10 vật dụng cá nhân bạn không nên dùng chung với bất cứ ai

(3.97) - 36 đánh giá

Không ít người nghĩ vật dụng cá nhân là những món đồ bình thường và có thể vô tư mượn tạm khi quên mang theo. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác thì có thể vô tình lây bệnh hoặc nhiễm bệnh từ ai đó đấy.

Có rất nhiều món vật dụng cá nhân mà bạn tuyệt đối không nên chia sẻ với bất cứ ai khác, thậm chí cả những người thân trong gia đình để tránh nguy cơ lây truyền bệnh. Hello Bacsi sẽ cùng bạn điểm qua 10 món vật dụng cá nhân tưởng chừng vô hại nhưng có thể gây ra những căn bệnh nghiêm trọng khi dùng chung với người khác.

1. Kềm cắt móng

Tuy không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có vô số vi khuẩn, virus và nấm mốc ẩn giấu trên các ngón tay và móng tay của bạn. Chính vì vậy, kềm cắt móng tay có thể dễ dàng trở thành công cụ lây nhiễm bệnh. Nếu bạn sử dụng chung kềm cắt móng tay với người khác, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nấm da hoặc nhiễm virus HPV, là một virus gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư.

Bạn nên cẩn trọng khi đi làm móng ở tiệm, tốt nhất là bạn nên mang theo bộ kềm cắt móng riêng của mình.

2. Bông tai

Trong tai của bạn có rất nhiều mạch máu nên sẽ dễ bị nhiễm các căn bệnh lây truyền qua đường máu nếu đeo bông tai của người khác. Để đảm bảo an toàn khi phải sử dụng bông tai của người khác thì bạn nên sát trùng chúng bằng cồn trước nhé.

Khi thử bông tai ở cửa tiệm, bạn nên quan sát thật kỹ xem đôi bông có bị dính máu của ai đó đã thử trước bạn hay không.

3. Son môi

Dưới bề mặt của môi cũng có vô số mạch máu. Virus Herpes có thể được truyền từ người này sang người khác khi dùng chung son dưỡng hoặc son môi, ngay cả khi người đang mang mầm bệnh không hề xuất hiện triệu chứng rõ ràng của bệnh. Do đó, bạn nên mang theo món vật dụng cá nhân này trong túi xách để tránh khỏi mượn ai đó.

Nếu người sử dụng chung son dưỡng môi với bạn đang có những tổn thương ở vùng miệng, vùng da môi, nứt nẻ… do họ đang nhiễm virus Herpes thì loại virus này sẽ có cơ hội để truyền sang bạn.

4. Cây nhíp

Nếu bạn sử dụng nhíp để nhổ một vài sợi lông thì không có gì đáng sợ. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nhíp để loại bỏ những sợi lông mọc ngược và bị chảy máu thì bạn có thể gặp phải nhiều căn bệnh nghiêm trọng đấy. Trong trường hợp này, cây nhíp có thể trở thành nguồn lây bệnh viêm gan C và HIV. Nếu bạn không còn lựa chọn nào khác mà bắt buộc phải mượn nhíp của ai đó thì hãy rửa lại thật kỹ bằng cồn.

Bạn nên cẩn thận khi dùng nhíp để nhổ lông vì điều này có thể làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm ở vùng da dưới cánh tay và dễ gây tổn thương như các vết xước hay chảy máu.

5. Chai lăn khử mùi

Chai lăn khử mùi có thể gây ra những nhiễm trùng nghiêm trọng mà bạn không thể ngờ tới, đặc biệt là khi vi khuẩn xâm nhập vào những vết thương nhỏ sau khi bạn tẩy lông. Đa phần các chất khử mùi chỉ có thể làm giảm mùi hôi chứ không hề có công dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Do đó, khi bạn chọn mua chai khử mùi nên chọn loại có thêm công dụng kháng khuẩn và đừng nên dùng chung với ai khác, thậm chí là người thân.

Bạn có thể sử dụng khử mùi dạng lăn hoặc chuyển sang dạng chai xịt. Tuy nhiên, đối với cả hai loại thì bạn đều nên để chất khử khô rồi mới mặc quần áo nhé.

6. Xà phòng

Xà phòng sẽ đọng lại rất nhiều vi khuẩn sau mỗi lần sử dụng, không chỉ các vi khuẩn vô hại mà cả các vi khuẩn rất nguy hiểm. Điều tồi tệ nhất chính là khi bạn lại để xà phòng vào hộp đựng bị ướt. Đó là vì độ ẩm sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng để vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn nên chuyển sang dùng sữa tắm để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn.

Xà phòng khi sử dụng ở những vùng da nhạy cảm như vùng kín dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập truyền bệnh từ người bệnh sang người lành.

7. Lược chải tóc

Bạn đừng nên đưa lược chải tóc cho ai đó sử dụng hoặc mượn lược chải tóc từ ai đó. Lược chải tóc có thể làm lây lan các ký sinh trùng như chấy, ghẻ và thậm chí là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Nếu bạn phải dùng chung lược, hãy làm sạch ngay bằng chất khử trùng trước khi chải.

Bạn nên chuẩn bị một chiếc lược nhỏ, chung với gương trong túi xách để phòng trường hợp cần dùng đến và tránh phải mượn ai khác.

8. Khăn tắm

Khăn là môi trường lý tưởng để vi trùng sinh sản, đặc biệt là khi treo trong phòng tắm có độ ẩm cao. Nếu chiếc khăn của bạn có mùi mốc, nghĩa là nó đã bị nhiễm nấm mốc và vi khuẩn. Chiếc khăn đó có thể khiến bạn bị nhiễm nấm và các vi khuẩn gây phát ban, mụn trứng cá và viêm kết mạc. Để loại bỏ mối nguy hiểm này, bạn nên giặt khăn sau khoảng 4 – 5 lần sử dụng và luôn để khăn khô ráo.

Bạn nhớ phải luôn phơi khăn để mau khô hơn. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên vệ sinh nhà tắm thường xuyên để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.

9. Dụng cụ trang điểm

Bạn nên tránh để dụng cụ trang điểm tiếp xúc với nước mắt, niêm mạc mũi, nước bọt, máu hoặc mụn mủ. Điều này cũng có nghĩa là bạn không nên dùng chung bút kẻ mắt, phấn mắt, mascara, kem che khuyết điểm, son môi và phấn mắt với ai khác. Ngoài ra, tốt hơn hết là bạn cũng không nên dùng các mẫu thử được giới thiệu tại các cửa hàng mỹ phẩm.

Nếu bạn nhờ ai đó trang điểm giúp thì bạn nên sử dụng bộ dụng cụ trang điểm của riêng mình. Bạn sẽ không biết được thợ trang điểm đã dùng dụng cụ đó trang điểm cho bao nhiêu người trước bạn.

10. Tai nghe

Sử dụng món vật dụng cá nhân này có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn trong tai. Nguy cơ sẽ càng gia tăng nếu bạn sử dụng tai nghe trong lúc tập luyện thể thao do nhiệt độ và độ ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi bạn dùng chung tai nghe, một số vi khuẩn như streptococcus hay staphylococcus có thể xâm nhập vào tai và gây nhiễm trùng, mụn nhọt, mụn mủ…

Trong trường hợp bất đắc dĩ, nếu bạn vẫn phải mượn tai nghe từ ai đó thì hãy dùng bông gòn nhúng cồn và lau thật sạch.

Những món vật dụng cá nhân tưởng chừng bình thường khi chia sẻ với người khác nhưng lại có thể trở thành nguồn lây bệnh không ai ngờ tới. Vì vậy, bạn nhớ kiểm tra thật kỹ và luôn mang theo các vật dụng cá nhân bên mình. Còn trong trường hợp bạn buộc phải dùng chung với người khác, thì hãy nhớ vệ sinh sạch trước khi sử dụng nhé.

Tuyết Trinh | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xét nghiệm virus viêm gan B: Những điều bạn cần biết

(54)
Hiện nay, thuốc chữa viêm gan B vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, một số phương pháp giúp kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ mắc viêm gan bạn có ... [xem thêm]

7 thần dược tự nhiên trị đau họng cho mẹ bầu

(55)
Đau họng là triệu chứng thường gặp ở nhiều người không riêng gì các bà mẹ tương lai. Tình trạng này thường xảy ra những lúc “trái gió trở trời” khi ... [xem thêm]

Ngỡ đau họng thông thường, hóa ra là bệnh bạch hầu rất nguy hiểm!

(16)
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) gây ra. Bệnh lan truyền từ người này sang người khác thường thông qua ... [xem thêm]

7 tin đồn bạn không nên tin khi tắm nắng

(42)
Bạn cho rằng người có làn da sẫm màu thì không cần thoa kem chống nắng? Đây là một trong những tin đồn khiến bạn có nguy cơ bị ung thư da khi tắm nắng ... [xem thêm]

8 dấu hiệu của người ích kỷ khi làm chuyện ấy

(46)
Người ích kỷ khi làm chuyện ấy giống như một mảnh ghép trái tim không thể vừa khít với nửa còn lại. Bạn có thể biến trái tim đầy vết hổng trở nên ... [xem thêm]

Dấu hiệu ung thư miệng: Khi nào cảnh báo nguy hiểm?

(19)
Bạn có thể nhầm lẫn những dấu hiệu ung thư miệng với các tình trạng loét miệng, nhiệt miệng… Nếu bạn không kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu ung ... [xem thêm]

Quấy rối tình dục và bắt nạt tình dục

(13)
Chúng ta đã nghe nói nhiều về nạn bắt nạt. Nhưng bạn có biết rằng ở các trường cấp 3 và cấp 2, một số kẻ bắt nạt sử dụng những lời nói và hành ... [xem thêm]

7 nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị bệnh

(76)
Bạn thấy mình thường xuyên bị bệnh với tần suất hàng tháng, thậm chí hàng tuần? Những nguyên nhân khiến bạn không khỏe có thể vì ngủ nghỉ không đúng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN