6 cách ngăn ngừa cơn đau bàn chân hiệu quả

(3.96) - 76 đánh giá

Cơn đau bàn chân gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động hàng ngày của bạn. Vậy làm sao để ngăn ngừa các cơn đau này xảy ra?

Đi lại quá nhiều hay vận động quá sức có thể khiến cho bàn chân của bạn bị đau nhức. Về lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến các bệnh lý về xương khớp khác nhau. Với 6 mẹo sau đây, bạn có thể phần nào cắt giảm được các cơn đau bàn chân một cách hiệu quả.

Giữ cân nặng hợp lý

Bàn chân là bộ phận nâng đỡ cả cơ thể. Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì thì áp lực dồn lên bàn chân càng cao. Điều này khiến bàn chân của bạn dễ bị mỏi và đau hơn. Về lâu về dài, các cơ xương khớp ở bàn chân sẽ bị tổn thương, khiến bạn gặp khó khăn trong di chuyển.

Bác sĩ cho rằng cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ dẫn đến chứng đau bàn chân là duy trì cân nặng hợp lý. Nếu các cơn đau bàn chân gây cản trở bạn trong việc luyện tập thể dục, bạn cũng có thể tìm một môn thể thao ít tác động đến bàn chân như bơi lội để luyện tập tăng cường sức khỏe.

Thực hiện các bài tập dành cho bàn chân

Theo tuổi tác, các cơ bắp chân của bạn có thể bị siết chặt, điều này tạo ra nhiều áp lực lên bàn chân của bạn hơn. Bạn nên duỗi thẳng bắp chân của mình thường xuyên bằng cách đi bộ, tập thể dục để ngăn chặn chứng đau bàn chân. Bạn nên thực hiện động tác duỗi thẳng chân ít nhất 3 lần một ngày để đạt được kết quả như mong muốn. Động tác này được thực hiện như sau:

  • Nhón chân và nâng gót chân cao nhất có thể;
  • Từ từ hạ gót chân của bạn xuống và giữ trong 10 giây trước khi gót chân trở về vị trí ban đầu;
  • Lặp lại thao tác này 10 lần. Đừng cố nâng gót chân của bạn cao hơn so với khả năng của mình. Nếu bạn cảm thấy khó thực hiện thao tác ở 2 bàn chân cùng một lúc thì hãy lần lượt thực hiện trên từng bàn chân.

Hạn chế mang giày cao gót

Giày cao gót có thể giúp bạn tôn lên vẻ đẹp cơ thể cũng như phong cách của bản thân, nhưng nó lại là tác nhân gây tổn hại đến bàn chân của bạn. Một nghiên cứu cho biết việc mang giày cao gót chỉ trong 1 giờ cũng có thể khiến bạn xuất các cơn đau ở bàn chân.

Mang giày vừa chân

Việc cố gắng mang những đôi giày không vừa vặn có thể dẫn đến nhiều vấn đề cho chân bạn như hư móng chân, thối móng, viêm tấy chân, phồng da chân và đau bàn chân.

Số đo bàn chân có thể thay đổi theo độ tuổi. Nếu bạn không thể biết được số đo chính xác của bàn chân, bạn nên đến cửa hàng để trực tiếp lựa giày và được tư vấn, đừng đặt hàng online, tránh tình trạng tiếc tiền mà phải mang các đôi giày chật chội, không đúng với số đo của mình.

Đi đứng và nghỉ ngơi hợp lý

Ngồi cả ngày có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, việc đứng cả ngày cũng không phải là một lựa chọn lý tưởng. Do đó, bạn nên kết hợp việc đi đứng, ngồi và nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu công việc đòi hỏi bạn phải đứng cả ngày thì bạn nên tranh thủ thời gian nghỉ trưa để cho bàn chân thư giãn và phục hồi chức năng sau khi làm việc trong thời gian dài.

Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể

Chuột rút có thể làm cho bàn chân của bạn đau buốt. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm cả việc thiếu nước và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng. Vì vậy, để hạn chế các cơn đau bàn chân xuất hiện đột ngột, bạn hãy uống nhiều nước, đặc biệt là khi tập thể dục. Chuột rút cũng có thể do tình trạng cơ thể thiếu hụt kali. Để bổ sung loại khoáng chất này, bạn hãy tiêu thụ những loại thức ăn như chuối hay rau chân vịt.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phần nào ngăn chặn được các cơn đau bàn chân khó chịu để bạn vận động và làm việc hiệu quả hơn. Nếu cơn đau trở nặng, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn các loại thuốc giảm đau hiệu quả. Thông thường, bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không steroid (còn được gọi là NSAIDs) để giảm đau và viêm hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Herpes

(26)
Bạn đang gặp rắc rối với các nốt mụn nước xung quanh môi, miệng? Tình trạng nổi mụn rộp ở bộ phận sinh dục khiến bạn khó chịu? Đây đều là những ... [xem thêm]

Vì sao trẻ sinh mổ dễ bị tiểu đường tuýp 1?

(64)
Nếu sớm nhận biết các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro sức khỏe và có thể ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Tiểu ... [xem thêm]

Lợi ích của dầu dừa

(22)
Hiện nay, hẳn không ít chị em phụ nữ dùng dầu dừa làm son dưỡng. Dầu dừa còn dùng để nấu ăn, xay sinh tố, dưỡng tóc hay dưỡng ẩm. Nhưng tất cả công ... [xem thêm]

Bệnh võng mạc tiểu đường

(19)
Tiểu đường có thể gây hại cho mắt. Nó có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, phần sau của mắt, được gọi là bệnh võng mạc tiểu ... [xem thêm]

Uống vitamin vào thời điểm nào để hiệu quả nhất?

(27)
Vitamin rất cần cho hoạt động sống bình thường của cơ thể. Do đó, bạn cần biết uống vitamin vào thời điểm nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Tùy thuộc ... [xem thêm]

Cách chữa nói lắp ở trẻ em

(42)
Nói lắp không phải là trường hợp hiếm gặp ở trẻ trong giai đoạn từ 2-5 tuổi. Đây là thời điểm quan trọng của quá trình phát triển ngôn ngữ. Nói lắp ... [xem thêm]

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)

(26)
Tìm hiểu chungRối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là bệnh gì?Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là tình trạng tâm thần không ổn định bao gồm ... [xem thêm]

Nguy cơ sốc độc do dùng băng vệ sinh không đúng cách

(98)
Sốc độc là một hội chứng khá nguy hiểm và có thể xảy ra ở mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi hoặc giới tính. Tuy không phải là bệnh thường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN