Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết tăng trong thời kỳ mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng cho mẹ và thai nhi.
Mời bạn cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Phân loại thực phẩm theo chỉ số đường huyết
Cơ thể cần nhiều thời gian để tiêu hóa thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Vì vậy, các loại thực phẩm này có ít khả năng làm gia tăng đường huyết, giúp bạn kiểm soát mức đường huyết trong cơ thể.
Mặt khác, các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao cần ít thời gian để tiêu hóa. Điều này sẽ giúp cơ thể giải phóng đường nhanh hơn, làm cho mức đường huyết của bạn tăng ngay sau bữa ăn.
Việc nắm rõ chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm sẽ giúp bạn dễ dàng lên thực đơn cho bữa ăn khi mang thai. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như quá trình xử lý ở nhà máy, sự kết hợp của các nguyên liệu thành phần, độ chín và quá trình chế biến.
Nói chung, các món nướng hay chiên xào sẽ có chỉ số đường huyết cao và các loại thực phẩm tươi sống hoặc chứa nhiều chất xơ sẽ có chỉ số đường huyết thấp. Thực phẩm được chế biến qua nhiều công đoạn luôn là mối bận tâm lớn nhất bởi vì chúng thường chứa khá nhiều chất đường bột.
Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
- Hầu hết các loại trái cây, đặc biệt là táo, cam, lê, đào và xoài;
- Các loại rau, ví dụ như bông cải xanh, đậu xanh, đậu Hà Lan, khoai lang, rau diếp, bắp cải và cà rốt;
- Các loại đậu, ví dụ như đậu đen, đậu nành, đậu lăng;
- Gạo lứt;
- Yến mạch nguyên hạt và các loại bột ngũ cốc, ví dụ như cháo yến mạch, cám yến mạch…;
- Bánh mì lúa mạch đen.
Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
- Nước ép trái cây;
- Bột ngũ cốc ăn liền;
- Pizza;
- Nước ngọt;
- Bánh mì trắng;
- Gạo trắng xay kỹ;
- Khoai tây;
- Yến mạch ăn liền;
- Mì ống phô mai trộn;
- Bánh quy rắc muối;
- Bánh gạo.
Chuyên gia dinh dưỡng sẽ cho bạn biết thế nào là một chế độ ăn dinh dưỡng để thực hiện theo. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên theo dõi cân nặng và lượng calo mà bạn hấp thụ mỗi ngày bằng cách:
- Cách tính lượng carbohydrate mỗi ngày;
- Thời điểm tiêu thụ carbohydrate;
- Canh thời gian lên xuống của insulin để ăn;
- Tập thể dục kết hợp với chế độ ăn;
- Sử dụng đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Khi thai nhi phát triển, bác sĩ dinh dưỡng sẽ dựa vào kết quả theo dõi lượng đường huyết và cân nặng mà bạn tăng lên để có hướng điều trị thích hợp. Nếu bạn cần phải sử dụng insulin, bạn vẫn phải theo sát chế độ ăn uống và bác sĩ sẽ thay đổi kế hoạch điều trị để cho kết quả tốt nhất.
Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh đái tháo đường trong thai kỳ và có hướng điều trị tốt nhất cho thai nhi an toàn và khỏe mạnh nhé!