Chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh không quá khó

(3.8) - 98 đánh giá

Nhiều người thấy con mình hay rụng tóc, tóc rớt nhiều ở gối nhưng ít ai quan tâm đến việc phải làm gì để chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh. Thật ra, muốn chăm sóc tóc cho trẻ không quá khó và không mất nhiều thời gian của bạn đâu.

Mỗi em bé sinh ra có lượng tóc dày, mỏng khác nhau. Các chuyên gia tin rằng điều này có thể liên quan đến nội tiết tố của mẹ và yếu tố di truyền quyết định. Dù con có nhiều hay ít tóc, bạn cũng cần chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh.

1. Hiện tượng rụng tóc của trẻ sơ sinh

Hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh là bình thường, đặc biệt trong sáu tháng đầu đời. Đó là do sự thay đổi hormone bé khi còn ở trong bụng mẹ giảm xuống sau khi chào đời. Vì thế, tóc của bé không còn phát triển nữa, sau đó, đến giai đoạn telogen (giai đoạn suy thoái, tóc rụng). Bạn chú ý rằng nếu sau 6 tháng, tóc bé vẫn tiếp tục rụng nhiều thì cần đưa bé đến bác sĩ khám. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của sự thiếu hụt dưỡng chất hoặc sức khỏe của bé có vấn đề.

2. Giai đoạn tóc trưởng thành

Giai đoạn telogen thường qua nhanh hoặc xảy ra đồng thời với việc mọc tóc. Màu sắc và kết cấu của tóc thường thay đổi. Nhờ các hormone, tóc của trẻ có thể đen hoặc màu hạt dẻ, tóc dày hoặc mỏng, thưa thớt, tóc xoăn hay tóc thẳng. Một số trẻ có mái tóc mới sau 6 tháng, một số trẻ phải đến khi 2 – 3 tuổi mới có sự thay đổi hoàn chỉnh.

3. Chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh đúng cách

  • Gội đầu

Trẻ sơ sinh không cần gội đầu hàng ngày. Thường xuyên gội có thể lấy đi các chất dầu tự nhiên của da đầu và làm tóc khô và rụng. Thay vào đó, bạn hãy gội đầu cho bé vài lần trong tuần với dầu gội dành cho trẻ nhỏ. Hãy nhẹ nhàng khi xoa dầu gội đầu dịu nhẹ không làm cay mắt trẻ sơ sinh. Khi xoa hay mát xa da đầu cho bé quá nhanh có thể làm nang tóc căng thẳng và dễ gãy rụng.

  • Chải tóc cho bé

Chải tóc cho bé bằng một chiếc bàn chải lông mềm hoặc một chiếc lược răng thưa sau khi gội đầu để không bị vướng hoặc kéo tóc làm bé đau. Nếu tóc rối, bạn có thể dùng tay gỡ ra nhẹ nhàng.

  • Giữ ẩm cho tóc

Nếu tóc trẻ dày, xoăn hoặc khô thì bạn cần chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh bằng cách dưỡng ẩm tóc hàng tuần. Tìm những sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với da đầu của bé chẳng hạn như sản phẩm tự nhiên có chứa tinh dầu bơ, dầu dừa nguyên chất hoặc dầu hạnh nhân. Bạn cũng có thể làm kem giữ ẩm bằng cách trộn dầu hạnh nhân hoặc dầu ô liu nguyên chất với vài giọt dầu của hoa hương thảo hoặc oải hương. Lấy một lượng nhỏ chất dưỡng ẩm lên tay và nhẹ nhàng xoa trên tóc bé.

4. Khi trẻ có những mảng màu trắng trên đầu

Khi trẻ có những mảng bám trên da đầu rất có thể là do viêm da tiết bã hoặc eczema (chàm, viêm da dị ứng).

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã xuất hiện trong những tháng đầu như là những mảng vảy cứng, trắng hay vàng trên da đầu. Tuy nhiên, nó không gây hại. Viêm da tiết bã thường tự biến mất trong vòng vài tháng. Bạn hãy gội đầu thường xuyên hơn và nhẹ nhàng xoa cho da đầu bằng bàn chải mềm hoặc mát xa bằng khăn mềm.

Hãy bôi một ít dầu dừa hoặc dầu ô liu và để khoảng 20 – 30 phút. Sau đó, dùng bàn chải mềm để nhẹ nhàng loại bỏ những mảng bám đó trước khi gội đầu. Điều quan trọng là bạn không nên cạo da đầu để loại bỏ các vết bẩn, vì điều này có thể gây kích ứng.

Eczema

Eczema xuất hiện triệu chứng như phát ban đỏ, khô, ngứa trên da đầu. Bé bị bệnh eczema có da rất nhạy cảm. Eczema thường phát triển ở trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bênh có thể khiến bé khó chịu và gây khô tóc.

Nếu con bạn bị eczema, hãy sử dụng các loại xà phòng hay dầu gội đầu dịu nhẹ và không mùi thơm dành cho da nhạy cảm. Để làm dịu da khô, bạn hãy dùng dầu tự nhiên như dầu dừa, jojoba hoặc kem dưỡng. Nếu bệnh eczema nặng hoặc lan rộng, bác sĩ có thể cho bé sử dụng một loại dầu gội, kem, lotion trị liệu.

5. Làm thế nào để cho bé gái những kiểu tóc đẹp?

Khi con gái lớn hơn, bạn có thể làm điệu cho bé bằng nhiều kiểu tóc như cột tóc đuôi ngựa, cột hai bên, thắt bím… Khi cột tóc cho bé, bạn sử dụng dây thun buộc tóc có độ co giãn, dây thun thông thường có thể gây ra quá nhiều ma sát trên tóc và có thể dẫn đến rối tóc.

Tốt nhất, bạn không nên buộc tóc quá chặt vì có thể dẫn đến tổn thương da đầu và thậm chí cả rụng tóc. Bạn có thể nhận ra điều này bằng cách thấy tóc của con rụng quá nhiều. Thường xuyên thay đổi kiểu tóc cho bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh huyết trắng: Đoán bệnh qua màu khí hư

(30)
Bệnh huyết trắng hoặc các vấn đề bất thường ở dịch âm đạo (khí hư) có thể biểu hiện qua màu sắc của dịch tiết.Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ ... [xem thêm]

9 bài tập thể dục trong ngày đèn đỏ giúp bạn dễ chịu hơn

(93)
Bạn thường nghỉ ngơi suốt cả tuần mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt vì sợ cơ thể mình sẽ mệt nếu tập luyện? Thật ra, bạn có thể thực hiện những bài ... [xem thêm]

Tất cả những điều bạn cần biết về viêm mũi dị ứng

(64)
Viêm mũi dị ứng, còn gọi là bệnh sốt cỏ khô, là nhóm các triệu chứng khó chịu mà xảy ra khi cơ thể của bạn được tiếp xúc với chất gây dị ứng cụ ... [xem thêm]

Bổ sung axit folic cho bà bầu để đề phòng dị tật cho con

(64)
Bạn đang mang thai và cần tìm hiểu về axit folic cho bà bầu? Axit folic rất cần thiết trong thai kỳ, nên bạn cần bổ sung đầy đủ vi chất này trong thai kỳ. ... [xem thêm]

Tác dụng của collagen đối với làn da của bạn

(14)
Ngày nay, với sự tiến bộ của nghiên cứu khoa học, người ta đã phát hiện ra nhiều tác dụng của collagen trong việc cải thiện sức khoẻ làn da. Collagen là ... [xem thêm]

Dây rốn quấn cổ thai nhi: Có nguy hiểm như mẹ bầu vẫn nghĩ?

(28)
Hầu hết các mẹ bầu thường tỏ ra rất lo lắng khi nghe bác sĩ cho biết bé cưng đang bị dây rốn quấn cổ. Song thực tế là bạn có nên quá lo lắng khi bé ... [xem thêm]

Liệu pháp mùi hương: Tại sao bạn nên thử?

(14)
Liệu pháp mùi hương đang ngày càng được nhiều người biết đến và có sẵn ở spa, phòng tập thể hình, bệnh viện hay thậm chí bạn có thể thử ở nhà. ... [xem thêm]

Quá trình phát triển trí não ở con trẻ

(61)
Não của bé được hình thành theo thời gian, bắt đầu trong suốt thai kỳ và tiếp tục cho đến khi trưởng thành. Giống như một tòa nhà, sự phát triển trí ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN