Pectin

(3.58) - 73 đánh giá

Tìm hiểu chung

Pectin dùng để làm gì?

Pectin được sử dụng để điều trị và phòng ngừa:

  • Cholesterol cao
  • Chất béo trung tính cao
  • Ung thư ruột kết
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Ngộ độc do chì, stronti, các kim loại nặng khác
  • Tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Một số người áp dụng pectin lên da để chữa vết loét miệng và cổ họng.

Pectin có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của pectin là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của pectin là gì?

Đối với cholesterol cao, liều khuyến cáo là 15g pectin mỗi ngày.

Liều dùng của pectin có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Pectin có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của pectin là gì?

Pectin có các dạng bào chế:

  • Bột pectin khô
  • Viên nang pectin

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng pectin?

Khi dùng pectin có thể gây tác dụng phụ:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Khó tiêu
  • Hen suyễn

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng pectin, bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của pectin hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng pectin với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của pectin như thế nào?

Pectin có thể an toàn khi dùng trong thực phẩm và có thể an toàn khi dùng với lượng lớn thuốc.

Tương tác

Pectin có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng pectin.

Pectin có thể tương tác với:

Kháng sinh tetracycline

Pectin có thể làm giảm lượng kháng sinh tetracycline có thể hấp thu. Dùng pectin với kháng sinh tetracycline có thể làm giảm hiệu quả của tetracycline.

Bạn nên tránh sự tương tác này với pectin, nên dùng pectin hai giờ trước hoặc bốn giờ sau khi dùng kháng sinh tetracycline.

Một số kháng sinh tetracycline bao gồm demeclocycline (Declomycin®), minocycline (Minocin®) và tetracycline (Achromycin®).

Digoxin (Lanoxin®)

Pectin có thể làm giảm sự hấp thu và làm giảm hiệu quả của digoxin (Lanoxin®).

Bạn nên dùng digoxin một giờ trước hoặc bốn giờ sau khi dùng pectin để ngăn ngừa sự tương tác này.

Lovastatin (Mevacor®)

Lovastatin (Mevacor®) được sử dụng để làm giảm cholesterol. Pectin có thể làm giảm lượng lovastatin (Mevacor®) cơ thể hấp thụ và làm giảm hiệu quả của lovastatin (Mevacor®).

Bạn nên uống pectin ít nhất một giờ sau khi dùng lovastatin (Mevacor®).

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dầu hướng dương là thảo dược gì?

(32)
Tên thông thường: Aceite de Girasol, Adityabhakta, Corona Solis, Fleurs de Soleil, Grand Soleil, Hélianthe, Hélianthe Annuel, Helianthi Annui Oleum, Helianthus annuus, Huile de Graines de ... [xem thêm]

Lipase có tác dụng gì?

(34)
Tìm hiểu chungLipase dùng để làm gì?Lipase là một enzyme tiêu hóa được tìm thấy trong nhiều thực vật, động vật, vi khuẩn và nấm mốc. Người ta dùng lipase ... [xem thêm]

Ipriflavone

(55)
Tìm hiểu chungIpriflavone dùng để làm gì?Ipriflavone được lấy từ đậu nành. Ipriflavone được sử dụng cho:Phòng ngừa và điều trị xương yếu (loãng xương) ở ... [xem thêm]

Hoàng kỳ

(21)
Tên gọi: hoàng kỳ, hoàng kỳ mạc giápTên khoa học: astragalus propinquusTên tiếng Anh: mongolian milkvetch Tìm hiểu chung về thảo dược hoàng kỳTác dụng của hoàng ... [xem thêm]

Hoa cúc trắng

(29)
Tên thường gọi: Hoa cúc trắng, bạch hoaTên tiếng Anh: DaisyTên khoa học: Chrysanthemum maximum L.Họ: Cúc (Asteraceae)Tìm hiểu chungTổng quan về cây hoa cúc trắngHoa ... [xem thêm]

Trà xanh là thảo dược gì?

(36)
Tìm hiểu chungTrà xanh dùng để làm gì?Trà xanh được uống để cải thiện sự tỉnh táo và tư duy.Trà xanh cũng được dùng để giảm trầm cảm, bệnh gan nhiễm ... [xem thêm]

Cây chùm ngây là thảo dược gì?

(92)
Tên gốc: Cây chùm ngây, rau chùm ngâyTên gọi khác: Ba đậu dại, bồn bồn, cây cải ngựa, cây dùi trống, cây dầu belTên khoa học: Moringa oleifera Lamk.Tên tiếng ... [xem thêm]

Công dụng của tiêu trắng

(22)
Tác dụngTiêu trắng dùng để làm gì?Hạt tiêu trắng có ở các nước châu Á nhiệt đới. Tiêu đen và tiêu trắng đều đến từ cùng một cây, nhưng quy trình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN