Giấm táo

(3.64) - 58 đánh giá

Tên thông thường: Apple cider vinegar, cider vinegar, malus sylvestris, vinagre de manzana, vinagre de sidra de manzana, vinaigre de cidre

Tên tiếng Anh: apple cider vinegar

Tác dụng của giấm táo

Tác dụng của giấm táo là gì?

Giấm táo (apple cider vinegar) là nước lên men từ táo nghiền, được sử dụng riêng lẻ hoặc dùng cùng với mật ong cho chứng loãng xương, giảm cân, chuột rút và đau, đau dạ dày, đau họng, xoang, huyết áp cao, viêm khớp, giúp tiêu diệt chất độc, kích thích tư duy, làm chậm quá trình lão hóa, điều chỉnh huyết áp, giảm cholesterol và chống lại nhiễm trùng.

Một số người dùng để trị mụn trứng cá, làm dịu da bị cháy nắng, điều trị bệnh zona, côn trùng cắn và để ngăn ngừa gàu. Loại giấm này cũng được sử dụng cho nhiễm trùng âm đạo.

Trong chế biến thực phẩm, giấm làm từ quả táo được sử dụng làm chất tạo hương.

Cơ chế hoạt động của giấm táo là gì?

Giấm này có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở người bị bệnh tiểu đường bằng cách thay đổi cách thức ăn được hấp thu từ ruột.

Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cách thức hoạt động của sản phẩm này. Vui lòng thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Liều dùng của giấm táo

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng giấm táo thông thường như thế nào?

Liều dùng giấm táo như một chất kháng khuẩn mạnh

Bạn pha loãng 1/2 giấm táo, dùng để làm sạch, sát trùng, điều trị nấm móng tay, chấy rận, mụn cóc và nhiễm trùng tai.

Liều dùng để giảm lượng đường trong máu và chống đái tháo đường tuýp 2

Bạn uống 2 thìa súp giấm với nước lọc trước khi đi ngủ (có thể làm giảm đường huyết 4%).

Liều dùng giấm để trị táo bón

Bạn dùng 2 thìa súp giấm với một ly nước, uống ngày 3 lần. Bạn có thể thêm nước ép táo hoặc nho vào hỗn hợp để dễ uống hơn.

Liều dùng giấm để dưỡng tóc

Bạn trộn giấm với nước tỷ lệ bằng nhau, sau đó thoa lên tóc và giữ trong 20-40 phút rồi gội sạch.

Liều dùng giấm để làm đẹp da

Bạn ngâm một miếng bông trong giấm pha loãng và thoa lên da để cân bằng độ pH của da, ngăn ngừa mụn hoặc nhiễm trùng da.

Liều dùng giấm táo để trị cảm lạnh và ho

Bạn trộn 1 thìa cà phê giấm, 1 thìa mật ong, ít nước ấm. Bạn uống hỗn hợp này mỗi ngày 3 lần.

Dạng bào chế của giấm táo là gì?

Giấm này có các dạng sau:

  • Dịch chiết lỏng
  • Bột
  • Dạng cồn thuốc.

Tác dụng phụ khi dùng

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng?

Dị ứng là phản ứng phụ thường gặp nhất khi bạn sử dụng sản phẩm, các triệu như phát ban, kích ứng…

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng khi dùng

Trước khi dùng giấm táo, bạn nên lưu ý những gì?

Bạn cần báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bị bệnh tiểu đường. Giấm này có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, mức đường trong máu cần được theo dõi chặt chẽ. Có thể cần phải điều chỉnh liều lượng đối với thuốc tiểu đường được dùng.

Ngoài ra, khi sử dụng, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Bạn nên pha loãng khi sử dụng. Vì giấm này có vị rất chua, nếu uống trực tiếp nước giấm nguyên chất có thể gây hại cho đường tiêu hóa và thực quản của bạn.
  • Bạn không nên hít giấm này. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hít phải giấm làm từ quả táo có thể gây hại cho phổi và có thể gây cảm giác nóng rát ở đường hô hấp vì giấm táo có tính axit cao.
  • Không uống giấm nếu bạn bị viêm loét dạ dày. Giấm có tính axit cao có thể làm kích thích loét dạ dày và làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng khi vết loét đã lành.
  • Pha loãng giấm khi sử dụng ngoài da. Giấm nguyên chất có thể gây kích ứng cho da và tóc nhạy cảm.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng giấm này với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của giấm táo như thế nào?

Giấm hầu như an toàn khi sử dụng ngắn hạn cho mục đích y tế.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tiêu thụ quá nhiều giấm này có thể không an toàn. Ví dụ như:

  • Có thể gây ra chứng liệt dạ dày. Do giấm táo làm giảm tốc độ thực phẩm rời khỏi dạ dày để đi vào đường tiêu hóa chậm hơn, điều này làm chậm sự hấp thu thức ăn vào máu.
  • Có thể làm hư men răng. Do axit mạnh trong giấm có thể gây mòn răng. Theo một nghiên cứu, giấm táo làm mất đến 20% các khoáng chất của răng sau 4 giờ.
  • Có thể gây rát cổ họng. Việc sử dụng nhiều giấm táo có thể gây ra cho bạn cảm giác bỏng rát ở niêm mạc cuống họng.

Không có đủ thông tin về việc sử dụng giấm này trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác của giấm táo với các thuốc khác

Giấm táo có thể tương tác với thuốc nào?

Sản phẩm này có thể tương tác với thuốc hiện tại của bạn hoặc các điều kiện sức khỏe khác. Bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng:

  • Digoxin (Lanoxin®) tương tác với giấm táo: sản phẩm này có thể làm giảm mức kali trong cơ thể. Mức kali thấp có thể làm tăng tác dụng phụ của digoxin (Lanoxin®).
  • Insulin tương tác với giấm táo: insulin có thể làm giảm mức kali trong cơ thể. Dùng rượu táo cùng với insulin có thể làm nồng độ kali trong cơ thể quá thấp.
  • Thuốc lợi tiểu tương tác với giấm táo: thuốc lợi tiểu cũng có thể làm giảm kali trong cơ thể. Dùng rượu táo cùng với thuốc này có thể làm giảm nhiều kali trong cơ thể. Một số thuốc lợi tiểu có thể làm kiệt kali bao gồm chlorothiazide (Diuril®), chlorthalidone (Thalitone®), furosemide (Lasix®), hydrochlorothiazide (HCTZ®, HydroDiuril®, Microzide®) và các loại khác.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Polydextrose

(91)
Tìm hiểu chungPolydextrose dùng để làm gì?Polydextrose được tạo thành từ đường chuỗi. Người ta sử dụng những đường này trong thực phẩm và làm ... [xem thêm]

Betaine anhydrous

(86)
Tên thông thường: 2(N,N,N-trimethyl)ammonium-acetate, Betaína Anhidra, Bétaïne Anhydre, Betaine Anhydrous, Bétaïne de Glycine, Bétaïne de Glycocoll, Cystadane, Glycine Betaine, Glycocoll ... [xem thêm]

Inulin

(28)
Inulin thuộc một loại chất xơ có tên là fructan. Chất này có trong một số thực vật với tác dụng chính nhằm tích trữ năng lượng, và thường được tìm ... [xem thêm]

Cỏ ba lá đỏ là thảo dược gì?

(13)
Tên thông thường: Beebread, Clovone, Cow Clover, Daidzein, Genistein, Isoflavone, Meadow Clover, Miel des Prés, Phytoestrogen, Purple Clover, Trebol Rojo, Trèfle Commun, Trèfle des Prés, ... [xem thêm]

Phượng nhỡn thảo là thảo dược gì?

(14)
Tên thường gọi: phượng nhỡn thảo, xú xuân, thanh thất núi cao, càng hom cao, Ailante, Ailante Glanduleux, Ailanthus altissima, Ailanthus cacodendron, Ailanthus giraldii, Ailanthus ... [xem thêm]

Hạnh nhân đắng là thảo dược gì?

(23)
Tên thông thường: hạnh nhân đắng, Almendra Amarga, Almendro Amargo, Amande Amère, Amandier Amer, Amandier à Fruits Amers, Amendoa Amarga, Amygdala Amara, Bitter Almond Oil, Bitter ... [xem thêm]

Cây riềng là thảo dược gì?

(42)
Tên thường gọi: Alpiniaofficinarum, Alpinie, Catarrh Root, China Root, Chinese Ginger, Colic Root, East India Catarrh RootTên khoa học: Alpinia galangal (L.) Sw. SynonymTác dụngCây ... [xem thêm]

Andiroba là thảo dược gì?

(93)
Tên thông thường: Andiroba-Saruba, Bastard Mahogany, Brazilian Mahogany, Caoba Bastarda, Caoba del Brasil, Caobilla, Carapa, Carapa guianensis, Carapa Rouge, Cedro, Cedro Macho, Crabwood, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN