaĐau lưng là bệnh gì?Đau lưng thường là những cơn đau tê dọc hoặc gần cột sống. Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau lưng vào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN