Các bộ phận trên cơ thể kết hợp với nhau có thể tạo thành chuỗi chuyển động. Việc hiểu cách cơ thể vận động và chuỗi chuyển động là điều vô cùng cần thiết để rèn luyện sức khỏe hiệu quả.
Khái niệm về chuỗi chuyển động bắt nguồn từ năm 1875, khi một kỹ sư cơ khí tên là Franz Reuleaux cho rằng khi một loạt các phân đoạn chồng chéo được nối qua các khớp nối sẽ tạo ra một hệ thống cho phép sự chuyển động của một khớp, có thể ảnh hưởng đến chuyển động của một khớp khác trong liên vận động. Tiến sĩ Arthur Steindler đã áp dụng lý thuyết này vào năm 1955, bao gồm sự phân tích về chuyển động của con người. Steindler cho rằng các bộ phận như là tay và chân được xem như các phân đoạn chồng chéo cứng nhắc. Từ đó, ông đã xác định chuỗi động lực như “sự kết hợp của một số khớp nối được sắp xếp liên tục tạo thành một đơn vị chuyển động phức tạp”. Các chuyển động xảy ra trong các phân đoạn thể hiện dưới hai dạng cơ bản là mở và đóng.
Chuỗi chuyển động mở
Chuỗi chuyển động mở được định nghĩa là sự kết hợp của các khớp nối được sắp xếp hoàn chỉnh, trong đó phân đoạn cuối có thể di chuyển tự do. Trong một chuỗi chuyển động mở, những vị trí xa nhất của tứ chi hay đoạn cuối của chuỗi xa cơ thể nhất có thể di chuyển tự do và không cố định vào bất kỳ vật gì. Dưới đây là một số ví dụ về các bài tập chuỗi chuyển động mở:
- Tư thế ngồi duỗi chân;
- Bài tập cuốn tạ tập đùi sau;
- Bài tập đẩy cơ ngực;
- Bài tập cuốn tạ đơn cho cơ tay trước;
- Bài tập thể hình cho nhóm cơ xô.
Chuỗi chuyển động đóng
Các bài tập chuỗi chuyển động đóng có vai trò như một điều kiện hoặc môi trường mà trong đó phần xa của tứ chi bị cố định bên ngoài và hạn chế sự di chuyển. Trong một chuyển động đóng, phần cuối cùng của các chi được cố định, tăng lực ép khớp và sau đó gia tăng sự ổn định khớp. Sau đây là các bài tập chuỗi chuyển động đóng được xem là thiết thực hơn các bài tập chuỗi chuyển động mở.
- Bài tập gánh tạ và đứng, ngồi lên xuống;
- Bài tập trượt tường;
- Bài tập tạo cơ mông;
- Bài tập thể hình elliptical − Chạy trên máy tập;
- Bài tập stair stepper − bước lên, xuống cầu thang;
- Bài tập trên máy Versa Climber;
- Hít đất tập ngực và cơ tay.
Việc hiểu được cách cơ thể và tất cả các phân đoạn của nó hoạt động cùng nhau như thế nào rất cần thiết trong việc phát triển các chương trình tập luyện hiệu quả. Hơn nữa, biết được sự khác nhau giữa các chuỗi chuyển động mở và đóng có thể giúp bạn lựa chọn bài tập thích hợp dựa trên nhu cầu cá nhân của từng người.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 3 loại bài tập hỗ trợ giảm đau cho người mắc thoái hóa đốt sống cổ
- Bí quyết ăn uống đúng chuẩn giúp phát triển cơ bắp