Nội soi bàng quang

(4.06) - 21 đánh giá

Chú ý: thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn tổng quát. Những trình tự, thao tác và cách thực hiện có thể khác nhau giữa các bệnh viện khác nhau. Bạn cần tuân theo những chỉ dẫn được đưa ra bởi bác sĩ hoặc bệnh viện mà bạn tham gia điều trị.

Nội soi niệu đạo – bàng quang là gì?

Nội soi niệu đạo – bàng quang là một thủ thuật, giúp bác sĩ khảo sát đường tiểu dưới, bao gồm niệu đạo và bàng quang, thông qua máy nội soi. Nội soi niệu đạo – bàng quang được yêu cầu thực hiện với nhiều lý do khác nhau.

Ống kính nội soi là ống nhỏ, được đưa vào trong bàng quang thông qua ngã niệu đạo (là đường dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra ngoài). Có 2 loại ống soi:

  • Ống soi mềm là 1 ống nhỏ, mềm, gồm những bó sợi quang học, độ dày khoảng cỡ bút chì. Đầu ống soi mềm có thể uốn cong, giúp quan sát diện rộng.
  • Ống soi cứng là 1 ống nhỏ, cứng, thẳng và dĩ nhiên không thể khảo sát hết toàn bộ bàng quang.

Bác sĩ có thể nhìn trực tiếp vào ống nội soi hoặc qua màn hình máy tính giúp hiển thị các hình ảnh soi được.

Cả 2 loại ống nội soi có những kênh thao tác phụ, giúp đưa những thiết bị nhỏ khác vào trong thao tác. Ví dụ, bác sĩ có thể lấy 1 mẫu mô nhỏ (sinh thiết) từ niêm mạc của bàng quang, bằng cách sử dụng 1 dụng cụ gắp được đưa vào qua một kênh thao tác phụ.

Ống nội soi mềm là loại thường được sử dụng nhất. Vì ống loại này mềm, di chuyển dễ dàng và linh hoạt theo những đường cong của niệu đạo. Bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ mặt trong của bàng quang.Tuy nhiên, ống nội soi cứng lại cho phép đưa những dụng cụ đa dạng qua các kênh thao tác phụ tốt hơn, đây là những thiết bị cần thiết cho những mục đích khác nhau.

Khi nào cần thực hiện nội soi niệu đạo – bàng quang?

Để giúp chẩn đoán – theo dõi

Nội soi niệu đạo – bàng quang có thể được thực hiện để giúp tìm ra nguyên nhân của những triệu chứng như:

  • Nhiễm trùng đường tiểu thường xuyên.
  • Có máu trong nước tiểu (tiểu máu).
  • Tiểu không kiểm soát.
  • Những tế bào bất thường tìm thấy trong mẫu nước tiểu.
  • Đau dai dẳng khi đi tiểu.
  • Khó khăn khi đi tiểu (có thể do phì đại tiền liệt tuyến hoặc hẹp niệu đạo).

Thường thì kết quả nội soi niệu đạo – bàng quang là bình thường.Tuy nhiên, nó giúp loại trừ một số nguyên nhân bệnh lý. Nội soi niệu đạo – bàng quang cũng có thể được thực hiện để theo dõi diễn tiến của bệnh hay sau điều trị. Ví dụ, một số người nội soi niệu đạo bàng quang định kì sau khi điều trị khối u bàng quang. Nó giúp phát hiện sớm sự tái phát, điều mà có thể được điều trị ngay trước khi khối u xâm lấn hoặc di căn xa.

Giúp điều trị hoặc để thực hiện một số quy trình

Bằng cách sử dụng những dụng cụ đa dạng được đưa vào qua những kênh thao tác phụ, bác sĩ có thể:

  • Lấy sỏi từ bàng quang. Nếu viên sỏi kẹt cao hơn – trong niệu quản – bác sĩ có thể đưa kính nội soi tới niệu quản can thiệp.
  • Lấy mẫu nước tiểu từ mỗi niệu quản. Mẫu này giúp kiểm tra nhiễm trùng hoặc khối u liên quan tới mỗi bên thận.
  • Lấy ra những polyp nhỏ hoặc khối u từ lớp niêm mạc của bàng quang.
  • Đặt một ống thông nhỏ vào trong một niệu quản bị hẹp. Ống này giúp nước tiểu dễ lưu thông.
  • Thực hiện 1 kỹ thuật Xquang đặc biệt đó là chụp niệu quản bể thận ngược dòng. Bác sĩ có thể bơm thuốc cản quang vào mỗi bên niệu quản dẫn tới bể thận. Nó sẽ thể hiện lên film Xquang và cho biết những vấn đề của bể thận hoặc niệu quản.
  • Cắt đốt tiền liệt tuyến (bằng cách sử dụng 1 dụng cụ đặc biệt cắt bỏ mô tiền liệt tuyến từng ít một).

Nội soi niệu đạo – bàng quang được thực hiện như thế nào?

Nội soi niệu đạo – bàng quang thường được thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú hoặc bệnh nhân điều trị trong ngày. Thủ thuật được thực hiện trong khi bạn vẫn tỉnh táo. Một số người được cho thuốc an thần để giúp họ thư giãn.

