9 tác dụng của tinh dầu khuynh diệp và lưu ý khi dùng

(4.5) - 30 đánh giá

Tinh dầu khuynh diệp có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe, chẳng hạn như làm giảm nghẹt mũi, chống nhiễm trùng, kháng nấm…

Việc sử dụng tinh dầu để chăm sóc cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần đã được ưa chuộng qua nhiều thế kỷ cũng như nhiều nền y học khác nhau. Dĩ nhiên, không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà các chiết xuất thực vật mang đến, đặc biệt là tinh dầu khuynh diệp.

Bài viết sau, Chúng tôi sẽ bật mí 9 tác dụng nổi bật mà loại dầu này mang đến cũng như các lưu ý khi sử dụng để tránh lợi bất cập hại.

9 công dụng của tinh dầu khuynh diệp

1. Tinh dầu khuynh diệp trị ho

Từ lâu, dầu khuynh diệp đã được dùng để giảm các tình trạng ho tạm thời hoặc mạn tính. Ngày nay, có nhiều loại thuốc ho không kê đơn chứa chiết xuất từ khuynh diệp nhằm giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.

Một cách sử dụng khá phổ biến là xoa nhẹ dầu lên khu vực ngực và cổ họng để làm giảm các triệu chứng ho do cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường.

2. Làm ấm ngực và long đờm

Bạn muốn ho nhưng dường như không thể nên rất khó chịu? Tinh dầu chiết xuất từ lá khuynh diệp không chỉ có khả năng làm dịu cảm giác ho mà còn mang đến tác dụng long đờm.

Ngửi trực tiếp tinh dầu từ lọ hoặc khuếch hương thơm sẽ khiến khu vực cổ họng được thư giãn, hóa lỏng đờm nhằm giúp bạn đào thải chất nhầy dễ dàng hơn.

3. Xua đuổi muỗi và côn trùng

Muỗi và các loại côn trùng khác mang những căn bệnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Do vậy, việc xua đuổi hoặc tiêu diệt chúng là điều cần thiết cũng như nên làm. Các loại thuốc xịt hóa học tuy rất phổ biến, công hiệu nhưng cũng chứa nhiều thành phần mạnh, dễ gây kích ứng da nếu tiếp xúc phải.

Vì thế, việc dùng tinh dầu đuổi muỗi, chẳng hạn như tinh dầu bạch đàn được ưa chuộng hơn cả bởi không những bạn có thể thoải mái sinh hoạt trong nhà mà vẫn ngăn không cho côn trùng dám đến gần.

4. Khử trùng vết thương

Những thổ dân Úc đã sử dụng lá khuynh diệp để điều trị vết thương cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngày nay, nhiều người dùng tinh dầu chiết xuất từ lá khuynh diệp pha loãng bôi trên da nhằm chống viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

5. Giảm nghẹt mũi

Các tình trạng hô hấp như nghẹt mũi hoặc viêm xoang có thể được giảm nhẹ bằng cách xông hơi và cho thêm một vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào chậu nước nóng.

Dầu phản ứng với màng nhầy, do vậy biện pháp này không những làm giảm chất nhầy ở khoang mũi mà còn giúp cơ thể dễ dàng đào thải chúng ra bên ngoài hơn.

6. Tinh dầu khuynh diệp trị đau đầu

Dầu khuynh diệp là một trong những loại tinh dầu tốt nhất để làm giảm cơn đau đầu vì nó có thể làm giảm áp lực lên vùng xoang, nguyên nhân khiến bạn bị khó chịu. Tinh dầu cũng có các đặc tính tăng cường sức khỏe tinh thần và thúc đẩy thư giãn các cơ mặt đang bị căng thẳng.

7. Hỗ trợ cho bệnh viêm tai

Tinh dầu chiết xuất từ khuynh diệp hoạt động như một chất kích thích giúp làm thông thoáng đường hô hấp. Bên cạnh đó, đặc tính kháng khuẩn của dầu cũng sẽ giúp làm giảm hiện tượng tích tụ chất lỏng bên trong tai do bệnh viêm tai gây ra, cải thiện các triệu chứng nhiễm trùng tai và đau tai.

8. Giảm đau cơ và vết bầm

Bên cạnh làm giảm đau đầu thì tinh dầu chiết xuất từ khuynh diệp cũng mang đến tác dụng tương tự đối với tình trạng đau cơ bắp hoặc vết bầm tím. Biện pháp xoa bóp đều đặn bằng dầu sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến khu vực bị ảnh hưởng, qua đó mang đến hiệu quả làm dịu, giảm đau.

9. Hơi thở có mùi thơm mát

Bạc hà không phải là vũ khí duy nhất chống lại tình trạng hôi miệng. Do đặc tính kháng khuẩn mà tinh dầu khuynh diệp có thể được sử dụng để chống lại vi trùng khiến hơi thở có mùi. Ngoài ra, dầu còn giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trên răng và nướu bằng cách tấn công các vi khuẩn gây sâu răng.

Mẹo hay để dùng tinh dầu khuynh diệp

♥ Khử trùng khu vực sinh hoạt: Cho 20 giọt dầu khuynh diệp vào một bình xịt chứa đầy nước. Lắc đều, xịt lên các bề mặt mà bạn và các thành viên trong gia đình hay tiếp xúc hoặc khuếch tán 5 giọt dầu bằng máy khuếch tán để diệt phần nào vi trùng.

♥ Ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc: Thêm 5 giọt dầu khuynh diệp vào máy hút bụi hoặc nước lau nhà để kìm hãm sự phát triển của nấm mốc trong nhà bạn.

♥ Đuổi chuột: Thêm 20 giọt dầu khuynh diệp vào một bình xịt chứa đầy nước và phun lên các khu vực dễ bị chuột ghé thăm, chẳng hạn như các lỗ nhỏ trong nhà, các hộc tủ… Bạn nên thật trọng nếu trong nhà có nuôi mèo, vì dầu khuynh diệp có thể gây khó chịu cho chúng.

♥ Cải thiện tình trạng dị ứng theo mùa: Khuếch tán 5 giọt tinh dầu khuynh diệp tại nhà hoặc nơi làm việc hoặc dùng 2 – 3 giọt dầu bội lên thái dương và ngực.

♥ Giảm ho: Trộn đều tinh dầu bạc hà và khuynh diệp theo tỷ lệ bằng nhau. Sau đó bôi lên ngực và phía sau cổ.

♥ Chữa nghẹt mũi: Đổ một cốc nước sôi vào bát và thêm 1 giọt tinh dầu khuynh diệp vào đó. Sau đó dùng một chiếc khăn bông lớn để trùm dầu và xông. Khi xông, bạn nên hít thở sâu trong 5 đến 10 phút.

♥ Làm giảm đau họng: Thoa 2 giọt dầu khuynh diệp lên ngực và cổ họng hoặc khuếch tán 5 giọt tại nhà, nơi làm việc.

♥ Chữa viêm tai: Bôi 2 giọt tinh dầu khuynh diệp vào sau gáy và phía sau tai cũng như phần ngoài của ống tai. Lưu ý là nếu dùng cho trẻ, bạn nên pha loãng dầu.

♥ Tăng cường hệ thống miễn dịch: Hãy kết hợp khuynh diệp, tinh dầu đinh hương, chanh, tinh dầu quế và hương thảo. Bạn cũng có thể khuếch tán 5 giọt dầu khuynh diệp tại nhà hoặc nơi làm việc.

♥ Giảm kích ứng da: Nhỏ 2 giọt dầu chiết xuất khuynh diệp vào một miếng bông sạch và chà lên khu vực bị kích ứng từ 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi vấn đề được giải quyết.

♥ Làm dịu vết côn trùng cắn: Thoa 2 giọt dầu khuynh diệp vào một miếng bông sạch và bôi lên vết côn trùng cắn ba lần mỗi ngày cho đến lúc vết sưng dịu đi hoàn toàn.

♥ Tăng cường năng lượng: Bạn hãy khuếch tán 5 giọt dầu khuynh diệp tại phòng ngủ hoặc dùng 2 giọt dầu để thoa trên thái dương và sau gáy. Biện pháp này cũng có thể được áp dụng để giảm đau đầu nữa đấy.

♥ Chữa hôi miệng: Tận dụng tinh dầu như một loại nước súc miệng tự nhiên bằng cách thêm 1 – 2 giọt vào nước và súc miệng 2 lần sáng tối.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu khuynh diệp

Tinh dầu chiết xuất từ khuynh diệp không an toàn nếu được sử dụng bằng đường uống. Do đó, bạn chỉ nên ngửi hoặc bôi ngoài da. Nếu bạn sử dụng dầu cho mục đích chăm sóc sức khỏe răng miệng, hãy cố gắng tránh việc nuốt vào.

Những người có làn da nhạy cảm nên pha loãng tinh dầu này với một loại dầu nền khác (như dầu thầu dầu hoặc dầu jojoba) trước khi sử dụng nó trên da. Bạn cũng nên pha loãng dầu khuynh diệp trước khi bôi tại chỗ cho trẻ nhỏ và tránh sử dụng trên mặt vì có thể gây khó chịu.

Đã có những trường hợp ngộ độc hoặc kích ứng da tinh dầu khuynh diệp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy, bạn cần hết sức lưu tâm khi cho trẻ sử dụng.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn có thể bị liệt toàn thân do tác dụng phụ của gây tê tủy sống?

(59)
Hiện nay, phương pháp gây tê tủy sống đang được sử dụng rộng rãi trong các ca phẫu thuật tiết niệu, sản phụ khoa… Tuy nhiên, do tác dụng phụ của gây tê ... [xem thêm]

Thuốc điều trị vô sinh ở nam giới

(46)
Ngày nay, y học ngày càng phát triển nên đã giải quyết được vấn đề vô sinh ở nam giới và suy giảm tuyến giáp là bệnh lý duy nhất được trị bằng ... [xem thêm]

Bài tập và chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư vú

(68)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

Giúp con tự tin hơn chỉ với 9 bí quyết nhỏ

(78)
Có rất nhiều yếu tố khiến trẻ nhỏ trở nên nhút nhát, thụ động chẳng hạn như tính cách, môi trường xung quanh… Tuy nhiên, bạn có thể giúp con tự tin hơn ... [xem thêm]

Đánh bại đau lưng do thoát vị đĩa đệm nhờ thiết bị Vertetrac

(96)
Thoát vị đĩa đệm đang dần trở thành một căn bệnh gây nguy hiểm và tổn thương đến cột sống của người bệnh. Vậy chúng ta sẽ mất thời gian bao lâu ... [xem thêm]

Phúc bồn tử không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng

(29)
Phúc bồn tử là một trong những loại quả rất được ưa chuộng bởi không những chỉ trông thôi đã muốn ăn ngay, mà bản thân nó còn mang lại nhiều giá trị ... [xem thêm]

Có cần phải sử dụng sirô hỗ trợ tiêu hóa cho bé?

(21)
Bé quấy khóc, táo bón hay đầy hơi, mẹ dùng ngay sirô hỗ trợ tiêu hóa cho con. Thế nhưng, sirô này có tốt cho bé? Bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề này.Năm nay, ... [xem thêm]

8 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi cho con sử dụng thuốc

(11)
Những sai lầm này dễ dàng mắc phải đến mức những bà mẹ thận trọng nhất cũng có thể bị. Bạn nhận ra mình mắc bao nhiêu sai lầm trong những cái dưới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN