Côla

(3.71) - 78 đánh giá

Tìm hiểu chung

Cây coola dùng để làm gì?

Cây côla thường được dùng làm thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu và thuốc chống tiêu chảy. Cây thuốc có thể điều trị bệnh tim, khó thở, mệt mỏi, ốm nghén và chứng đau nửa đầu.

Cây côla cũng có thể được bôi ngoài da để thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và giảm viêm.

Hạt côla có khả năng giảm mệt mỏi trong thời gian ngắn, giảm trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS), u sầu, kiệt sức, chữa bệnh kiết lỵ, tiêu chảy suy nhược, sụt cân và đau nửa đầu .

Cơ chế hoạt động của cây côla là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy hạt côla có chứa caffeine, giúp kích thích hệ thần kinh trung ương (CNS), tim và cơ bắp.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho cây côla là gì?

Liều dùng của cây côla có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây côla có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây côla là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như: Hạt côla, rượu côla, chiết xuất chất lỏng, bột, chiết xuất chất rắn, rượu thuốc.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây côla?

Cây côla có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Lo âu, mất ngủ, căng thẳng, dễ bị kích thích, bồn chồn, đau đầu;
  • Tăng, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh hoặc chậm, đánh trống ngực;
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, đau bụng, chuột rút, kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, gây vết nám trên răng miệng;
  • Tăng tiểu tiện;
  • Phản ứng mẫn cảm.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng cây côla bạn nên biết những gì?

Lưu trữ cây côla trong hộp kín ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm.

Ngưng dùng hạt côla ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật.

Những quy định cho cây côla ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây côla nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây côla là như thế nào?

Không sử dụng cây côla cho trẻ em hay phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Bạn nên cẩn thận khi sử dụng côla nếu bạn có bất kỳ các bệnh nào sau đây:

  • Rối loạn lo âu;
  • Chảy máu rối loạn;
  • Các bệnh về tim;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Bệnh tăng nhãn áp;
  • Huyết áp cao;
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS);
  • Loãng xương.

Cây côla có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây côla.

Cây côla có thể tương tác với nhiều loại thuốc và thảo dược bao gồm:

  • Thuốc estrogen, tránh thai nội tiết;
  • Furoguinolones, salicylat;
  • Lithium;
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase;
  • Thuốc psychoanaleptic;
  • Xanthines;
  • Cà phê, trà, nước ép bưởi;
  • Các chất khoáng (canxi, magiê).

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sả chanh là thảo dược gì?

(27)
Tìm hiểu chungSả chanh dùng để làm gì?Sả chanh thường được sử dụng để điều trị co thắt đường tiêu hóa, đau dạ dày, cao huyết áp, co giật, đau, nôn, ... [xem thêm]

Đu đủ là thảo dược gì?

(91)
Tên thông thường: Đu đủTên khoa học : Carica papayaTìm hiểu chungĐu đủ dùng để làm gì?Đu đủ được sử dụng để dự phòng và điều trị rối loạn ... [xem thêm]

Dương hồi hương

(52)
Tìm hiểu chungDương hồi hương có tác dụng gì?Dương hồi hương có mùi thơm như cam thảo và thường được dùng trong nấu nướng để tạo mùi và làm kẹo.Trong ... [xem thêm]

Hắc mai

(25)
Tìm hiểu chungHắc mai dùng để làm gì?Cây hắc mai được dùng làm thuốc nhuận tràng cho bệnh táo bón, cũng như là thuốc chữa bệnh sỏi mật, bệnh về thận ... [xem thêm]

Bán chỉ liên là thảo dược gì?

(86)
Tên thông thường: bán chỉ liên, Baikal Skullcap, Huang qin, baikal, baical skullcap root, scute, scutellariaTên khoa học: Scutellaria baicalensisTác dụngBán chỉ liên dùng để ... [xem thêm]

Ribose

(18)
Tên thông thường: Beta-D-ribofuranose, D-ribosa, D-ribose, Ribosa.Tên khoa học: RiboseTìm hiểu chungRibose dùng để làm gì?Ribose là một loại đường được cơ thể sản ... [xem thêm]

Sambucol Kids Cough Liquid®

(35)
Tên gốc: Hedera Helix Lead (lá cây thường xuân), Sambucus nigra (cây cơm cháy)Tên biệt dược: Sambucol Kids Cough Liquid®Tác dụngTác dụng của thuốc Sambucol Kids Cough ... [xem thêm]

Casein peptides

(89)
Tên thông thường: Casein peptidesTên khoa học: Valyl-Prolyl-ProlineTác dụngCasein peptides dùng để làm gì?Casein là một loại protein chính trong sữa, có thể được tạo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN