Bạn nên làm gì khi bị ngứa da vào ban đêm?

(3.9) - 11 đánh giá

Chứng ngứa da vào ban đêm chẳng những khiến bạn khó chịu, gãi liên tục đến đỏ cả người mà còn gây mất ngủ. Vậy tại sao bạn lại bị ngứa da vào ban đêm? Liệu đây có phải là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm?

Có bao giờ bạn đang ngủ nhưng phải bật dậy vì cơn ngứa ở chân quá khủng khiếp? Những cơn ngứa này có thể chỉ do cơ thể điều hòa thân nhiệt nhưng cũng có thể đến từ nguyên nhân bệnh lý. Trong bài viết sau, bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách chữa chứng ngứa da về đêm này nhé.

Nguyên nhân gây ngứa da vào ban đêm

Ngứa da vào ban đêm (nocturnal pruritus) có thể rất nghiêm trọng đến nỗi phá giấc ngủ bình thường của bạn. Tình trạng này có thể xuất phát từ các nguyên nhân tự nhiên (thuộc về cơ địa) cho đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nguyên nhân tự nhiên khiến bạn bị ngứa da vào ban đêm

Bạn có thể bị ngứa một vùng da nào đó, thậm chí ngứa ngáy toàn thân vào ban đêm mà không liên quan đến bệnh lý. Trong trường hợp này, các nguyên nhân gây ngứa thường là:

• Cơ chế tự nhiên của cơ thể: Nhịp sinh học tự nhiên hay sinh hoạt hàng ngày của bạn có thể làm ảnh hưởng đến các chức năng da như điều hòa thân nhiệt, cân bằng dịch và bảo vệ cơ thể. Chức năng da thay đổi khiến nhiệt độ cơ thể và lượng máu tới da đều tăng lên vào buổi tối, khiến da ấm lên. Việc tăng nhiệt độ ở da có thể khiến bạn bị ngứa da vào ban đêm.

• Ngứa do thay đổi hormone: Cơ thể của bạn có thể giải phóng một số chất nhất định tùy thuộc vào thời điểm trong ngày. Vào buổi tối, cơ thể sẽ giải phóng nhiều cytokine hơn, điều này làm tăng những viêm nhiễm của cơ thể. Hơn nữa, hormone làm giảm viêm corticosteroid cũng giảm vào buổi tối.

• Da bị mất nước vào ban đêm: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngứa toàn thân vào ban đêm là do đây là thời điểm da dễ mất nước. Nếu bạn để ý sẽ thấy vào những tháng mùa đông khô hanh, da sẽ khô và ngứa.

• Bạn ít bị sao nhãng hơn vào buổi tối: Khi bạn bị ngứa vào ban ngày, công việc và những hoạt động khác có thể làm bạn không để ý tới cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Vào ban đêm có ít yếu tố đánh lạc hướng hơn khiến cơn ngứa sẽ càng trở nên dữ dội hơn.

Nguyên nhân bệnh lý gây ngứa da vào ban đêm

Ngoài nhịp sinh học, một số tình trạng sức khỏe khác có thể khiến bạn bị ngứa da vào ban đêm dữ dội, bao gồm:

  • Mang thai
  • Bệnh thận và gan
  • Chứng thiếu máu
  • Hội chứng chân không yên
  • Các vấn đề về tuyến giáp
  • Các bệnh ung thư như ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết
  • Các bệnh về da như viêm da dị ứng (chàm), vẩy nến và mề đay
  • Dị ứng với các chất như hóa chất, thuốc, thức ăn hoặc mỹ phẩm
  • Các trạng thái tâm lý như stress, trầm cảm và tâm thần phân liệt
  • Các rối loạn thần kinh như đa xơ cứng, bệnh zona (giời leo) và tiểu đường
  • Các bệnh gây ra bởi vi trùng hoặc siêu vi trùng như ghẻ, chấy rận, rận giường và giun kim

Cách chữa trị khi bị ngứa da vào ban đêm

Bạn có thể thử áp dụng một vài cách chữa ngứa da vào ban đêm như sau:

1. Trị ngứa da bằng thuốc

Nếu bạn bị ngứa da vào ban đêm do một bệnh lý nào đó như rối loạn thần kinh hoặc hội chứng chân không nghỉ, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị và kê đơn ngay. Tuy nhiên, nếu cơn ngứa không phải do bệnh lý, bạn có thể mua thuốc không kê đơn để giảm ngứa. Dược sĩ có thể gợi ý thuốc trị ngứa, thuốc giúp bạn dễ ngủ hoặc thuốc có cả hai chức năng trên.

  • Kem bôi steroid
  • Thuốc melatonin điều hòa giấc ngủ
  • Các loại thuốc kháng histamin đời cũ như chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), diphenhydramine (Benadryl), hydroxyzine (Vistaril) và promethazine (Phenergan)
  • Các loại thuốc kháng histamin mới hơn: Như fexofenadine (Allegra) hoặc cetirizine (Zyrtec)
  • Các thuốc chống trầm cảm và giúp an thần như mirtazapine (Remeron) và doxepin (Silenor)

2. Trị ngứa về đêm bằng các liệu pháp tại nhà

Nếu không muốn dùng thuốc, bạn có thể thử một số liệu pháp khác tại nhà để làm giảm cơn ngứa. Một số cách bạn có thể thử tại nhà bao gồm:

  • Tắm nước ấm
  • Chườm lạnh chỗ ngứa
  • Thoa kem dưỡng ẩm không chứa cồn trong ngày và trước khi đi ngủ
  • Dùng máy tạo ẩm để tạo không khí dễ chịu giúp bạn ngủ ngon hơn

Nếu stress là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa da vào ban đêm, bạn hãy thử ngồi thiền, tập yoga hoặc các bài tập thả lỏng cơ để trấn an tâm thần. Bạn cũng có thể gặp bác sĩ trị liệu để thực hiện liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) nếu trị liệu ở nhà không có hiệu quả.

Những lưu ý khi bị ngứa da vào ban đêm

Nếu bạn bị ngứa da vào ban đêm, sau đây là một số điều bạn nên lưu ý để giảm nhẹ tình trạng:

1. Điều chỉnh nhiệt độ: Bạn nên giữ nhiệt độ trong phòng ở mức mát khoảng 15,5°C đến 18,5°C.

2. Mặc quần áo mềm mại: Hãy chọn quần áo làm từ chất liệu tự nhiên như cotton hay lụa. Bạn cũng cần tránh những quần áo hay chăn mềm làm từ chất liệu dễ gây kích ứng da như ren.

3. Hạn chế các chất kích thích: Bạn nên tránh sử dụng caffeine hoặc thức uống có cồn trước khi đi ngủ. Các chất này sẽ làm giãn nở mạch máu và khiến cơ thể phải đưa nhiều máu hơn để làm ấm da.

4. Đọc kỹ thành phần của mỹ phẩm: Hãy tránh sử dụng mỹ phẩm, kem dưỡng hay xà phòng có hương liệu hay các chất có thể gây kích ứng da.

5. Tránh gãi liên tục trên vùng da ngứa: Nếu bạn gãi có thể làm tổn thương da, khiến tình trạng da ngày càng tệ. Khi bị ngứa, bạn hãy áp dụng một số cách giảm ngứa như chườm lạnh, dưỡng ẩm cho da hay tắm nước ấm để bớt ngứa. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt móng tay thường xuyên để hạn chế làm tổn thương da khi gãi.

Bị ngứa da vào ban đêm có thể không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng tới thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, bạn hãy tìm cách điều trị sớm. Một số cách chữa tại nhà có thể đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cơn ngứa không cải thiện sau 2 tuần hoặc đi kèm các triệu chứng khác như sụt cân, mệt mỏi, sốt… thì hãy đi khám ngay nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chuẩn bị gì trong hộp thức ăn trưa cho con?

(25)
Trẻ từ 1 tới 3 tuổi phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc, vì vậy bé cần được bổ sung đầy đủ calo và chất dinh dưỡng để duy trì tốc độ ... [xem thêm]

Bệnh sùi mào gà ở nam giới: Hãy cẩn thận khi làm chuyện ấy!

(31)
Sùi mào gà ở nam giới không những khiến bạn ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phòng ... [xem thêm]

Bí quyết chữa run tay bằng Đông y vừa an toàn lại hiệu quả

(13)
Khi điều trị chứng run tay, người bệnh gặp rất nhiều khó khăn bởi vì không có thuốc đặc trị và thậm chí không tìm ra nguyên nhân nên chữa mãi không đỡ. ... [xem thêm]

Những dấu hiệu cho thấy bạn là một người thích kiểm soát

(13)
Bạn có bao giờ nghĩ mình là người thích kiểm soát và gây căng thẳng cho chính bản thân? Hello Bacsi sẽ giúp bạn đánh giá đúng nhất về bản thân nhé.Những ... [xem thêm]

10 cách giúp bạn xử lý cảm giác đau khi quan hệ

(56)
Cảm giác đau khi quan hệ không những khiến bạn ngại gần gũi chồng mà còn biến chuyện ấy trở thành nỗi ám ảnh khó nói. Hãy tìm ra cách xử lý cơn đau càng ... [xem thêm]

Bà bầu bị cảm cúm và ho, cần làm gì?

(21)
Bà bầu bị cảm cúm và ho là những tình trạng thường gặp khi mang thai. Thai phụ cần phải trang bị kiến thức để có cách phòng tránh cũng như chữa trị hợp ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Bình Dân

(82)
Bệnh viện Bình Dân là một trong những bệnh viện nổi tiếng trong lĩnh vực ngoại khoa được thành lập từ năm 1954 tại TP. Hồ Chí Minh. Nếu bạn đang có ý ... [xem thêm]

4 bệnh ngoài da ở vùng kín khiến âm hộ đau rát, khô nứt

(13)
Nhiều phụ nữ tìm cách làm đẹp vùng âm hộ nhưng thật ra việc quan trọng hơn chính là giữ bộ phận này sạch và khỏe trước. Trong bài viết sau, hãy cùng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN