Chữa viêm tai giữa bằng tinh dầu

(3.79) - 51 đánh giá

Nhiễm trùng tai khiến không ít người mắc bệnh khó chịu do những cơn đau mang lại. Tuy nhiên, bạn có thể tìm đến biện pháp chữa viêm tai giữa bằng tinh dầu bên cạnh việc sử dụng thuốc nữa đấy.

Nếu đã từng bị viêm tai giữa, bạn sẽ hiểu được cảm giác đau đớn mà bệnh này mang lại. Nhiều người tìm đến tinh dầu như là biện pháp tự nhiên. Nhưng liệu tinh dầu có thực sự hiệu quả với viêm tai giữa không? Dưới đây là những điều bạn cần biết khi chữa viêm tai giữa bằng tinh dầu.

1. Vì sao có thể chữa viêm tai giữa bằng tinh dầu?

Tinh dầu được chiết xuất từ thực vật, là dạng cô đặc của loại thực vật đó. Thành phần của tinh dầu phụ thuộc vào loại thực vật và cách được chiết xuất. Một số tinh dầu có tính kháng khuẩn hay kháng vi sinh vật khác. Vì thế, tinh dầu rất hữu hiệu để phòng ngừa sự nhiễm khuẩn và virus.

2. Khoa học nói gì về tinh dầu?

Do có thành phần như thuốc nên tinh dầu tràm trà và húng quế có thể dùng để điều trị nhiễm trùng tai. Trong tinh dầu tràm trà có nhiều terpinen-4-ol, chất hóa học có thể tiêu diệt vi khuẩn khi tiếp xúc với nó. Do đó, tinh dầu tràm trà có thể còn hiệu quả hơn một vài chất diệt khuẩn khác.

Nghiên cứu trên 2.000 động vật đánh giá hiệu quả của tinh dầu húng quế với nhiễm trùng tai cấp. Biện pháp điều trị này giúp chữa lành từ 56 đến 81% tỷ lệ nhiễm trùng Haemophillus influenza và 60 – 75% số chuột nhiễm trùng do pneumococci. Dù kết quả hứa hẹn nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định tính hiệu quả và an toàn của tinh dầu với con người.

3. Cách chữa viêm tai giữa bằng tinh dầu

Bạn pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng. Việc này sẽ giúp làm giảm đi lượng tinh dầu để tránh kích thích hay gây bỏng da. Dung dịch thường dùng để pha loãng tinh dầu là dầu dừa hay dầu ô liu theo tỷ lệ 1:1.

Trước khi nhỏ tinh dầu vào tai, hãy kiểm tra xem bản thân có bị dị ứng với tinh dầu này hay không. Pha loãng tinh dầu và bôi hỗn hợp lên mặt trong cách tay. Nếu không bị kích ứng trong 24 giờ tiếp theo, bạn có thể sử dụng tinh dầu này an toàn.

Bạn có thể chữa viêm tai giữa bằng tinh dầu theo nhiều cách khác nhau.

Bạn dùng một miếng bông nhúng vào hỗn hợp pha loãng và đặt miếng bông đó vào tai. Cách này cho phép dầu ngấm từ từ vào ống tai. Hãy cẩn thận và đừng đẩy miếng bông vào tai vì có thể khiến sợi bông tắc nghẽn trong tai và làm nặng hơn tình trạng nhiễm trùng.

Một cách khác là bạn pha loãng 1 – 2 giọt tinh dầu trong 2 – 4 giọt chất pha như dầu ô liu ấm. Nhiệt độ hỗn hợp pha nên nóng vừa đủ để chạm tay vào. Dùng dụng cụ sạch để nhỏ trực tiếp hỗn hợp trên vào tai, nghiêng đầu sao cho tai bị viêm hướng lên trời. Sau một vài phút, bạn nghiêng đầu về vị trí ban đầu để dầu có thể chảy tự nhiên ra ngoài, vệ sinh bằng khăn sạch. Bạn cũng có thể thoa dầu xung quanh tai. Cách này sẽ giúp bạn giảm viêm và đau tai.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu

Dùng tinh dầu nguyên chất có thể gây kích ứng da. Bạn nên kiểm tra xem bản thân có dị ứng với tinh dầu không trước khi dùng bằng cách nhỏ một ít tinh dầu pha loãng lên da.

Bạn không nên dùng biện pháp này nếu màng nhĩ đã bị tổn thương. Khi màng nhĩ bị thủng, cơn đau tai sẽ từ từ giảm đi. Vì thế, nếu bạn còn thấy đau nghĩa là màng nhĩ bạn vẫn còn liền mạch. Nếu dùng nhiều hơn 1 – 2 giọt tinh dầu cùng lúc, bạn có thể khiến tai mình bị tắc nghẽn. Trẻ em, phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng tinh dầu.

Biện pháp điều trị khác

Viêm tai thường có thể tự lành sau 1 hay 2 tuần mà không cần điều trị. Triệu chứng của viêm tai giữa gồm đau và viêm, thường biểu hiện rõ ràng trong 3 ngày.

Trong khoảng thời gian này, bạn có thể dùng miếng chườm ấm hay thuốc giảm đau để xoa dịu triệu chứng. Nếu bạn vẫn còn đau sau 3 ngày, bạn nên đi khám bác sĩ nhé.

Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để loại bỏ tình trạng nhiễm trùng cho bạn. Nếu bạn bị viêm tai giữa tái phát, hãy đến bác sĩ khám ngay để xác định nguyên nhân và giải quyết tình trạng này triệt để.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bài viết Viêm tai giữa nên kiêng ăn gì và một số biện pháp đơn giản tại nhà để hỗ trợ giảm đau sưng và chữa bệnh nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 điều bạn nên biết về chứng lãnh cảm tình dục ở phụ nữ

(89)
Bỗng một ngày bạn cảm thấy dường như mình không còn thấy ham muốn trong chuyện ấy hay thậm chí là sợ việc quan hệ tình dục thì có lẽ bạn đã mắc ... [xem thêm]

10 lợi ích của gạo lứt có thể bạn chưa biết

(93)
Gạo lứt không chỉ là một món không thể thiếu trong thực đơn ăn kiêng mà còn tốt cho sức khỏe của cả người không ăn kiêng. Lợi ích của gạo lứt có ... [xem thêm]

Nhận biết các triệu chứng bệnh herpes sinh dục

(15)
Bệnh herpes sinh dục là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Phần lớn người bệnh không biết ... [xem thêm]

Không khó dạy con tránh thai ở tuổi dậy thì (Phần 1)

(77)
Ở Việt Nam, quan niệm quan hệ tình dục ở tuổi dậy thì còn khá xa lạ và thường bị các ông bố bà mẹ xem như là một điều rất tệ và tỏ ra cấm đoán con ... [xem thêm]

Để ngực không bị chảy xệ khi cho con bú

(15)
Tùy thể trạng của từng người, bạn có thể gặp phải tình trạng ngực chảy xệ khi cho con bú. Thông thường, đôi gò bồng đảo sẽ trở lại như trước kia ... [xem thêm]

Tác dụng của sáp dưỡng ẩm Vaseline và lưu ý khi sử dụng

(33)
Sáp dưỡng ẩm Vaseline là loại sáp dầu khoáng thường được sử dụng như một chất làm mềm da và làm dịu vết bỏng. Tác dụng của vaseline là không thể ... [xem thêm]

Các bài thuốc dân gian chữa trị đau khớp ngón tay

(60)
Đau khớp ngón tay là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt thường xảy ra với nhân viên văn phòng, những người phải nhập liệu, làm việc máy tính ... [xem thêm]

Chùm ngây: Loại cây thần diệu cho sức khỏe

(27)
Chùm ngây – một “siêu thực phẩm” ngày càng trở nên phổ biến gần đây, đã được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là một loại cây rất tốt đối ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN