Bố mẹ nên biết cách lấy dằm cho con đúng để không gây hậu quả xấu

(3.74) - 49 đánh giá

Trong sinh hoạt thường ngày, vì tò mò và hiếu động nên đôi lúc bé yêu bị dằm, gai đâm. Bố mẹ cần biết cách lấy dằm cho con đúng cách.

Trẻ em hiếu động, luôn thích tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời và khám phá những điều mới lạ. Vì vậy, trẻ nhỏ cũng thường bị dằm gai đâm. Hãy cùng xem cách lấy dằm cho con qua bài viết sau đây của Chúng tôi bạn nhé.

Cách lấy dằm cho con

Đa số các loại dằm, gai có khả năng làm trẻ bị thương đều có thể được xử lý tại nhà bằng nhíp và kim. Trước hết, bạn cần khử trùng các dụng cụ lấy dằm, gai bằng cồn hoặc hơ trên lửa rồi để nguội rồi mới sử dụng. Bạn nhớ rửa tay trước khi lấy dằm cho bé và rửa sạch chỗ con bị dằm đâm với nước và xà phòng nhé.

Nếu con khóc hoặc tỏ ra quá lo lắng, bạn hãy nhẹ nhàng trấn an dỗ dành con. Bạn nên để bé ngồi trong lòng mình hoặc nhờ người khác giữ và trò chuyện với bé thật thoải mái trong khi bạn lấy dằm, gai ra.

Nếu miếng dằm, gai lộ ra khỏi da một đoạn đủ dài, bạn có thể dễ dàng dùng nhíp nhổ nó ra. Bạn hãy làm theo cách sau:

  • Dùng nhíp kẹp miếng dằm sát chỗ chân dằm tiếp xúc với da, nhẹ nhàng kéo ra theo phương dằm đâm
  • Nếu không lấy được dằm, gai ra ngay thì bạn cũng đừng vội dùng tay để lấy. Vì đôi khi bạn sẽ làm dằm gãy thành vụn nhỏ hơn và phần còn lại nằm bên trong lớp da của trẻ sẽ càng khó xử lý hơn đấy.

Mặt khác, nếu chiếc gai nhỏ xíu chỉ hơi nhô ra khỏi da, bạn có thể nhổ ra như sau:

  • Dán một miếng băng keo dính chặt vào chỗ gai đâm rồi gỡ ra. Cách này thường hiệu quả với những chiếc gai mỏng dễ gãy như gai xương rồng, gai quả su su…
  • Một mẹo nữa đó là bạn có thể dùng hồ dán hay kem tẩy lông bôi lên chỗ gai đâm. Để lớp hồ/kem này khô trong 5 phút rồi nhẹ nhàng lột ra. Thường các dằm gai nhỏ sẽ theo đó mà tách khỏi da.

Nếu cả hai cách trên đều không có tác dụng hoặc miếng dằm đâm sâu vào da trẻ đến nỗi không thể kẹp, gắp chúng từ bên ngoài, bạn sẽ phải dùng đến kim vô trùng:

  • Ngâm chỗ trẻ bị gai đâm vào nước ấm trong vài phút cho da mềm. Nếu là dằm gỗ, bạn không nên làm bước này vì nước sẽ làm chiếc dằm nở ra to hơn
  • Dùng kim nhẹ nhàng tạo khe hở chỗ chân dằm tiếp xúc với da rồi dùng nhíp kẹp gắp miếng dằm ra.

Sau khi đã lấy được dằm, gai khỏi da, bạn rửa sạch chỗ bị dằm đâm một lần nữa với xà phòng và nước ấm rồi băng lại bằng băng cá nhân hoặc bôi thuốc mỡ cho con. Cũng như các vết thương ngoài da khác, bạn cần chú ý theo dõi xem nơi vết dằm, gai đâm của bé có dấu hiệu nhiễm trùng nào như sưng tấy, nổi mủ hay không.

Trẻ bị dằm, gai đâm có nguy hiểm không?

Thông thường, những chiếc dằm gai không quá gây nguy hiểm cho trẻ nhưng vẫn có ngoại lệ. Nếu liều vắc xin uốn ván đã tiêm trước đó của trẻ không còn tác dụng, một chiếc dằm gai có thể khiến trẻ mắc bệnh uốn ván. Đây là một bệnh lây nhiễm nghiêm trọng gây ra bởi vi trùng uốn ván xâm nhập vào máu qua vết thương hở.

Cha mẹ nên cho con tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh uốn ván. Thông thường trẻ sẽ được tiêm vắc xin uốn ván vào bốn thời điểm quan trọng: khi con được 2, 4 và 6 tháng tuổi, khoảng từ 15 đến 18 tháng tuổi, từ 4-6 tuổi và từ 11-13 tuổi. Sau đó, trẻ vẫn nên được tiêm phòng vắc xin này sau mỗi 10 năm trong suốt cuộc đời. Nếu không chắc con bạn có được miễn dịch uốn ván kịp thời hay không thì hãy liên hệ bác sĩ để tham vấn.

Tránh cho con không bị dằm, gai đâm

Bố mẹ hãy bảo vệ con yêu bằng những cách sau đây:

  • Hãy đảm bảo rằng bé luôn mang giày dép khi ra ngoài hoặc đi ở những nơi có sàn gỗ
  • Nếu có sơ ý làm vỡ đồ thủy tinh, hãy dùng máy hút bụt hoặc quét dọn vệ sinh sạch sẽ các mảnh vỡ
  • Không cho trẻ dùng đũa tre loại sử dụng một lần. Loại đũa này thường được chuốt rất cẩu thả dễ khiến trẻ bị dằm đâm
  • Hãy đảm bảo rằng mọi rào chắn bằng gỗ trong nhà, ngoài vườn hoặc đồ chơi bằng gỗ của con phải trơn láng và không có dằm gai
  • Kiểm tra toàn bộ khu vực vui chơi của trẻ để loại bỏ những vật không trơn nhẵn có thể có các mảnh vụn và sửa chữa chúng
  • Giữ trẻ tránh xa những bụi rậm hoặc cây có gai, những nguy cơ tiềm ẩn của vụn gai.

Nếu bạn làm mộc trong nhà hoặc quanh nhà có nhiều bụi rậm, cây có gai, hãy dặn dò và hướng dẫn bé kỹ lưỡng về những nguy hiểm có thể xảy ra. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh chăm sóc và bảo vệ con tốt hơn. Còn trong trường hợp bị dằm gai đâm vào tay, bạn cũng cần biết cách xử lý đúng bằng cách tham khảo bài viết Cách lấy dằm ra khỏi tay và những điều cần lưu ý của Chúng tôi.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

(85)
Bệnh viện Hoàn Mỹ đầu tiên ra đời tọa lạc tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh và ngày càng mở rộng với các cơ sở hiện đại. Bệnh viện đã trở thành ... [xem thêm]

Lịch tập gym giảm cân cho nữ chẳng cần huấn luyện viên

(94)
Bạn quyết tâm giảm cân nhưng lại không muốn quá tốn tiền vào gym hay thuê người huấn luyện riêng? Hãy thử lịch tập gym giảm cân cho nữ sau để có vóc ... [xem thêm]

Dị ứng thời tiết và những điều không thể không biết

(67)
Dị ứng thời tiết là nỗi lo thường trực của rất nhiều người mỗi khi thời tiết thay đổi. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc ... [xem thêm]

Có cần thiết định hướng giới tính cho con?

(74)
Những hiểu biết về định hướng giới tính sẽ giúp bạn không rơi vào những định kiến cũ kỹ của xã hội, đồng thời sẽ giáo dục con cái tốt hơn.Sinh ra ... [xem thêm]

10 loại thực phẩm gây ung thư mà bạn cần tránh sử dụng

(26)
Nhiều thực phẩm bạn ăn hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư. Việc nhận biết những thực phẩm gây ung thư sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả ... [xem thêm]

Nguyên nhân, diễn biến và cách điều trị khi bị vỡ ối non

(73)
Vỡ ối non là một biến cố không mong muốn trong quá trình mang thai. Ối vỡ non khiến cho bà mẹ lo lắng bởi ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.Trước khi em ... [xem thêm]

6 thắc mắc về sex mà nhiều phụ nữ thường ngại ngần hỏi

(22)
Việc trao đổi thẳng thắn với bạn đời về chuyện tình dục còn là vấn đề nhạy cảm đối với phụ nữ Việt Nam. Có một số câu hỏi về tình dục mà ... [xem thêm]

Những lưu ý trước khi điều trị ung thư vú bằng xạ trị

(37)
Bệnh ung thư vú được chia thành các giai đoạn từ 0 đến 4. Trong đó, ung thư vú giai đoạn 2 được xem là giai đoạn phát triển, tế bào ung thư có thể lan ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN