Mặc dù các chấn thương trong thể thao ít khi dẫn đến tử vong, nhưng nếu có thì nguyên nhân thường là do chấn thương sọ não (Traumatic Brain Injury). Thể thao và các hoạt động giải trí chiếm đến 21% trong tổng số các ca chấn thương sọ não ở trẻ em và thanh thiếu niên Mỹ.
Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não (Traumatic Brain Injury – gọi tắt TBI) được định nghĩa cú đánh hay cú va đập vào đầu hoặc một chấn thương có tính thâm nhập làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường của não bộ. TBI có thể là kết quả khi bộ não đột ngột va vào một vật nào đó một cách thô bạo hoặc khi một vật đâm xuyên qua hộp sọ và đâm tới mô não. Các triệu chứng của TBI có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng, tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương của não. Trong trường hợp nhẹ (mild Traumatic Brain Injury, gọi tắt mTBI) có thể dẫn đến những thay đổi tạm thời về trạng thái tinh thần hoặc ý thức, còn trường hợp nặng có thể dẫn đến bất tỉnh kéo dài, hôn mê hoặc thậm chí là tử vong.
Trong Hội Nghị Quốc Tế lần thứ 4 về các chấn động trong thể thao được tổ chức tại Zurich, Thuỵ Sĩ đã định nghĩa về chấn động, một phần trong mTBI, như sau:
Chấn động (Concussion) là một cách gọi cổ điển để diễn tả những chấn thương ở tốc độ chậm, khiến cho bộ não bị “rung lắc”, dẫn đến các triệu chứng lâm sàng nhưng không nhất thiết phải liên quan đến chấn thương bệnh lý. Chấn động là một tập con của TBI và sẽ là cụm từ được sử dụng trong tài liệu này. Cũng nên lưu ý rằng, tại châu Âu và nhiều nơi khác, người ta thường sử dụng cụm từ Commotio Cerebri (chấn động não – Latin) với cùng ý nghĩa. Ở đây, định nghĩa về chấn động có một chút sửa đổi nhỏ, như sau:
Chấn động là một tổn thương não bộ và được định nghĩa như một quá trình bệnh lý (Pathophysiological) phức tạp ảnh hưởng đến bộ não, gây ra bởi những lực cơ sinh học (Biomechanical Forces). Một số những đặc điểm chung, kết hợp những cấu trúc tổn thương cơ sinh học, bệnh lý, lâm sàng, có thể được sử dụng để xác định đặc điểm tự nhiên của một chấn thương đầu ở mức độ chấn động bao gồm:
Để đọc các báo cáo đã được bình duyệt liên qua đến chấn động trong thể thao, bạn có thể vào Thư Viện Chấn Động Thể Thao (Sports Concussion Library) tại đây.
Tỷ lệ mắc phải
Uỷ Ban An Toàn về Sản Phẩm Tiêu Dùng của Hoa Kỳ ( U.S. Consumer Product Safety Commission -CPSC) theo dõi những chấn thương liên quan đến sản phẩm thông qua Hệ Thống Giám Sát Tai Nạn Thương Tích Quốc Gia (National Electronic Injury Surveillance System – NEISS).
Theo dữ liệu của CPSC (Consumer Product Safety Commission), có khoảng 446,788 ca chấn thương đầu liên quan đến thể thao được chữa trị trong phòng cấp cứu tại các bệnh viện của Hoa Kỳ vào năm 2009. Con số này cho thấy có khoảng 95,000 ca chấn thương tăng thêm so với năm trước đó. Tất cả 20 môn thể thao được liệt kê dưới đây đều có số ca chấn thương tăng lên, trừ môn bật nhảy trên thảm cao su (trampolines) được báo cáo giảm 52 ca so với năm 2009. Những môn thể thao có số lượng tăng đáng kể có thể kể đến: các môn thể theo dưới nước (từ 11,239 lên 28,716), đạp xe (từ 70,802 lên 85,389), bóng chày và bóng mềm (từ 26,964 lên 38,394) và bóng rổ (từ 27,583 lên 34,692).
Tỷ lệ mắc phải thực tế của chấn thương đầu có thể còn cao hơn nhiều bởi vì hai lý do sau:
Không chỉ có những hoạt động thể thao, giải trí được liệt kê trong những thống kê trên, mà còn cả thiết bị và trang phục được sử dụng trong những hoạt động đó. Ví dụ, những chấn thương liên quan đến bơi lội bao gồm cả những thứ như ván nhảy, trang bị, phao bơi, bể bơi, ván trượt.
Dưới đây là 20 môn thể thao, hoạt động giải trí (và số ca) đại diện cho nhóm chiếm con số lớn nhất trong dự đoán về các ca chấn thương đầu được chữa trị trong phòng cấp cứu của bệnh viện tại Hoa Kỳ vào năm 2009.
- Đạp xe: 85,389
- Bóng đá kiểu Mỹ: 46,948
- Bóng chày và bóng mềm: 38,394
- Thể thao dưới nước (lặn, lặn với bình khí, lướt sóng, bơi lội, bóng nước, trượt nước, trượt ống nước): 28,716
- Đua xe giải trí (ATVs, Go-Carts, Mini Bikes, Off-road): 26,606
- Đá bóng: 24,184
- Trượt ván/ xe đẩy (Skateboards/Scooters): 23,114
- Thể hình, thể dục (Fitness/Exercise/Health Club): 18,012
- Thể thao mùa đông (Trượt tuyết, trượt ván nằm, trượt ván, trượt xe): 16,948
- Cưỡi ngựa: 14,466
- Tập Gym, nhảy, hoạt náo: 10,223
- Đánh Gôn: 10,035
- Khúc côn cầu: 8,145
- Các môn thể thao với bóng khác: 6,883
- Bật nhảy trên thảm cao su: 5,919
- Bóng bầu dục (Rugby/Lacrosse): 5,794
- Trượt patin (Roller and Inline Skating): 3,320
- Trượt băng: 4,608
Top 10 môn thể thao liên quan đến chấn thương đầu trong số trẻ từ 14 tuổi đổ xuống gồm có:
- Đạp xe: 40,272
- Bóng đá kiểu Mỹ: 21,878
- Bóng chày và bóng mềm: 18,246
- Bóng rổ: 14,952
- Trượt ván/ xe đẩy: 14,783
- Thể thao dưới nước: 12,843
- Đá bóng: 8,3292
- Đua xe: 6,818
- Thể thao mùa đông: 6,750
- Bật nhảy trên thảm cao su: 5,025
Chú ý: Tỷ lệ mắc phải được báo cáo đã được phát hiện giảm bớt đi đáng kể (lên tới 50%, theo McCrea Clin J Sports med 13:13-17, 2004) và không phản ánh những trường hợp được chữa trị bởi bác sĩ riêng hay các chuyên gia y tế khác.
Những dữ kiện bổ sung
Về bộ môn Đấm Bốc
Theo thời gian, các võ sĩ đấm bốc nghiệp dư và chuyên nghiệp có thể sẽ bị những tổn thương não vĩnh viễn. Lực tác động từ cú đấm của một võ sĩ chuyên nghiệp có thể tương đương với việc bị đập bởi một quả bóng bowling nặng 13 pound bay tới với vận tốc 20 dặm một giờ, hoặc tương đương với 52 lần trọng lực.
Theo tạp chí Journal of Combative Sport, từ tháng 1 năm 1960 đến tháng 8 năm 2011, có khoảng 488 ca tử vong liên quan đến môn đấm bốc. Và 66% trong đó là do chấn thương đầu, não, hoặc cổ, có một trường hợp là do nứt xương sọ.
Có những võ sĩ ít bị tác động hơn và có những người thì bị tác động tương đối nghiêm trọng đến mức cần có chế độ chăm sóc riêng. Có nhiều võ sĩ gặp các vấn đề ở nhiều cấp độ như khó nói chuyện, cứng khớp, đứng không vững, mất trí nhớ và không kiểm soát được hành vi. Trong nhiều nghiên cứu, 15-40% cựu võ sĩ đấm bốc đã bị phát hiện có triệu chứng của chấn thương não mãn tính. Phần lớn trong số họ chỉ có những triệu chứng nhẹ. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy phần lớn các võ sĩ chuyên nghiệp (kể cả những người không có triệu chứng nào) thường bị tổn thương não bộ ở nhiều mức độ khác nhau.
Về bộ môn Cổ Vũ (Hoạt Náo)
Hoạt động cổ vũ, hoạt náo đã có những thay đổi đáng kể trong 20 năm gần đây với những pha nhào lộn ngày càng khó khăn nguy hiểm. Một số trường học cấp ba và trường đại học đã giới hạn những loại động tác mạo hiểm được phép trình diễn. Hướng dẫn về luật lệ và an toàn được áp dụng cho cả việc luyện tập, trình diễn và thi đấu.
Theo dữ liệu về cổ vũ-hoạt náo từ CPSC, trong năm 2010, chấn thương về đầu và cổ chiếm đến 19,3% trong tổng số chấn thương. Thêm vào đó, trong năm học 2010-2011, chấn thương đầu chiếm 1579 ca chấn động, 361 ca bầm tím, và 2,292 ca nội chấn thương. Chấn thương cổ chiếm 118 ca bầm tím, 16 ca gãy xương, và 1,301 ca bong gân.
Trong Báo Cáo Chấn Thương Thảm Khốc từ mùa xuân thu 1982 đến mùa xuân năm 2011, Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu về Chấn Thương Thể Thao Thảm Khốc tạo đại học Bắc California (UNC) đã cho thấy có một ca chấn thương thảm khốc của bộ môn cổ vũ hoạt náo trong khoảng thời gian từ 2010-2011. Một hoạt náo viên đã va chạm với hoạt náo viên khác trong quá trình luyện tập và bị đập huých khuỷu tay vào thái dương. Kết quả là có hai vết nứt xương, co giật và hôn mê. Không có khả năng phục hồi tại thời điểm đó. UNC cũng báo cáo rằng hoạt động cổ vũ ở đại học không có dính dáng gì đến những vụ chấn thương trực tiếp trong năm học 2010-2011
Một nghiên cứu vào năm 2009 của Trung Tâm Nghiên Cứu Chấn Thương và Chính Sách của Viện Nghiên Cứu tại Bệnh Viện Nhi Toàn Quốc đã đưa ra thống kê về chấn thương đầu như sau:
- Phần lớn (96%) trong số những vụ chấn động được báo cáo và chấn thương đầu kín thường xảy ra trước khi hoạt náo viên biểu diễn động tác mạo hiểm.
- Gần 90% những cú ngã nghiêm trọng liên quan đến chấn thương xảy ra khi hoạt náo viên trình diễn trên cỏ nhân tạo, cỏ, sàn xốp truyền thống hoặc sàn gỗ.
Một nghiên cứu RIO 2012-2013 của Bệnh Viện Nhi Toàn Quốc đưa ra thống kê về hoạt động hoạt náo tại trường cấp ba như sau:
Quỹ Hoạt Náo An Toàn Quốc Gia cũng đưa những nguồn đầy đủ thông tin về an toàn dành riêng cho hoạt động hoạt náo, bao gồm các bài viết, tin tức như tại đây (http://www.msnbc.msn.com/id/37020978).
Về bộ môn Xe Đạp
Mỗi năm, có hơn 500,000 người đã phải đến phòng cấp cứu ở Hoa Kỳ do các chấn thương liên quan đến bộ môn đạp xe. Trong số có có 85,000 ca chấn thương đầu (số liệu năm 2009). Có khoảng 600 ca tử vong một năm và 2/3 trong số đo là do TBI.
Theo dự tính, có khoảng 85% ca chấn thương đầu có thể phòng tránh được nếu sử dụng mũ bảo hiểm, loại được chấp thuận bởi Quỹ Tưởng Nhớ Snell (The Snell Memorial Foundation), Viện Tiêu Chuẩn Quốc Gia Hoa Kỳ (American National Standards Institute – ANSI), hoặc Hiệp Hội Kiểm Định và Vật liệu Hoa Kỳ (American Society for Testing and Materials- ASTM). Một điều cơ bản đó là mũ bảo hiểm cần vừa với đầu để không bị rơi khi người sử dụng di chuyển hoặc bị ngã.
Theo tổ chức Safe Kids Worldwide, có nhiều trẻ em từ 5 tuổi đến 14 tuổi bị đưa đến phòng cấp cứu do chấn thương khi đạp xe nhiều hơn bất kỳ môn thể thao nào khác. Mũ bảo hiểm có thể giảm nguy cơ chấn thương não nghiêm trọng tới 88%. Tuy nhiên, theo báo cáo có khoảng 55% trẻ em thường xuyên không mang mũ khi đạp xe.
Những dữ kiện/ thống kê dưới đây đến từ tổ chức Safe Kids USA:
- Chấn thương đầu là nguyên nhân chính trong các ca tử vong liên quan đến các môn thể thao có bánh xe và là yếu tố quan trọng nhất trong các vụ tàn tật vĩnh viễn sau tai nạn
- Nếu không được bảo vệ đầy đủ, chỉ một cú ngã từ độ cao 2 feet có thể gây ra nứt hộp sọ hoặc các chấn thương TBI khác.
- Có khoảng 50% trẻ em Hoa Kỳ từ độ tuổi 5-14 sở hữu mũ bảo hiểm nhưng chỉ 25% được báo cáo là thường xuyên sử dụng khi đạp xe.
- Nếu mũ bảo hiểm được sử dụng đại trà bởi trẻ em từ 4-15 tuổi có thể giảm đến 45,000 ca chấn thương đầu.
- Mũ bảo hiểm làm giảm nguy cơ chấn thương đầu đến 45%, chấn thương não đến 33%, chấn thương mặt đến 27%, và chấn thương gây tử vong đến 29%. Chín bang và quận Columbia đã yêu cầu trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi chơi các môn thể thao có bánh xe như lái xe trượt (scooter), trượt Patin hoặc trượt ván.
- Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm của trẻ em độ tuổi từ 14 đổi xuống tại quốc gia có quy định luật đội mũ bảo hiểm toàn diện và đầy đủ, cao hơn gấp hai lần tại các quốc gia tương tự nhưng có quy định kém toàn diện hơn.
Tổ chức Safe Kids Worldwide báo cáo thêm rằng, vào năm 2010, 112 trẻ em dưới tuổi 19 đã chết khi đạp xe. Đây là con số tử vong thấp nhất kể từ năm 1999 và đã giảm 56% về số lượng tử vong kể từ đó, với tỷ lệ tử vong giảm 59%.
Về bộ môn Bóng Đá (kiểu Mỹ)
Trung Tâm Quốc Gia về Nghiên Cứu Chấn Thương Thể Thao Thảm Khốc (National Center for Catastrophic Sport Injury Research- NCCSIR ) đã theo dõi một số lượng thống kê các chấn thương thảm khốc trong môn bóng đá kiểu Mỹ, được xác định dẫn đến chấn thương não hoặc chấn thương tuỷ sống hoặc nứt sọ, gãy cột sống. Những phát hiện mới đây trên tạp chí the Annual Survey of Catastrophics Football Injuries, từ năm 1977 đến 2012, gồm có:
- Trong mùa bóng 2012, có tổng cộng ba ca tổn thương đốt sống cổ với việc phục hồi thần kinh không hoàn toàn. Một trong số những tổn thương đó diễn ra ở mức độ trung học và hai ca ở mức độ cao đẳng/ đại học. Con số của năm 2012 là ít hơn 11 ca so với 14 ca năm 2008, ít hơn 6 ca so với 9 ca trong năm 2009 và ít hơn 5 ca so với 8 ca của năm 2011.
- Tỷ lệ mắc phải của chấn thương thảm khốc tương đối thấp trên cơ sở 100,00 người chơi tiếp xúc thường xuyên. So với con số khoảng 4,200,000 người chơi vào năm 2012, tỷ lệ số ca chấn thương đốt sống cổ phục hồi thần kinh không hoàn toàn vào khoảng 0.07 trên 100,000 vận động viên.
- Tỷ lệ chấn thương đi kèm với phục hồi thần kinh không hoàn toàn ở trường trung học phổ thông và trung học cơ sở vao khoảng 0.07 trên 100,000 vận động viên (trên tổng số 1,500,000 vận động viên). Tỷ lệ này ở trường cao đẳng/đại học vào khoảng 2.66.
- Phần lớn các ca chấn thương cột sống thảm khốc diễn ra trong các trận đấu. Trong mùa năm 2012, có hai chấn thương đã xảy ra trong trận đấu và một diễn ra khi cử tạ.
- Tấn công và phòng thủ trong bộ môn bóng đá kiểu Mỹ thường đi kèm với phần lớn chấn thương đốt sống cổ thảm khốc. Trong năm 2012, hai chấn thương đã xảy ra do tấn công và một diễn ra khi cử tạ. Tấn công chiếm đến 67% ca chấn thương thảm khốc kể từ năm 1977.
- Phần lớn các ca chấn thương thảm khốc diễn ra khi vận động viên đóng vai trò phòng thủ trong bóng đá. Vào năm 2012, hai vận động viên bị chấn thương khi phòng thủ và một khi đang cử tạ. Từ năm 1977, 228 vận động viên bị chấn thương đốt sống cổ vĩnh viễn là ở bên phòng thủ, và 55 vận động viên ở bên tấn công, 44 vận động viên chưa xác định. Vị trí phòng thủ ngoài (defensive back) chiếm đến 34,6% trong những ca chấn thương đốt sống cổ vĩnh viễn, theo sau là vị trí sút bóng với 9,2%, và hậu vệ phòng ngự chiếm 9,5%.
- Trong mùa bóng 2012, có năm ca chấn thương sọ não không thể hồi phục hoàn toàn. Bốn ở mức độ trung học phổ thông và một ở mức độ cao đẳng/đại học. Như vậy là giảm 9 trường hợp so với năm 2011.
- Vào năm 2012, có năm ca chấn thương liên quan đến hoặc đầu hoặc cổ, nhưng vận động viên đã hồi phục thần kinh hoàn toàn. Trong đó vận động viên ở trung học phổ thông chiến bốn ca, và vận động viên ở cao đẳng/ đại học chiếm một ca.
Thêm vào đó, Trung Tâm Quốc Gia về Nghiên Cứu Chấn Thương Thể Thảo Thảm Khốc cũng báo cáo các tỷ lệ mắc phải như sau:
(Để đọc danh sách đầy đủ mời vào link sau:
www.unc.edu/depts/nccsi/FBAnnual2012.pdf )
- Có hai ca tử vong trực tiếp liên quan đến bóng đá kiểu Mỹ trong mùa bóng 2012. Cả hai đều xảy ra trong trận đấu bán chuyên. Chỉ có một năm không có ca tử vong liên quan trực tiếp đến đấu bóng ở trường trung học phổ thông và đại học, đó là năm 1990.
- Tỷ lệ chấn thương dẫn đến tử vong trực tiếp là rất thấp tính trên cơ sở 100,000 vận động viên. Trong tổng số 4,200,000 vận động viên của năm 2012, tỷ lệ tử vong là 0.04 trên 100,000 vận động viên.
- Tỷ lệ tử vong trực tiếp ở trường trung học phổ thông (từ lớp 9 đến lớp 12) là 0.00 trên 100,000 vận động viên. Tỷ lệ tử vong trực tiếp ở trường cao đẳng/ đại học là 0.00 trên 100,000 vận động viên. Tỷ lệ của tất cả những lĩnh vực khác của bóng đá là 0.06 trên 100,000 vận động viên.
- Phần lớn các ca tử vong trực tiếp diễn ra trong các trận đấu được chốt lịch thông thường, và trong năm 2012 điều này càng chính xác bởi cả hai ca tử vong bán chuyên đều diễn ra trong trận đấu.
Theo cùng báo cáo của NCCSIR, có một số vận động viên bị chấn thương não than phiền về bệnh đau đầu hoặc có những tiền chấn động trước khi chết.
Liên Đoàn Quốc Gia các Trường Trung Học Phổ Thông (National Federation of State High Schools) đã đưa ra một thông cáo vào ngày 23/2/2010 như sau: “Có hiệu lực kể từ mùa bóng trung học phổ thông năm 2010, bất kỳ vận động viên nào có các dấu hiệu, triệu chứng, biểu hiện liên quan đến chấn động, phải bị loại bỏ khỏi trận đấu và không được quay trở lại cho đến khi được chấp thuận bởi các chuyên gia y tế”. Tư tưởng mới này được thay thế trong tất cả sách luật của NFHS, cũng như cuốn “Hướng Dẫn Quản Lý Chấn Động Được Đề Nghị Bởi NFHS” (NFHS Suggested Guidelines for Management of Concussion).
Gần đây, những tác động dài hạn của chấn động đã được thảo luận nhiều trên truyền thông, bắt đầu từ những tranh cãi giữa NFL và một cựu vận động viên. Một bài phóng sự trên ESPN vào đầu tháng 11/2013 đã cho thấy chẩn đoán bệnh não do chấn thương mãn tính (CTE) của ba cựu vận động viên NFL. Thêm vào đó, ESPN còn báo cáo rằng, năm ngoái UCLA đã kiểm tra 5 cựu vận động viên và chẩn đoán rằng cả năm đều có dấu hiệu bị CTE- đây là lần đầu tiên căn bệnh được xác nhận trên bệnh nhân sống.
Về bộ môn Cưỡi Ngựa
Chấn thương đầu chiếm khoảng 18% trong tổng số chấn thương khi cưỡi ngựa nhưng chúng lại là lý do hàng đầu khiến các vận động viên nhập viện. Một nghiên cứu vào năm 2007 của Trung Tâm về Phòng Chống và Chế Ngự Bệnh tật đã cho thấy cưỡi ngữa chiếm 11,7% trong tổng số chấn thương não trong số các môn thể thao giải trí từ năm 2001 đến 2005, con số cao nhất trong các hoạt động của vận động . Trong số 14,446 (dự đoán) ca chấn thương đầu liên quan đến cưỡi ngựa được chữa trị vào năm 2009, có 3,798 ca đủ trầm trọng để bị buộc phải nhập viện, dự đoán số ca chấn động là 4,958 và số ca nứt hộp sọ là 97. Chứng tụ máu dưới màng cứng và xuất huyết não chiếm nhiều ca chấn thương nghiêm trọng. Theo tổ chức An Toàn Y Tế Đua Ngựa (Equestrian Medical Safety Association), chấn thương đầu chiếm khoảng 60% ca tử vong trong tai nạn do cưỡi ngựa.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngã ngựa. Ví dụ như ngựa chưa được huấn luyện đầy đủ, trượt chân, lộn cổ, thế nhưng độ cao khi vận động viên ngã có ảnh hưởng lớn nhất đến độ nghiêm trọng của chấn thương. Theo Liên Đoàn Đua Ngựa Ontario, vị trí vận động viên khi cưỡi ngựa có độ cao khoảng 8 feet hoặc hơn so với mặt đất và chỉ một cú ngã từ hai feet đã có thể gây tổn thương não bộ vĩnh viễn. Những vận động viên độ tuổi từ 10-14 thường bị tai nạn với ngựa nhiều nhất.
Dù chấn thương não nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra khi đã đội mũ bảo hiểm, tuy nhiên dữ liệu cho thấy, mức độ nghiêm trọng của chấn thương giảm đi đáng kể khi đội mũ. Theo tạp chí The New England Journal of Medicine, mũ bảo hiểm có thể giảm chấn thương đầu và não đến 85%. Trong khi mũ bảo được quy định bắt buộc trong các môn thể thao cưỡi ngựa, bao gồm cả nhảy và trình diễn nhảy, nhưng trong các cuộc thi trình diễn dressage cấp độ cao, người cưỡi thường chỉ đội mũ cao (mũ chóp), vốn không có khả năng bảo vệ. Tai nạn thường ít xảy ra trong những cuộc thi này nhưng vẫn có. Và dù các vận động viên dressage không đội mũ bảo hiểm khi luyện tập, họ vẫn được chấp nhận kể cả khi luyện tập và thi đấu.
Liên Đoàn Đua Ngựa Hoa Kỳ khuyến cáo các vận động viên cưỡi ngựa dù ở bất kỳ đầu trên sân thi đấu cũng nên mặc đồ bảo vệ với dây nịt, đạt hoặc vượt qua các tiêu chuẩn của ASTM/ SEI (Viện Thiết Bị An Toàn) dành cho bộ môn cưỡi ngựa và có dấu của SEI.
Về bộ môn Trượt Tuyết
Theo một nghiên cứu dẫn đầu bởi trường Đại Học John Hopkins Medicine, có khoảng 10 triệu người Mỹ trượt tuyết mỗi năm và khoảng 600,000 chấn thương được báo cáo hàng năm. Những chấn thương đầu nghiêm trọng chiếm khoảng 20% trên tổng số chấn thương liên quan đến bộ môn trượt tuyết. Trong số những chấn thương đầu, 22% đủ nghiêm trọng để gây ra bất tỉnh hoặc chấn động. Chấn thương đầu là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tử vong hoặc tàn tất nghiêm trọng trong cộng đồng trượt tuyết.
Theo điều tra nhân khẩu học quốc gia từ 2012-2013 của Hiệp Hội Các Khu Vực Trượt Tuyết Quốc Gia (The National Ski Areas Association – NSAA), 70% vận động viên trượt tuyết có đội mũ bảo hiểm trong suốt mùa trượt tuyết gần nhất. Như vậy là tăng 5% so với mùa trượt năm 2011-2012. Trong số những người được phỏng vấn, số lượng sử dụng mũ bảo hiểm tăng 180% kể từ mùa trượt năm 2002-2003, tại thời điểm đó chỉ có 25% số người trượt tuyết có đội mũ bảo hiểm.
Quan trọng hơn, 80% số người trượt tuyết ở độ tuổi 17 đổi xuống có đội mũ bảo hiểm khi trượt dốc trong mùa trượt năm 2012-2013. Điều tra nhân khẩu học quốc gia của NSAA được thực hiện từ hơn 130,000 cuộc phỏng vấn với những người trượt tuyết trên toàn quốc gia.
Điều tra của NSAA năm 2012-2013 cũng cho thấy:
- 89% trẻ từ 9 tuổi đổ xuống được báo cáo sử dụng mũ bảo hiểm trong mùa trượt năm 2012-2013
- 83% trẻ em ở độ tuổi từ 10 đến 14 được báo cáo đội mũ bảo hiểm
- 81% người lớn ở độ tuổi trên 65 được báo cáo có sử dụng mũ bảo hiểm
- Những người trượt ở đội tuổi từ 18-24 thường cho thấy tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm thấp nhất trong tất cả các nhóm tuổi. Trong mùa trượt năm 2012-2013, 60% số người độ tuổi từ 18-24 được phỏng vấn có đội mũ bảo hiểm, tăng 13% so với mùa 2011-2012, khi chỉ có 53% đội mũ bảo hiểm.
NSAA cũng mới khởi động một website mới Lids on Kids thiết kế để cung cấp thông tin về an toàn khi sử dụng mũ bảo hiểm cho các phụ huynh. Website cũng bao gồm một hướng dẫn thắt mũ bảo hiểm đơn giản để đảm bảo mũ luôn vừa với đầu.
Về sử dụng mũ bảo hiểm
Trong năm 2011, New Jersey trở thành bang đầu tiên quy định những người dưới 18 tuổi phải đội mũ bảo hiểm khi trượt tuyết. Hiện nay vẫn chưa có điều luật của bang nào khác quy định đội mũ bảo hiểm cho các môn trượt tuyết hay thể thao mùa đông. Một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết ở Aspen, Colo đã bắt buộc những người trượt dưới 12 tuổi phải đội mũ bảo hiểm. Với những hồ sơ tử vong liên quan đến trượt tuyết cao, như của Michael Kennedy vào tháng 12/1997, Sonny Bono vào tháng 1/1998, Natasha Richardson vào tháng 3/2009. Sự gia tăng về số lượng người trượt tuyết có đội mũ bảo hiểm đã được ghi lại trong nhiều nghiên cứu.
Trong khi đó, mũ bảo hiểm đã trở thành quy định bắt buộc với những người sử dụng công viên tuyết ở Quebec, Canada, kể từ mùa đông năm 2006-2007 theo Tổ Chức Các Khu Vực Trượt Tuyết Quebec (ASSQ). Và vào tháng 1/2010, Hội Đồng Trượt Tuyết Canada (CSC) đã ban hành chính sách quốc gia như sau:
“Hội Đồng Trượt Tuyết Canada khuyến cáo đội mũ bảo hiểm khi trượt tuyết và lái xe. Những người trượt tuyết được khuyến khích học hỏi về lợi ích và giới hạn của việc sử dụng mũ bảo hiểm. Quy định về an toàn và nghĩa vụ theo điều luật về trách nhiệm Alpine là để trượt tuyết, lái xe trượt tuyết với một cách có kiểm soát và trách nhiệm hơn.”
Chính sách này được phát triển sau khi nghiên cứu được tiến hành bởi CSC cho thấy việc sử dụng mũ bảo hiểm ở Canada đang tăng đều đặn, với hơn 50% số người trượt tuyết có đội mũ bảo hiểm. Số lượng sử dụng còn nhiều hơn ở những người trẻ tuổi, đạt mức 90% trong nhiều năm. Để cho thấy sáng kiến này là phù hợP. CSC còn ghi chú rằng, các khu vực trượt tuyết của Canada đã đầu tư mạnh tay để đảm bảo môn thể thao này an toàn hơn, với các bảng chỉ dẫn được cải thiện, chải chuốt hơn, kèm các thiết bị an toàn hơn. Các khu vực này đã mua hơn 50,000 mũ bảo hiểm để cho thuê kèm trong gói đồ cho thuê thông thường, có sẵn ở mọi khu vực trượt.
Tháng 2/2010, tiến sĩ Tarek Razek, giám đốc Chương Trình Chấn Thương của Bệnh Viên Tổng Hợp Montreal, cho biết: “Đội mũ bảo hiểm giảm nguy cơ chấn thương đầu khi trượt tuyết lên tới khoảng 35%”. Tiến sĩ Razek cũng ủng hộ sử dụng mũ bảo hiểm trong các môn thể thao khác như đạp xe, trượt patin.
Một phần trong phiếu điều tra thực hiện ở 80 khu vực trượt tuyết của Canada cho thấy:
- Những nhà điều hành khu vực dự tính có khoảng 55% số người trượt có đội mũ bảo hiểm. Quebec có tỷ lệ sử dụng cao nhất 65%, thấp nhất ở miền Đông Canada 50%.
- Chương trình trượt Snowpass ở cấp độ 4/5, với hơn 41,000 vận động viên trẻ vào năm 2008-2009, cung cấp vé thang máy giảm giá và nhiều khuyến mãi đặc biệt cho người chơi. 54% phụ huynh của các vận động viên trẻ cho biết thường xuyên sử dụng mũ bảo hiểm và 93% người trượt trẻ tham gia chương trình thường xuyên đội mũ bảo hiểm.
- Một bản điều tra 1,500 ứng viên diễn ra tại Toronto Ski Show vào tháng 10/2008 cho thấy 55,3% đàn ông và 57,6% phụ nữ có sử dụng mũ bảo hiểm trong toàn bộ hoặc phần lớn thời gian trượt. Những người trượt cao tuổi có tỷ lệ sử dụng cao hơn người trượt trẻ tuổi.
Trong khi đó, theo điều tra nhân khẩu quốc gia 2012-2013, Hiệp Hội các Khu Trượt Tuyết Quốc Gia Hoa Kỳ cho thấy:
- 71% người trả lời điều tra có đội mũ bảo hiểm khi được phỏng vấn, tăng 6% so với mùa trước.
- Tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm tăng theo trình độ, từ 26% với người mới học, 28% với người ở trình độ trung bình, đến 55% với người có trình độ cao, giỏi.
- Tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm cao hơn ở trẻ từ 9 tuổi trở xuống (89%) và từ 10-14 tuổi (83%), người lớn độ tuổi 55-64 (76%) hơn 65 tuổi (81%) so với các nhóm tuổi khác. Tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm thấp nhất ở những người từ 18-24 tuổi (62%).
Về bộ môn Bóng Đá
Việc tránh các chấn thương ở đầu trong môn đá bóng rất phức tạp, bởi vì đánh đầu cũng là một thành phần trong trận đấu và những nỗ lực để tránh chấn thương phải đảm bảo trận đấu có thể diễn ra bình thường. Nhiều thiết bị bảo vệ đầu đã được phát triển để giảm nguy cơ chấn thương trong bóng đá. Một nghiên cứu độc lập đã cho thấy không có sản phẩm nào trên thị trường có lợi ích đáng kể trong việc chống lại những tác động nhỏ, kể cả như đánh đầu vào trái bóng.
Một nghiên cứu của đại học McGill đã phát hiện ra rằng hơn 60% vận động viên bóng đá ở cấp độ đại học cho thấy các triệu chứng liên quan đến chấn động chỉ trong một mùa bóng. Dù tỷ lệ ở các cấp độ chơi bóng là khác nhau, nhưng những dữ liệu này cho thấy chấn thương đầu trong bóng đá phổ biến hơn nhiều so với phần lớn các dự đoán.
Theo thống kê của CPSC, 40% chấn động trong bóng đá liên quan đến việc va chạm bằng đầu vào người chơi khác, 10,3% do va đầu xuống đất, cột gôn, tường, vv, 12,6% do chạm đầu vào bóng, bao gồm cả tai nạn và 37% chưa xác định.
Các loại chấn thương đầu
Chấn động não
Chấn động não thường ảnh hưởng đến vận động viên trong cả môn thẻ thao có đối kháng hoặc không có đối kháng. Chấn động não được coi như chấn thương não lan toả và có thể được định nghĩa như những thay đổi về tình trạng tâm thần được gây ra do chấn thương. Chấn động là kết quả của việc rung lắc bộ não trong hộp sọ. Nếu nghiêm trọng, có thể gây ra tổn thương đứt đoạn cho dây thần kinh và tế bào thần kinh.
Phân cấp chấn động là một công cụ hữu ích để kiểm soát chấn thương (xem Cantu bên dưới) và phụ thuộc vào:
Một vài nhóm các bác sĩ, huấn luyện viên đánh giá tình trạng tinh thần của vận động viên bằng cách sử dụng một chuỗi câu hỏi 5 phút và các bài tập vật lý được biết đến như Đánh Giá Tiêu Chuẩn của Chấn Động (SAC). Tuy nhien phương pháp này chưa đủ để nhận ra những thay đổi tinh tế. Gần đây, các nhóm nghiên cứu đã sử dụng ImPACT – một chương trình kiểm tra bằng máy tính kéo dài 25 phút, được thiết kế để quản lý các cú chấn động liên quan đến thể thao. Một vận động viên đã bị chấn động từ ba đến sáu lần thường dễ bị thêm một lần nữa. Dù việc quyết định khi nào vận động viên được quay trở lại cũng thường không minh bạch. Ví dụ như một câu chuyện xảy ra vào tháng 11 năm 2013, khi một vận động viên bóng đá chuyên nghiệp đã giúp đột mình giành chiến thắng dù bị chấn động và trật năm đốt sống. Việc kiểm tra thần kinh cơ bản trước mùa giải có thể có ích cho các vận động viên khi đem so sánh kết quả với lúc vận động viên bị va đập vào đầu.
Ghi chú: không có bằng chứng nào cho thấy tất cả vận động viên trong các môn thể thao có tính va chạm, đối kháng cao nên tham gia kiểm tra thần kinh bằng máy tính (NP). Công cụ kiểm tra NP, như ImPACT/Cogsport, cũng như là SCAT3 vẫn chưa được chứng minh và kiểm chứng độ tin cậy. Những xét nghiệp này chỉ được sử dụng như công cụ trong các chẩn đoán y tế chuyên môn để tham gia vào quá trình đưa ra quyết định.
Hội Chứng Tác Động Thứ Hai (SIS) là kết quả sưng não cấp tính, đôi khi gây tử vong, xảy ra khi một chấn động thứ hai xuất hiện trước khi bộ não hồi phục hoàn toàn từ chấn động trước. Điều này làm hiện tượng nghẽn mạch máu và tăng áp lực nội sọ, thường khó hoặc không thể kiểm soát. Nguy cơ do SIS tương đối cao trong các môn thể theo như đấm bốc, bóng đá kiểu Mỹ, khúc côn cầu, đá bóng, bóng chày, bóng rổ và trượt tuyết.
Vào tháng 9 năm 2011, AANS đã phát hàng một bài thuyết trình powerpoint với nhan đề “Chấn động và thể thao: thông tin hữu ích về cách chữa trị và phòng tránh cho cộng đồng từ các bác sĩ phẫu thuật thần kinh của Mỹ” để giúp cộng đồng được chuẩn bị và giáo dục về vấn đề nghiêm trọng này.
Hôn mê
Cụm từ hôn mê được dùng để chỉ trạng thái vô thức. Trạng thái vô thức có nhiều dạng và có thể rất sâu, như không một kích thích nào có thể làm cho bệnh nhân phản ứng hoặc trong nhiều trường hợp, một người bị hôn mê có thể cử động, gây ra tiếng động hoặc phản ứng lại đau đớn, nhưng lại không thể tuân theo những mệnh lệnh đơn giản nhát một như “nắm hai ngón tay lại” hoặc “lè lưỡi ra”. Quá trình hồi phục từ khi bị hôn mê là một quá trình liên tục theo đó người bệnh sẽ dần dần khôi phục ý thức.
Đối với những người bị chấn thương nghiêm trọng và bị hôn mê, thì việc có thể phục hồi hay không rất khó xác định. Chấn thương càng nghiêm trọng, thì càng có nhiều khả năng kéo theo khuyết tật vĩnh viễn.
Thang hôn mê Glasgow thường được áp dụng khi bệnh nhân nhập viện hoặc được sử dụng bởi nhân viên y tế để xây dựng một cấp độ cơ bản của ý thức, chức năng vận động và phản xạ của mắt. Thường xuyên thẩm định tình trạng của bệnh nhân là điều rất cần thiết để giúp đánh giá sự cải thiện hoặc suy giảm về thần kinh.
Kỹ thuật chụp não, đặc biệt là chụp cắt lớp dọc trục bằng máy tính (quét CT hoặc CAT), có thể cung cấp những thông tin quan trọng về tình trạng của bệnh nhân. Mục đích của việc tiến hành quét CT khẩn cấp là để phát hiện những khối tổn thương lớn (tụ máu) đang chèn vào não mà có tể sẽ cần cắt bỏ ngay lập tức bằng giải phẫu. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng được sử dụng trong những trường hợp cần chọn lọc hơn, để thu thập hình ảnh về những thay đổi tế vi mà khó có khả năng phát hiện bằng phương pháp CT.
Triệu chứng chấn thương sọ não
- Đau đớn: Đau đầu liên tục hoặc định kỳ
- Rối loạn vận động: Không có khả năng điều khiển hoặc phối hợp các chức năng vận động, hoặc rối loạn cân bằng.
- Cảm giác: Có những thay đổi về khả năng nghe, nếm hoặc thấy, choáng váng, mẫn cảm với ánh sáng hoặc âm thanh
- Nhận thức: Độ tập trung kém, dễ bị phân tán, bị quá khích do tác động của môi trường, khó tập trung vào một công việc, theo chỉ dẫn hoặc khó tiếp nhận thông tin, cảm giác mất phương hướng, bối rối và những khiếm khuyết về bệnh lý thần kinh khác
- Khả năng nói: khó chọn từ đúng, khó biểu diễn từ hoặc ý tưởng, khó phát âm
Mẹo ngăn ngừa chấn thương đầu
Hãy mua và sử dụng mũ bảo hiểm hoặc đồ dùng bảo vệ đầu được chấp thuận bởi ASTM cho những môn thể thao đặc biệt. ASTM có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về kiểm tra mũ bảo hiểm trong nhiều môn thể thao. Những mũ bảo hiểm được chấp thuận bởi ASTM sẽ có miếng dán sticker ở trên. Mũ bảo hiểm hay phụ kiện bảo vệ đầu có rất nhiều kích thước và kiểu dáng cho các môn thể thao, nhưng phải vừa khít để đạt mức bảo vệ cao nhất. Tương tự như quy định an toàn với trang phục và phụ kiện, mũ bảo hiểm và phụ kiện đầu cần phải được đội toàn thời gian trong các môn như:
- Bóng chày và bóng mềm (khi đánh bóng)
- Đạp xe
- Bóng đá kiểu Mỹ
- Khúc côn cầu
- Cưỡi ngựa
- Đua xe
- Trượt ván/ trượt xe scooters
- Trượt tuyết (Skiing)
- Trượt tuyết (Snowboarding)
- Đấu vật
Phụ kiện đầu được khuyến cáo bởi các chuyên gia an toàn trong thể thao cho các môn:
- Cưỡi bò tót
- Võ thuật
- Nhảy sào
- Đá bóng
- Đua xe môtô kiểu cổ điển
Mẹo chung:
- Giám sát trẻ em thường xuyên và không được để chúng sử dụng các thiết bị thể thao hay chơi các môn không phù hợp với độ tuổi.
- Không nhảy vào nước có độ sâu dưới 12 feet hoặc nhảy vào bể bơi cao hơn mặt đất.
- Tuân thủ các quy định của công viên nước hay bể bơi.
- Mặc trang phục phù hợp với môn thể thao.
- Không mặc các trang phục gây hạn chế tầm nhìn.
- Không tham gia chơi thể thao khi đang ốm hoặc mệt mỏi.
- Tuân thủ mọi tín hiệu giao thông, coi chừng các tài xế khác khi đua xe đạp, trượt ván hoặc trượt patin.
- Tránh các bề mặt không bằng phẳng, chưa được trải nhựa như đạp xe, trượt ván hoặc trượt patin.
- Thực hiện kiểm tra an toàn định kỳ về sân bãi, và trang thiết bị.
- Loại bỏ và thay thế các trang thiết bị thể thao, hay phụ kiện bảo hộ đã bị hư hỏng.
Những thay đổi về luật lệ trong bóng đá (kiểu Mỹ) ở mức độ Đại Học để tránh các chấn thương về đầu và cổ
Hiệp Hội Huấn Luyện Viên Quốc Gia (National Athletic Trainers’ Association- NATA) và Hiệp Hội Trọng Tài Bóng Đá Mỹ (American Football Coaches Association- AFCA), dẫn đầu bởi Ron Courson, giám đốc về y học thể thao của Đại Học Georgia, nhấn mạnh hai vấn đề chính liên quan tới va chạm bằng đầu.
- Hiện tượng húc đầu để triệt hạ đối thủ vẫn diễn ra thường xuyên trong các giải bóng đá liên trường.
- Hình phạt cho hành vi cố tình gây chấn thương bằng mũ bảo hiểm chưa được thi hành đầy đủ.
Những thay đổi về luật được bổ sung bởi Hiệp Hội Thể Thao Đại Học Quốc Gia (National Collegiate Athletic Association – NCAA) liên quan đến hành vi đập và húc đầu trong bóng đá học đường đã được phân phối đến tất cả huấn luyện viên và ban điều hành trên cả nước. Mục đính là để loại bỏ các chấn thương phát sinh khi một người chơi cố tình sử dụng mũ bảo hiểm để triệt hạ đối thủ.
Với việc thay đổi luật và tăng cường siết chặt, chúng ta hy vọng sẽ có sự giảm thiểu đáng kể các ca chấn thương liên quan đến đầu và cổ.
NCAA đã sửa lại bản hướng dẫn 16 năm tuổi về cách thức chữa trị sang chấn trong Sổ Tay Y Tế Thể Thao NCAA để hướng dẫn các tổ chức thành viên cách thức phản ứng phù hợp với những chấn thương kiểu chấn động và quy trình để đưa vận động viên quay về thi đấu hoặc tập luyện. Theo trang 59 của bản năm 2013-2014, có viết “…Bất kỳ vận động viên nào được chẩn đoán bị chấn động tuyệt đối không được chơi hoặc luyện tập trở lại ngay hôm đó và phải được chấp thuận của các chuyên gia sức khoẻ trước khi trở lại chơi hoặc luyện tập.”
Mục “Chẩn đoán và Kiểm Soát Chấn Động” (“Concussion Diagnosis and Management”) mô tả kỹ các tình huống mà theo đó vận động viên cần phải rời sân và đợi chấp thuận của các bác sĩ.
Mẹo để tránh các chấn thương về đầu và cổ liên quan đến bóng đá (kiểu Mỹ):
- Tất cả các vận động viên phải được kiểm tra sức khoẻ trước mùa bóng, những người có tiền sử chấn thương não, cột sống, bao gồm cả chấn động, cần phải được xác định rõ.
- Cầu thủ bóng đá cần phải được luyện tập và rèn luyện các cơ bắp ở đầu và cổ đầy đủ.
- Trọng tài và ban quản lý nên khuyến cáo các cầu thú không được sử dụng phần chóp mũ bảo hiểm như vũ khí để đỡ, đánh, tấn công hoặc mang bóng.
- Trọng tài, bác sĩ và huấn luyện viên nên đảm bảo các trang thiết bị của cầu thủ vừa vặn, đặc biệt là mũ bảo hiểm và dây đeo luôn được khoá chặt.
- Trọng tài cần phải sẵn sagf cho các ca chấn thương cột sống thảm khốc có thể xảy ra. Toàn bộ nhân viên phải biết cách xử lý trong trường hợp đó; sẵn sàng và chuẩn bị trước có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng tránh thương tật vĩnh viễn.
- Luật cấm đâm (dùng chóp mũ để húc vào cầu thủ khác) cần phải được tuân thủ kể cả khi luyện tập và thi đấu.
- Người cầm bóng cần được dạy để không hạ thấp đầu khi va chạm với người tấn công để tranh va đập kiểu mũ chạm mũ.
Tài liệu tham khảo
http://www.aans.org/en/Patient%20Information/Conditions%20and%20Treatments/Sports-Related%20Head%20Injury.aspx