Bạn cần mặc đồ bệnh viện và nằm ngửa lưng trên giường phẳng. Bên ngoài niệu đạo và khu vực da xung quanh sẽ được vệ sinh sạch. Sau đó bác sĩ sẽ bôi ít gel vào lỗ niệu đạo và lên ống soi. Gel này giúp kính nội soi đi vào niệu đạo dễ dàng hơn, giúp giảm khó chịu cho người bệnh.

Sau đó bác sĩ sẽ đẩy ống nội soi nhẹ nhàng vào trong niệu đạo và hướng về bàng quang. Bác sĩ sẽ nhìn cẩn thận ở lớp lót của niệu đạo và bàng quang. Nước vô trùng sẽ được đưa qua kênh phụ trong ống nội soi để làm đầy bàng quang từ từ. Điều này giúp bác sĩ quan sát niêm mạc của bàng quang dễ dàng hơn. Khi bàng quang của bạn đầy, bạn sẽ cảm thấy mắc tiểu, điều này có thể làm bạn hơi khó chịu.

Một lần nội soi bàng quang mất khoảng 5-10 phút nếu chỉ để kiểm tra bên trong bàng quang. Thời gian này có thể dài hơn nếu bác sĩ thực hiện 1 số thủ thuật khác – ví dụ, lấy mẫu mô làm giải phẫu bệnh từ lớp niêm mạc của bàng quang.

Sau đó ống nội soi được kéo nhẹ nhàng ra ngoài. Bác sĩ có thể nói ngay với bạn những gì họ đã thấy bên trong bàng quang sau khi thực hiện. Nếu bạn có làm giải phẫu bệnh, mẫu bệnh phẩm được gửi đi xét nghiệm và được nhìn dưới 1 kính hiển vi. Có thể phải mất vài ngày để có kết quả mô học.

Trong vài trường hợp, thuốc gây mê toàn thân sẽ được sử dụng khi tiến hành nội soi bàng quang, đặc biệt nếu sử dụng ống nội soi cứng. Ngoài ra, tê tủy sống cũng có thể được áp dụng để giúp vô cảm cho nửa dưới cơ thể.

Những tác dụng phụ nào hoặc những biến chứng có thể có?

Hầu hết không có bất cứ vấn đề nào khi tiến hành nội soi niệu đạo – bàng quang. Tuy nhiên, như bất kỳ thủ thuật xâm lấn khác, trong vòng 24h đầu, bạn có thể có cảm giác nóng nhẹ khi đi tiểu, và cảm thấy cần đi tiểu nhiều hơn bình thường. Tương tự, nước tiểu có thể có màu hồng do chảy máu nhẹ, đặc biệt khi thực hiện sinh thiết lấy mẫu mô xét nghiệm. Thỉnh thoảng, sau nội soi có thể bị nhiễm trùng tiểu trong thời gian ngắn. Nó có thể gây sốt (thân nhiệt cao) và đau khi bạn đi tiểu. Hiếm hơn, dụng dụ nội soi có thể gây tổn thương hoặc làm lủng bàng quang.

Sau khi nội soi bàng quang, hãy nói với bác sĩ của bạn nếu:

  • Đau hoặc chảy máu nghiêm trọng.
  • Bất kỳ sự đau hoặc chảy máu kéo dài hơn 2 ngày.
  • Bùng phát những dấu hiệu của nhiễm trùng như là sốt, đau hông lưng…

Tài liệu tham khảo

https://patient.info/health/cystoscopy

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. Nguyễn Thị Thúy Anh - Ths. BS. Dương Quang Huy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phân tích nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi

(44)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm máu tìm đột biến làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi (phân tích nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến ... [xem thêm]

X-quang ngực

(40)
Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang ngựcBộ phận cơ thể/mẫu thử: NgựcTìm hiểu chungChụp X-quang ngực là gì?Chụp X-quang ngực là ảnh chụp lại phần ngực ... [xem thêm]

Khi nào cần nội soi dạ dày tá tràng ở trẻ em

(42)
Viêm loét dạ dày – hành tá tràng. Bệnh tưởng như chỉ có ở người lớn. Nhưng không, trẻ con cũng bị khá nhiều và dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác. ... [xem thêm]

Sàng lọc sinh hóa máu

(87)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm sàng lọc sinh hoá máuBộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm sàng lọc sinh hoá máu là gì?Xét nghiệm sàng lọc ... [xem thêm]

Chụp CT đại tràng (nội soi đại tràng ảo)

(99)
CT là viết tắt của Computerized Tomography (chụp cắt lớp vi tính). Chụp CT đại tràng sử dụng một máy quét CT để tạo nên hình ảnh chi tiết của đại trực ... [xem thêm]

Hồng cầu hình liềm

(16)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm hồng cầu hình liềmBộ phận cơ thể/mẫu thử: máuTìm hiểu chungXét nghiệm hồng cầu hình liềm là gì?Xét nghiệm hồng cầu ... [xem thêm]

Xác định HLA

(85)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm xác định HLA, xét nghiệm định týp mô, xét nghiệm tương hợp mô, phản ứng chéo HLA, xét nghiệm xác định kháng thể kháng ... [xem thêm]

Khí CO trong máu

(46)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm khí CO trong máuBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu (function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN