Tăng huyết áp thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

(3.54) - 38 đánh giá

Mẹ bầu cần lưu ý về bệnh tăng huyết áp thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cũng như an toàn cho chính bản thân và bé yêu.

Tăng huyết áp thai kỳ là một dạng cao huyết áp xảy ra ở các mẹ bầu. Theo các chuyên gia thống kê, khoảng 6% trường hợp phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra, một dạng khác của bệnh lý này là cao huyết áp mãn tính có thể xuất hiện trước khi quá trình mang thai bắt đầu.

Giới thiệu về tăng huyết áp thai kỳ

Bệnh tăng huyết áp thai kỳ có khả năng phát triển thành tiền sản giật. Những cô gái trẻ tuổi lần đầu mang thai có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng sức khỏe này. Nó càng phổ biến hơn ở những phụ nữ có song thai, phụ nữ trên 35 tuổi, phụ nữ bị cao huyết áp mãn tính hoặc bị tăng huyết áp ở lần mang thai trước và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường.

Bạn sẽ được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ khi chỉ số đo huyết áp cao hơn 140/90mmHg sau 20 tuần đầu của thai kỳ và không có protein niệu ở thận.

Tiền sản giật cũng được chẩn đoán khi phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ có lượng protein niệu tăng đáng kể.

Sản giật là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng co giật ở phụ nữ mang thai. Đây là một biến chứng nặng từ tiền sản giật. Bệnh lý này xảy ra với tỷ lệ 1/1.600 và thường phát triển gần cuối thai kỳ.

Hội chứng HELLP là một biến chứng của tiền sản giật nặng hoặc sản giật. Hội chứng HELLP là một loạt các thay đổi về thể chất người bệnh bao gồm các tế bào hồng cầu bị phá vỡ, quá trình hoạt động của gan có vấn đề và hàm lượng tiểu cầu – các tế bào đóng vai trò thiết yếu trong việc đông máu, tránh xảy ra tình trạng xuất huyết – giảm đáng kể.

Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp thai kỳ

Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ. Một số điều kiện có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này bao gồm:

  • Cao huyết áp mãn tính
  • Bệnh thận
  • Bệnh tiểu đường
  • Tăng huyết áp trong lần mang thai trước
  • Phụ nữ mang thai lớn hơn 40 tuổi hoặc trẻ hơn 20 tuổi
  • Bào thai sinh đôi hoặc sinh ba
  • Chủng tộc người Mỹ gốc Phi

Mức độ nghiêm trọng của tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp đồng nghĩa với việc tăng lực tác động lên thành mạch máu. Điều này có thể gây cản trở lưu lượng máu đến nhiều hệ thống cơ quan khác nhau ở người mẹ bao gồm gan, thận, não, tử cung và nhau thai.

Một số tình trạng sức khỏe có khả năng phát triển như biến chứng của tăng huyết áp thai kỳ nghiêm trọng (chỉ số đo huyết áp cao hơn 160/110mmHg). Bong nhau thai (nhau thai tách sớm khỏi thành tử cung gây sảy thai) là một ví dụ điển hình. Tăng huyết áp thai kỳ cũng có thể dẫn đến các vấn đề của thai nhi bao gồm hạn chế phát triển trong tử cung (thai nhi tăng trưởng kém) và thai chết lưu.

Nếu không được điều trị kịp thời, tăng huyết áp thai kỳ nghiêm trọng có thể gây co giật nguy hiểm (sản giật) và thậm chí tử vong cho cả mẹ lẫn thai nhi. Vì những rủi ro như vậy, trẻ có khả năng phải sinh non (trước tuần thứ 37) nếu mẹ bầu chẳng may mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Các triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ

Tùy theo cơ địa mỗi người, triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ có thể khác nhau. Thậm chí có nhiều trường hợp mẹ bầu mắc bệnh này hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số triệu chứng phổ biến của tăng huyết áp thai kỳ có thể là:

  • Cao huyết áp
  • Không có hoặc có protein niệu trong nước tiểu (dùng để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật)
  • Chứng phù thũng
  • Tăng cân đột ngột
  • Thị giác yếu đi: tầm nhìn thường xuyên bị nhòe hoặc nhìn đôi
  • Buồn nôn
  • Đau bụng bên phải hoặc đau xung quanh khu vực dạ dày
  • Đi tiểu ít
  • Chức năng gan hoặc thận có vấn đề

Các phương pháp chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ

Các biện pháp chẩn đoán thường dựa trên sự gia tăng mức huyết áp. Tuy nhiên, những triệu chứng khác cũng có khả năng hỗ trợ quá trình chẩn đoán chính xác hơn. Các xét nghiệm tăng huyết áp thai kỳ có thể bao gồm:

  • Đo huyết áp
  • Xét nghiệm nước tiểu để loại trừ trường hợp tiền sản giật
  • Đánh giá chứng phù nề
  • Đo trọng lượng thường xuyên
  • Xét nghiệm chức năng gan và thận để loại trừ trường hợp tiền sản giật
  • Xét nghiệm đông máu để loại trừ trường hợp tiền sản giật

Điều trị tăng huyết áp thai kỳ

Các bác sĩ sẽ đưa ra các liệu trình điều trị tăng huyết áp thai kỳ hợp lý cho bạn dựa trên:

  • Tình trạng mang thai, sức khỏe tổng quát cũng như bệnh sử
  • Mức độ phát triển của bệnh
  • Khả năng dung nạp của bạn đối với các loại thuốc, quy trình hoặc liệu pháp điều trị
  • Triển vọng của bệnh
  • Ý kiến riêng của bạn

Mục tiêu của quá trình điều trị là ngăn ngừa tình trạng bệnh lý trở nên tồi tệ hơn, đồng thời giảm thiểu khả năng nó gây ra các biến chứng khác. Điều trị tăng huyết áp thai kỳ thông thường bao gồm:

  • Biện pháp nghỉ dưỡng tại giường, ở nhà hoặc ở bệnh viện
  • Nhập viện (nhân viên y tế với trình độ chuyên môn cao và thiết bị chuyên dụng có thể cần thiết để điều trị bệnh)
  • Sử dụng magiê sulfate hoặc các thuốc hạ huyết áp khác cho tăng huyết áp thai kỳ nếu chỉ số đo huyết áp ở mức nghiêm trọng

Bên cạnh đó, theo dõi thai nhi để kiểm tra sức khỏe của trẻ cũng là điều thiết yếu. Quá trình này bao gồm:

Chuyển động của thai nhi

Theo dõi các cú đạp và chuyển động của thai nhi. Thay đổi về số lượng hoặc tần suất có khả năng đồng nghĩa với việc thai nhi đang bị căng thẳng.

Xét nghiệm Non-stress

Một xét nghiệm tiền sản nhằm theo dõi nhịp tim thai nhi để kiểm tra sức khỏe của trẻ.

Chỉ số ối

Cùng với xét nghiệm Non-stress, chỉ số ối là một phương pháp đánh giá sức khỏe thai nhi bằng cách dùng sóng siêu âm để quan sát trẻ.

Siêu âm doppler màu

Đây là biện pháp cho phép bác sĩ nắm rõ tình trạng huyết động học của thai nhi cũng như tuần hoàn nhau thai bằng cách sử dụng sóng âm thanh để đo lưu lượng máu qua các mạch máu.

Ngoài ra, bạn có thể được yêu cầu tiếp tục thực hiện xét nghiệm nước tiểu và máu (đối với những thay đổi biểu hiện cho tình trạng tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiến triển thành tiền sản giật).

Các loại thuốc như corticosteroid có thể giúp hoàn thiện phổi của thai nhi (phổi chưa phát triển trọn vẹn là một vấn đề trầm trọng của trẻ sinh non).

Phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ

Mẹ bầu nếu sớm được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ cũng như điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý cập nhật kiến thức về những triệu chứng của căn bệnh này để có thể sớm có biện pháp can thiệp y tế.

Ngọc Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tính cân bằng là gì? 6 bài tập thăng bằng phù hợp nhiều độ tuổi

(84)
Cân bằng (hay thăng bằng) là một trong những yếu tố quan trọng ở tất cả các môn thể thao. Nếu có khả năng kết hợp giữa tính cân bằng với các yếu tố ... [xem thêm]

12 vấn đề da liễu tiết lộ về sức khỏe của bạn

(33)
Các vấn đề da liễu có thể tiết lộ về sức khỏe của bạn. Chúng có thể là nguy cơ tiềm ẩn của một căn bệnh nào đó. Vì thế, nếu bạn nhận thấy bất ... [xem thêm]

Bí quyết hữu hiệu ngăn ngừa sâu răng

(34)
Chăm sóc hàm răng đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng. Bằng những biện pháp đơn giản, bạn có thể nâng cao sức khỏe răng miệng của mình. Các bác sĩ ... [xem thêm]

9 cách kiểm tra sức khỏe đơn giản bạn có thể thử ngay

(33)
Bạn có thể học cách kiểm tra sức khỏe tại nhà khi quan sát tóc rụng dưới sàn, soi gương xem mí mắt hay thực hiện các cử động cơ thể. Có khi bạn sẽ ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp khi con bạn bị bệnh vẩy nến

(74)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

Mách bạn bí quyết dùng dầu jojoba trị mụn

(70)
Bạn đã từng nghe nói về công dụng của dầu jojoba trị mụn chưa? Với cấu tạo gần giống với lớp dầu tự nhiên trên da, dầu jojoba có thể dưỡng ẩm và ... [xem thêm]

Các bài tập yoga giúp mặt thon gọn

(77)
Tất cả chúng ta đều biết yoga giúp giảm mỡ bụng, và giảm cân. Nhưng ít ai biết rằng yoga còn có một khả năng thần kỳ đó là loại bỏ chiếc cằm hai ... [xem thêm]

Mách bạn 15 cách chữa cao huyết áp tại nhà hữu ích

(13)
Bên cạnh những toa thuốc được kê đơn từ bác sĩ, bạn vẫn còn nhiều cách chữa cao huyết áp tại nhà đơn giản và hiệu quả để lựa chọn, chẳng hạn như ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN