Cách phòng ngừa và điều trị bệnh sốt xuất huyết

(4.26) - 69 đánh giá

St xut huyết là mt bnh do virus Dengue gây ra, lây truyn qua trung gian là mui vn và lan rng khá nhiu nơi trên thế gii. Bn cn phi có kiến thc căn bn v bnh và phương thc lây truyn đ điều trị bệnh sốt xuất huyết an toàn và nhanh chóng.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng hiệu quả bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn phải cố gắng tránh bị muỗi đốt hoặc tránh đi đến những nơi có dịch bệnh bùng phát.

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là tình trạng sốt cấp tính do virus Dengue gây ra, được truyền cho người qua vết đốt của trung gian muỗi vằn Aedes aegypti mang virus, với đặc trưng là sốt cao đột ngột, đau mỏi, phát ban xuất huyết.

Sau khi hút máu người mang virus Dengue từ 4-10 ngày, muỗi bắt đầu truyền bệnh sốt xuất huyết cho đến hết đời sống của chúng. Muỗi cái nhiễm virus Dengue còn chứa virus trong buồng trứng và truyền virus cho lăng quăng và các thế hệ muỗi kế tiếp. Những virus này có mối quan hệ với virus West Nile và virus sốt vàng.

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Các triệu chứng sốt xuất huyết thường phát triển bất ngờ từ 4 đến 10 ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sốt cao, có thể đạt đến 40oC hoặc cao hơn
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau phía sau mắt
  • Đau cơ và khớp
  • Cơ thể suy nhược
  • Ban đỏ lan rộng
  • Ăn mất ngon
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Phát ban trên da, xuất hiện từ hai đến năm ngày sau khi bắt đầu sốt
  • Xuất huyết nhẹ (chảy máu mũi, chảy máu nướu hoặc dễ bầm tím).

Các triệu chứng thường dịu đi trong khoảng một tuần, mặc dù bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi và không khỏe trong vài tuần sau đó. Trong một số ít trường hợp, bệnh sốt xuất huyết nặng có thể phát triển ngay sau xuất hiện triệu chứng ban đầu.

Những người có hệ thống miễn dịch yếu cũng như những người có tiền sử mắc bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ cao phát triển bệnh sốt xuất huyết. Trẻ nhỏ và những người chưa bao giờ bị bệnh có triệu chứng bệnh nhẹ hơn so với trẻ lớn tuổi và người lớn.

Chuyển biến của sốt xuất huyết

Trong một số ít trường hợp, sốt xuất huyết có thể rất nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. Những người có tiền sử mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng hơn nếu họ bị nhiễm lại. Các dấu hiệu sốt xuất huyết nặng có thể bao gồm:

  • Đau bụng trầm trọng
  • Bụng sưng lên
  • Nôn mửa ra máu
  • Chảy máu nướu hoặc chảy máu dưới da
  • Khó thở hoặc thở nhanh
  • Ớn lạnh khắp người
  • Mạch yếu nhưng nhanh
  • Buồn ngủ hoặc mất ý thức.

Bạn có thể quan tâm: Cảnh giác với 7 biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm.

Điều trị bệnh sốt xuất huyết

Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh sốt xuất huyết. Việc điều trị bao gồm việc làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể tự chăm sóc mình ở nhà dựa vào một số lời khuyên sau đây:

  • Dùng thuốc paracetamol để giảm cơn đau và hạ sốt – không dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng có thể làm nặng thêm tình trạng xuất huyết.
  • Uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước – nếu bạn đang ở nước ngoài, chỉ nên uống nước đóng chai để bảo đảm an toàn. Bổ sung dung dịch oserol để bù nước và điện giải.
  • Bạn cần nghỉ ngơi nhiều, ăn món ăn dễ tiêu hóa (súp, cháo) và tránh ăn thức ăn khó tiêu.
  • Dùng nhiều trái cây tươi và nước ép để bổ sung vitamin C, bởi vì đây là chất có vai trò quan trọng trong việc hồi phục cơ thể khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Loại vitamin này hỗ trợ trong việc sửa chữa, tăng trưởng và phát triển các mô bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vitamin C còn nuôi dưỡng hệ thống miễn dịch bằng cách tăng cường kháng thể và sản xuất tế bào bạch cầu.
  • Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe hơn trong khoảng một tuần. Nếu không, hãy tìm đến bác sĩ nếu triệu chứng của không cải thiện.

Bạn có thể quan tâm: Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà.

Ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin có thể phòng ngừa hiệu quả đối với sốt xuất huyết. Bạn có thể ngăn ngừa nó bằng cách tránh bị muỗi cắn theo một số cách sau đây:

  • Mặc quần áo rộng vì muỗi có thể cắn qua quần áo bó sát. Quần dài, áo sơ mi dài tay, vớ và giày (không phải dép) là lý tưởng để tránh muỗi cắn.
  • Ngủ trong màn chống muỗi và nhớ xịt thuốc chống muỗi khắp phòng ngủ trước khi giăng màn.
  • Dọn dẹp, phát quang môi trường xung quanh thường xuyên, vì muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết thường sống trong các vũng nước đọng, bụi cây, góc tối…
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng – các sản phẩm có chứa chất DEET 50% là hiệu quả nhất, trẻ em dưới 2 tháng tuổi nên sử dụng các chất DEET ít hơn (15-30% DEET). Bạn có thể tham khảo: Đại dịch sốt xuất huyết ở trẻ em.

Bạn nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi di chuyển tới vùng có dịch sốt xuất huyết để có lời khuyên cụ thể về những gì bạn có thể làm để tránh mắc sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm cách nào để thưởng thức fast food dù bị tiểu đường?

(54)
Có thể bạn không tin nhưng thật ra bạn vẫn có thể thưởng thức fast food dù bị tiểu đường miễn sao là chúng chứa thành phần dinh dưỡng hợp lý. Bằng cách ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

(76)
Tình trạng hở van tim 3 lá có nguy hiểm không là do bạn có sẵn sàng bước vào cuộc chiến giành giật sinh mạng của mình hay buông xuôi chấp nhận số phận. ... [xem thêm]

Làm thế nào để con không béo phì hoặc suy dinh dưỡng?

(29)
Thừa cân có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh trầm cảm, mệt mỏi và tăng nguy cơ bị các bệnh mãn tính ví dụ như bệnh tim. Theo các ... [xem thêm]

20 sự thật về cơ thể con người mà bạn không biết

(53)
Con người là những sinh vật vô cùng đặc biệt. Có những sự thật về cơ thể con người mà bạn có thể ngạc nhiên khi biết. Hàng trăm năm qua, cơ thể con ... [xem thêm]

Bất ngờ với 10 lợi ích cho sức khỏe từ trà xanh matcha

(14)
Từ lâu trà xanh matcha từ Nhật Bản đã phổ biến ở Việt Nam và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp bảo vệ cơ thể và làm bạn khỏe hơn mỗi ngày. ... [xem thêm]

Bất ngờ với tác dụng của các thuốc tẩy lông theo toa

(47)
Tại sao bạn phải chịu khổ sở với các cách tẩy lông gây đau đớn, kéo dài, tốn kém và khó chịu trong khi chỉ cần uống một viên thuốc tẩy lông kê toa ... [xem thêm]

Phô mai cheddar: Món ngon dành cho mọi người

(67)
Phô mai cheddar là món ăn ngon và giàu các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như protein, vitamin cũng như lợi khuẩn.Cheddar là một trong những loại phô mai ... [xem thêm]

Liệu pháp hỗ trợ cho người bị rối loạn lưỡng cực

(93)
Với người bị rối loạn lưỡng cực, điều trị bằng thuốc được kê đơn có thể chưa đủ. Bạn cần kết hợp những phương pháp trị liệu sau đây để ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN