Con mắc chứng rối loạn học tập, cha mẹ nên làm gì?

(4.4) - 12 đánh giá

Trẻ nhỏ mắc phải chứng rối loạn học tập sẽ gặp phải một số khó khăn trong quá trình học của bé. Bé có thể cảm thấy khó khăn để nói, viết, đọc, phát âm hay làm toán như các bạn.

Trẻ mắc chứng rối loạn học tập nếu cha mẹ biết cách hỗ trợ thì trẻ có thể vượt qua được những vấn đề đó và thành công trong học tập ở trường cũng như những khía cạnh khác. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm thế nào để ủng hộ và giúp bé vượt qua chứng rối loạn này nhé?

Nhận biết cách học tốt nhất của trẻ

Mỗi người đều có cách học riêng của họ, ngay cả đối với trẻ có khiếm khuyết trong khả năng học tập.

Do đó, phụ huynh cần biết phương pháp học tập nào là tốt nhất cho bé thông qua việc quan sát bé đọc, nghe và thực hành mỗi ngày. Một khi cha mẹ tìm ra cách học tốt nhất của con, khi đó bạn có thể tìm ra cách tốt nhất để hỗ trợ bé.

Nếu trẻ tiếp thu được nhiều kiến thức hơn thông qua đọc hay nhìn thì cha mẹ nên sử dụng sách, video, flashcard (thẻ học có kèm hình ảnh) hay những dụng cụ học tập có hình ảnh khác có thể giúp ích cho trẻ rất nhiều. Hơn thế nữa, cha mẹ có thể ký hiệu những dòng chữ trong sách vở bằng màu sắc, làm nổi bật những ghi chú bằng bút dạ quang, dùng biểu đồ hay bản vẽ và minh họa qua màu sắc để giúp trẻ hiểu rõ hơn.

Nếu cách học của bé thiên về nghe nhiều hơn, dấu hiệu nhận biết là bé sẽ tiếp thu tốt hơn bằng phương pháp nghe giảng, thảo luận và thường đạt được kết quả tốt khi trả bài miệng. Bé sẽ học được nhiều hơn từ những buổi thảo luận ở lớp hay nhóm học tập. Do đó, chúng ta nên khuyến khích trẻ học trong một nhóm với những học sinh khác và học những thông tin mới bằng cách dùng các dạng sách nói hay dùng băng ghi âm.

Xây dựng khả năng tự nhận thức và sự tự tin cho trẻ

Trẻ nhỏ gặp khó khăn trong việc học sẽ cảm thấy thiếu sự tự tin. Những cạnh tranh trong lớp học có thể khiến trẻ cảm thấy áp lực và nghi ngờ về khả năng của mình. Cha mẹ nên hỏi con về những điểm mạnh và điểm yếu, sau đó trao đổi với bé về chúng. Cha mẹ cũng có thể tìm một vài nhiệm vụ nhỏ mà trẻ có thể làm xung quanh nhà hay sử dụng những hướng dẫn đơn giản, hoặc chia nhỏ những nhiệm vụ đó ra thành nhiều bước nhỏ. Sau đó, hãy khen ngợi khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Trò chuyện với chuyên gia

Có rất nhiều chuyên gia có kỹ năng có thể giúp con của bạn. Hãy trò chuyện với những phụ huynh cũng có con mắc khiếm khuyết học tập để học hỏi kinh nghiệm từ họ.

Giúp trẻ hình thành lối sống lành mạnh

Khả năng học hỏi phụ thuộc vào sức khỏe, từ cơ thể cũng như não bộ, vì vậy lối sống lành mạnh rất quan trọng đối với trẻ. Bạn nên hướng dẫn để trẻ hình thành thói quen tốt như ăn đúng cách, ngủ đủ giấc và tập thể dục, bé có thể tập trung nhiều hơn và làm việc tốt hơn.

Hãy nói với gia đình và bạn của bé về chứng rối loạn học tập của bé

Một vài bậc phụ huynh cảm thấy xấu hổ và giữ kín việc trẻ có chứng rối loạn học tập, điều này có thể khiến mọi người không hiểu và phê bình trẻ vì lười biếng hay hiếu động thái quá. Chỉ khi mọi người xung quanh hiểu chuyện gì đang xảy ra, họ mới có thể hỗ trợ trẻ.

Trong gia đình, những anh chị em khác có thể cảm thấy ghen tị hay có cảm giác bị bỏ quên khi em trai hay chị gái mắc chứng rối loạn học tập được bố mẹ quan tâm hơn và phải học ít hơn. Cha mẹ nên giải thích về tình trạng này cho các bé và cả những thành viên khác trong gia đình về các thói quen đặc biệt của trẻ có chứng rối loạn học tập. Đừng quên trấn an tất cả các con rằng các bé luôn được yêu thương như nhau.

Hãy chăm sóc và ủng hộ trẻ mắc chứng rối loạn học tập thật đúng cách và an toàn bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về chứng sợ máu?

(50)
Chứng sợ máu có tên khoa học là homophobia, là một chứng sợ khá phổ biến ở nhiều người. Một số người sợ máu tới mức độ cùng cực có thể ngất xỉu ... [xem thêm]

Con trai chơi búp bê: Đừng hoảng bố mẹ nhé!

(59)
Khi thấy con trai chơi búp bê, có thể nhiều bố mẹ lo lắng và cấm cản không cho con chơi vì nghĩ món đồ chơi này không phù hợp với giới tính của con. Thế ... [xem thêm]

Các loại nước ép tốt nhất cho bé

(61)
Nước ép trái cây luôn được trẻ em yêu thích bởi hương vị thơm ngon và bổ dưỡng của chúng. Đây còn là một nguồn nước dồi dào mà các bé biếng uống ... [xem thêm]

Ăn no mà không lo béo phì

(15)
Tìm hiểu chungBệnh béo phì không những khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là cách ... [xem thêm]

5 bệnh lý và chấn thương thường gặp ở ngón chân

(73)
Các bệnh lý và chấn thương thường gặp ở ngón chân cũng quan trọng không kém, nhưng bạn đã bao giờ quan tâm đến ngón chân của mình? Liệu bạn có biết ... [xem thêm]

Hở van tim 3 lá 1/4: Chớ tưởng nhẹ mà xem thường!

(17)
Có đến 70% người khỏe mạnh bị hở van tim 3 lá 1/4 hay còn gọi là hở van sinh lý, đây chính là mức hở van nhẹ nhất nên bác sĩ thường không chỉ định ... [xem thêm]

6 dấu hiệu trên mặt cảnh báo bạn đang bị thiếu vitamin

(86)
Thiếu hụt vitamin là một tình trạng khá nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng nhận biết tình trạng này chỉ với những dấu hiệu trên mặt ... [xem thêm]

5 món ăn vặt ngày Tết bạn có thể đãi khách mà không ngán

(78)
Bạn thường mang ra đãi khách bánh, kẹo và mứt nhưng các món này lại quá ngọt và dễ ngán. Tại sao bạn không thử làm các món ăn vặt ngày Tết lạ miệng và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN