Chứng rối loạn điều chỉnh: dễ nhầm lẫn, khó phát hiện

(4.45) - 48 đánh giá

Chứng rối loạn điều chỉnh rất dễ nhầm lẫn nhưng khó phát hiện. Do đó bạn cần hiểu rõ về bệnh, tư vấn bác sĩ đúng lúc và điều trị kịp thời.

Bạn biết gì về chứng rối loạn điều chỉnh?

Rối loạn điều chỉnh là tình trạng bệnh ngắn hạn, xuất hiện khi một người phải đương đầu với khó khăn hay phải điều chỉnh do căng thẳng, chẳng hạn như các thay đổi trong cuộc sống, mất mát hay những sự kiện trong quá khứ. Vào năm 2013, hệ thống chẩn đoán sức khỏe tâm thần đã thay đổi tên của “chứng rối loạn điều chỉnh” thành “hội chứng đáp ứng stress”.

Nguyên nhân

Nhiều sự kiện khác nhau sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau của bệnh. Áp lực cũng sẽ khác nhau đối với những lứa tuổi khác nhau, bao gồm:

  • Sự ra đi của người thân;
  • Ly hôn hay gặp phải vấn đề trong các mối quan hệ;
  • Thay đổi trong cuộc sống thường ngày;
  • Bệnh hay các vấn đề sức khỏe khác đối với người bệnh hay người thân;
  • Chuyển đến thành phố hay nơi ở khác;
  • Trải qua sự kiện thảm khốc;
  • Lo lắng về tiền bạc.

Áp lực thường xảy ra ở trẻ vị thành niên bao gồm:

  • Mâu thuẫn hay vấn đề gia đình;
  • Gặp vấn đề trong học tập;
  • Vấn đề về giới tính.

Không có cách nào để dự đoán đối tượng chịu ảnh hưởng bởi vì những nguyên nhân giống nhau có khả năng dẫn đến chứng rối loạn điều chỉnh. Kỹ năng xã hội của bạn trước những sự kiện và cách bạn đương đầu với áp lực trong quá khứ cũng sẽ ảnh hưởng đến bệnh với mức độ đáng kể.

Những dấu hiệu của chứng rối loạn điều chỉnh

Triệu chứng của bệnh thường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến công việc hay cuộc sống xã hội. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Hành động thách thức người khác, dễ bốc đồng;
  • Rối loạn thần kinh, dễ căng thẳng;
  • Dễ xúc động, cảm thấy buồn hay thất vọng và thường bị ảnh hưởng bởi người khác;
  • Nhịp tim yếu và những vấn đề thể chất khác;
  • Run, co giật.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh dựa trên các dấu hiệu sau:

  • Những triệu chứng thường biến mất sau một thời gian, hầu hết các trường hợp sẽ kết thúc trong vòng 3 tháng;
  • Triệu chứng nghiêm trọng hơn dự đoán;
  • Không có sự xuất hiện của các chứng rối loạn liên quan khác;
  • Những triệu chứng không giống như sự đau buồn khi người thân qua đời.

Những triệu chứng nghiêm trọng dẫn đến tình huống người bệnh sẽ có ý nghĩ tự tử hay muốn tìm đến cái chết.

Kiểm tra và chẩn đoán

Bác sĩ sẽ làm các bài kiểm tra sức khỏe tâm thần để phát hiện những hành vi và triệu chứng bệnh. Bạn nên gặp chuyên gia thần kinh để được chẩn đoán kịp thời.

Chữa trị

Mục tiêu chính của chữa trị là làm giảm triệu chứng và giúp bạn quay về các hoạt động bình thường trước khi những sự kiện khủng hoảng xảy ra.

Hầu hết các chuyên gia sức khỏe tâm thần khuyên bạn nên dùng các liệu pháp đặc biệt. Loại chữa trị này giúp bạn nhận dạng hay thay đổi cách phản hồi với các áp lực của cuộc sống.

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một loại liệu pháp đặc biệt. Liệu pháp này giúp bạn giải quyết cảm xúc của mình:

  • Đầu tiên, chuyên gia sẽ giúp bạn nhận dạng những cảm xúc và ý nghĩ tiêu cực;
  • Sau đó, họ sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi suy nghĩ thành những hành động lành mạnh và có ích.

Cách chữa trị thường bao gồm:

  • Chữa trị lâu dài để khám phá những suy nghĩ và cảm xúc trong nhiều tháng hoặc dài hơn;
  • Liệu pháp gia đình, nơi bạn sẽ gặp chuyên viên cùng với gia đình;
  • Các nhóm tự giúp đỡ với sự ủng hộ từ những người khác giúp bạn tiến triển tốt hơn.

Bạn cũng nên dùng thuốc, tuy nhiên chỉ dùng các loại nằm trong liệu pháp chữa trị. Những thuốc này giúp ích trong việc giảm bớt các tình trạng sau:

  • Lo lắng trong thời gian dài;
  • Ngủ không đủ giấc;
  • Buồn hay khủng hoảng.

Sẽ rất hữu ích nếu bạn chuẩn bị trước các tình huống căng thẳng mà bạn phải đương đầu. Suy nghĩ tích cực cũng là cách tốt. Bạn cũng nên tham vấn các bác sĩ hay chuyên viên tư vấn cách xoay sở với những tình huống căng thẳng đặc biệt nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ bầu ăn sushi: Lợi hay hại?

(45)
Đối với mẹ bầu, sự hấp dẫn, tươi ngon của những miếng sushi thật khó lòng mà cưỡng lại được. Tuy nhiên, việc thưởng thức sushi trong thai kỳ cần ... [xem thêm]

11 cách trị tật mút tay cho bé hiệu quả

(61)
Mẹ đang bực mình vì thói quen mút tay của bé cưng nhà mình. Mẹ muốn bé ngừng ngay thói quen này lại nhưng vẫn chưa biết cách. Nếu vậy, hãy cùng Chúng tôi theo ... [xem thêm]

Cách đo huyết áp tại nhà chính xác nhưng ít người biết

(74)
Tăng huyết áp là bệnh dễ phát hiện bằng cách đo huyết áp tại nhà, nhưng bệnh nhân thường không được phát hiện bệnh. Tăng huyết áp có thể điều trị ... [xem thêm]

4 chiến lược dành cho bà bầu đi làm mà có thể bạn chưa biết

(37)
Bạn nhận ra mình mang thai vào lúc sự nghiệp thăng hoa nhất hay đang thực hiện những kế hoạch lớn lao. Điều này có thể gây ra ít nhiều phiền toái nhưng bạn ... [xem thêm]

5 bí quyết đi vào giấc ngủ nhanh chóng

(50)
Biên dịch: Nguyễn Tấn Sơn, Hoàng Thị Tâm, Phan Thị Trường Phước Tôi tên là Mathew Walker. Tôi là giáo sư ngành khoa học thần kinh và Tâm lý học tại trường ... [xem thêm]

Nguyên nhân người trẻ tuổi mắc bệnh cao huyết áp vô căn

(68)
Cao huyết áp vô căn là tình trạng tăng huyết áp không xác định được nguyên nhân. Bệnh thường phát sinh ở người cao tuổi. Tuy nhiên, ngày nay, không ít ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp: 4 điều không thể chủ quan

(99)
Thuốc tránh thai khẩn cấp là “cứu cánh” cho chị em phụ nữ khi “lỡ” quan hệ mà không dùng bao cao su hoặc những cách tránh thai khác. Tuy nhiên, tác dụng ... [xem thêm]

9 sự thật cần biết về bệnh rung tâm nhĩ

(78)
Rung tâm nhĩ là bệnh xảy ra khi quá trình bơm máu bình thường của tâm nhĩ bị phá vỡ. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ. Để quá trình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN