Lợi ích của rau húng quế với bà bầu và trẻ em

(4.14) - 54 đánh giá

Rau húng quế là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn gia đình. Loại rau này có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với mẹ bầu, thai nhi và cả trẻ em.

Cây húng quế là một loại thảo mộc phổ biến và có công dụng chữa bệnh. Lá húng quế có màu xanh và mùi thơm đặc trưng tạo nên một hương vị tuyệt vời khi dùng trong món súp, salad và nhiều món ăn khác. Húng quế có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, vitamin, chất xơ, khoáng chất… Vì vậy, húng quế rất phổ biến và được dùng như một thực phẩm dinh dưỡng cho thai phụ, trẻ em.

Húng quế dùng để làm gì?

Húng quế cùng họ với bạc hà. Lá có mùi thơm đặc trưng là gia vị cho bữa ăn thêm phần ngon miệng. Người ta hay dùng húng quế trong các món rau sống, rau trộn, làm gia vị cho các món ăn giặm của bé hay nghiền nhuyễn để tạo ra món sốt thơm ngon, bổ dưỡng cho cả bạn và con.

Thành phần dinh dưỡng của lá húng quế

Trong lá húng quế có chứa hàm lượng cao vitamin K, A và C giúp thúc đẩy hệ miễn dịch của trẻ và kích thích hệ xương phát triển khỏe mạnh. Loại thảo mộc này chứa chất kháng khuẩn và đặc tính bảo vệ ADN có tác dụng giống những loại thuốc kháng viêm mà chúng ta thường dùng. Thành phần dinh dưỡng có trong húng quế gồm:

  • Vitamin K: giúp máu đông và thúc đẩy xương phát triển
  • Vitamin A: cho mắt sáng và răng, xương chắc khỏe
  • Vitamin C: chất chống oxy hóa hiệu quả giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp nướu khỏe mạnh trong suốt giai đoạn mọc răng
  • Folate: một loại vitamin nhóm B giúp tăng cường hệ thần kinh và chức năng não bộ
  • Mangan: giúp hình thành xương và sụn, đồng thời tham gia vào quá trình tổng hợp đường, axit amin
  • Canxi: giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng trong các tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng
  • Sắt: cần để tạo ra hemoglobin, một loại protein đưa oxy đi vào máu
  • Magiê: nguyên tố vi lượng thiết yếu để có nhịp tim khỏe mạnh và duy trì hệ xương chắc khỏe.

Công dụng của rau húng quế với mẹ bầu

Ngoài tác dụng chữa bệnh, rau húng quế còn có những công dụng đáng kể khác với bà bầu như:

1. Giúp điều hòa đông máu

Rau húng quế cung cấp vitamin K, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của thai nhi. Vitamin K giúp đông máu và ngăn ngừa nguy cơ mất máu.

2. Thúc đẩy sự phát triển của bào thai

Rau húng quế giàu vitamin A, đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của bào thai, tăng cường sức khỏe tim mạch, mắt, phổi và sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.

3. Hỗ trợ quá trình hình thành xương cho thai nhi

Hàm lượng mangan có trong húng quế giúp hình thành xương và sụn của thai nhi. Ngoài ra, mangan có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm sự mất cân bằng oxy hóa và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tế bào ở thai phụ.

4. Cung cấp máu cho thai phụ

Folate trong húng quế giúp bổ sung lượng máu cần thiết cho thai phụ. Ngoài ra, chất này cũng có khả năng ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

5. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Rau húng quế rất giàu chất sắt có tác dụng thúc đẩy hàm lượng hemoglobin và tăng lượng tế bào hồng cầu. Nhờ đó, húng quế giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu ở mẹ, cung cấp năng lượng cần thiết và tránh mệt mỏi khi mang thai.

6. Tăng cường hệ miễn dịch

Húng quế chứa nhiều vitamin E, C, riboflavin, niacin… Ngoài ra, húng quế còn giàu các khoáng chất như kẽm, phốt pho, magiê, đồng và kali. Tất cả các vitamin và khoáng chất quan trọng trong húng quế giúp tăng khả năng miễn dịch và chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng, đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi tốt.

Tác dụng phụ khi mẹ bầu dùng húng quế quá nhiều

Dù mang lại nhiều lợi ích trong thời kỳ mang thai nhưng nếu bà bầu ăn rau húng quế quá nhiều, có thể dẫn đến những phản ứng phụ như:

1. Các vấn đề về sức khỏe

Tinh dầu Eugenol trong húng quế có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu bạn ăn loại rau này quá nhiều. Ngoài ra, loại tinh dầu này còn làm tăng nhịp tim, nóng cổ họng và miệng, thở dốc, động kinh, chóng mặt, nước tiểu có máu thậm chí là hôn mê.

2. Hạ đường huyết nghiêm trọng

Việc tiêu thụ quá nhiều húng quế trong thời kỳ mang thai có thể gây hạ đường huyết nghiêm trọng, làm giảm mức đường trong máu. Triệu chứng thường thấy là bạn có thể bị chóng mặt, khó chịu và run.

Bổ sung rau húng quế làm đa dạng mùi vị thức ăn của con

Khi tự tay làm thức ăn cho con, mẹ sẽ có thể thỏa sức sáng tạo nhiều hương vị và cách phối hợp đồ ăn khác nhau. Tuyệt vời nhất là mẹ được tự do chọn lựa nguyên liệu nào sạch nhất cho con mình, điều mà không thể tìm thấy ở các loại thức ăn làm sẵn. Mẹ hãy tận dụng tính chất linh hoạt của thức ăn tự làm để trẻ được nếm thử nhiều mùi vị đa dạng và cho trẻ làm quen với các loại rau thơm, thảo mộc có lợi như húng quế. Đây là cơ hội tốt để vị giác của trẻ có dịp tiếp xúc với nhiều loại hương vị và giúp bé yêu hơn bữa cơm gia đình.

Ở nhiều nước, các mẹ cho con làm quen với các loại gia vị từ rất sớm. Người Ấn Độ thường cho vào thức ăn của trẻ một ít bột cà ri. Những gia đình ở Thái thường cho sữa dừa, cỏ chanh, me hay thậm chí cả ớt vào bột của trẻ. Ngoài ra, những đứa trẻ Latin đã sớm được làm quen với hương vị tuyệt vời của các loại thảo mộc và gia vị như thì là, ngò, ớt và tiêu.

Sau khi biết được lợi ích tuyệt vời của húng quế, bạn sẽ không còn lưỡng lự khi chọn loại gia vị tuyệt hảo này cho con yêu. Bạn hãy mạnh dạn cho con làm quen với nhiều hương vị để thúc đẩy vị giác con yêu phát triển.

Lưu ý khi sử dụng rau húng quế

Tuy bà bầu ăn rau húng quế an toàn nhưng chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải (2 – 3 lần/tuần). Ngoài ra, việc rửa sạch rau húng quế trước khi ăn sẽ giúp loại bỏ ký sinh trùng và vi khuẩn gây hại có thể gây ra nhiễm trùng như listeriosis và toxoplasmosis.

Việc dùng quá nhiều rau húng quế có thể khiến mẹ bầu có các triệu chứng như tim đập nhanh, thở dốc, co giật, chóng mặt, tiểu ra máu hay hôn mê nặng, hạ đường huyết và có thể gây co bóp tử cung, khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh non. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn rau húng quế trong khi mang thai.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vì sao nam giới cần đến 250 triệu tinh trùng để xuất tinh?

(67)
Nam giới xuất tinh cần đến khoảng 250 triệu tinh trùng cũng bởi vì sự cạnh tranh khốc liệt khiến chỉ có 1 tinh trùng chiến thắng để gặp được trứng.Quan ... [xem thêm]

Tại sao chỉ có một số phụ nữ đạt cực khoái thường xuyên?

(53)
Nếu hiểu được nguyên nhân khiến phụ nữ đạt cực khoái khó khăn hơn đàn ông, bạn sẽ có thể điều chỉnh để cuộc yêu thỏa mãn cho cả hai!Hiện ... [xem thêm]

Viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?

(73)
Viêm dạ dày mạn tính là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp ... [xem thêm]

Mụn bọc là gì và cách điều trị mụn bọc thế nào?

(31)
Tất cả các loại mụn trứng cá đều bắt nguồn từ việc lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Dầu (bã nhờn), bụi bẩn cộng với các tế bào da chết là các tác ... [xem thêm]

Khoét chóp cổ tử cung

(13)
Tìm hiểu về khoét chóp cổ tử cungKhoét chóp cổ tử cung là gì?Khoét chóp cổ tử cung là thủ thuật cắt bỏ một phần hình nón của cổ tử cung để loại bỏ ... [xem thêm]

Liệu bạn có đủ điều kiện thực hiện mổ cận thị?

(97)
Hiện nay, với nền y học tiến bộ, bên cạnh dùng kính mắt hoặc kính áp tròng, bạn còn có thể làm phẫu thuật để chữa cận thị. Tuy nhiên, không phải bất ... [xem thêm]

Nhận biết các triệu chứng bệnh herpes sinh dục

(15)
Bệnh herpes sinh dục là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Phần lớn người bệnh không biết ... [xem thêm]

Bàn về ăn dặm ở bé từ 18 đến 24 tháng tuổi

(87)
Ngoài nguồn dinh dưỡng chính là sữa thì khi con đến tuổi ăn dặm, bố mẹ nên để con yêu được nếm thử những món ngon khác, làm phong phú thêm thực đơn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN