Khi con hư hay không nghe lời thì bạn sẽ làm gì? Bạn có thường đánh con như một biện pháp để dạy dỗ và răn đe hay không?
Liệu phương pháp dùng đòn roi có thật sự hiệu quả như mọi người thường nghĩ, hay đôi khi đó chỉ là kết quả của việc bạn đang nóng giận và mất kiểm soát? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những cách dạy con hay và hiệu quả khi con không vâng lời.
Giữ tinh thần lạc quan
Đánh đòn có thể mang lại nhiều hệ quả hơn, chẳng hạn như:
- Bé có hành vi chống đối;
- Con trở nên hiếu thắng;
- Làm con bị thương;
- Tác động xấu đến tinh thần con.
Thêm vào đó, những nhà nghiên cứu cho rằng việc này không hiệu quả. Nếu dùng những lời cổ vũ có tính tích cực khi con làm điều tốt, cũng như khen ngợi thành quả của bé sẽ hiệu quả hơn.
Thấu hiểu
Bạn nên học cách khuyên bảo bé, tất nhiên phải tự kiềm chế mình và không nóng giận với bé. Mẹ phải kiên nhẫn, thương yêu bé nhưng cũng phải kiên quyết trong mọi chuyện.
Đừng dễ dàng bỏ qua các lỗi của bé
Nhiệm vụ của mẹ là hướng dẫn bé cách giải quyết phù hợp trong những tình huống khó khăn. Những đứa trẻ ương bướng thường không biết nên làm gì tiếp theo và trông chờ vào sự hướng dẫn của mẹ. Có hàng nghìn lý do cho việc bé ương bướng với mẹ nhưng sau đó, bé lại bối rối vì không biết phải làm gì tiếp theo.
Chính lúc này là thời điểm để mẹ dạy dỗ bé nên và không nên làm điều gì. Tuyệt đối không được dùng đến roi vọt.
Đặt giới hạn
Thực tế, bé luôn cần sự hướng dẫn và muốn mẹ đề ra những giới hạn. Vì vậy, mẹ hãy giúp bé học hỏi cách ứng xử thích hợp và không nên làm điều gì nhé!
Tăng cường những biểu hiện tốt
Thay vì luôn phải nổi giận với cách cư xử không tốt của bé, mẹ hãy giúp bé cư xử một cách phù hợp. Đơn giản nhất, bố mẹ nên tập cho bé thói quen nói cám ơn hoặc câu xin phép. Đây cũng là cách mà bạn khuyến khích bé cư xử tốt hơn.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thường xuyên chú ý quan sát và ngăn bé có những biểu hiện xấu như khi bé bị té và trầy tay chân thì khóc toáng lên. Khi bé khóc to, thay vì quát và buộc con im lặng, mẹ hãy bế bé đến một chỗ ngồi thoải mái để bé có thể bình tĩnh lại.
Trao quyền cho bé
Mẹ có thể cho bé cơ hội để bé được làm những việc theo sở thích của mình. Điều này cho phép bé tự kiểm soát tất cả hành động của mình.
Khi bố mẹ yêu cầu bé dọn giường hoặc quét sân, mẹ phải hướng dẫn cho bé cách làm. Mẹ nên dành thời gian để dạy bé cách làm những công việc mới và cùng bé làm cho đến khi bé thực sự tự làm được. Thi thoảng cách cư xử của bé có thể giống như bé đang ương bướng, nhưng thực ra đơn giản chỉ là bé không biết cách để làm công việc được giao mà thôi.
Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về những biện pháp khiến trẻ nghe lời thay vì dùng đòn roi, đồng thời cũng là các cách giúp bạn kiềm chế bản thân để giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan và gắn kết tình cảm của thành viên trong gia đình.