Bố mẹ cần lưu ý việc sử dụng kem đánh răng chứa flo như thế nào?

(3.61) - 19 đánh giá

Chúng ta thường nghe nói nhiều đến công dụng giúp răng chắc khỏe của flo nhưng dường như ít ai biết được rằng việc sử dụng bất hợp lý còn gây ra rất nhiều tác hại khác đối với sức khỏe răng miệng.

Flo giúp răng chắc khỏe. Tuy nhiên, sử dụng quá ít thì không đủ liều lượng để có thể bảo vệ răng. Ngược lại, sử dụng quá nhiều có thể khiến răng bị vàng ố hay thậm chí còn gây nhiễm độc. Việc nhận biết những nguồn có chứa flo là điều cần thiết để bố mẹ có thể điều chỉnh và bảo vệ răng cho chính mình cũng như các bé.

Công dụng

Flo là một khoáng chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm và nước. Mỗi ngày, khoáng chất được thêm vào và bị mất từ lớp men răng. Chất này giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách làm cho răng có khả năng chống lại các axit tấn công từ vi khuẩn mảng bám và đường trong miệng. Flo cũng làm chậm lại quá trình sâu răng diễn ra sớm. Bố mẹ có thể chăm sóc răng cho con bằng cách dùng kem đánh răng hay nước súc miệng có chứa flo.

Một số trường hợp sử dụng bất hợp lý

Việc nuốt phải kem đánh răng chứa nhiều flo trong giai đoạn mọc răng vĩnh cửu là yếu tố làm tăng nguy cơ khiến răng bị nhiễm độc flo.

  • Bé sử dụng quá nhiều kem đánh răng chứa flo khi còn nhỏ;
  • Sử dụng chất bổ sung flo không phù hợp;
  • Các nguồn thức ăn, nước uống có chứa nhiều flo trong chế độ dinh dưỡng của trẻ;
  • Trẻ em 2 và 3 tuổi chưa biết cách đánh răng và nuốt phải kem đánh răng có chứa flo.

Những điều cần lưu ý để giảm nguy nhiễm độc

Để giảm nguy cơ nhiễm độc do sử dụng quá nhiều và bất hợp lý, bố mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tránh bổ sung cho trẻ nhỏ dưới sáu tháng tuổi;
  • Chỉ cho một phần kem đánh răng rất nhỏ kích thước bằng một giọt nước lên bàn chải của bé khi đánh răng;
  • Cần lưu ý đến tất cả các nguồn thức ăn, nước uống có chứa flo mà cơ thể bé đã hấp thu trước khi muốn bổ sung thêm;
  • Kiểm tra hàm lượng trong các nguồn nước uống và sinh hoạt tại gia đình;
  • Bố mẹ không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống các loại thuốc viên, thuốc nhỏ và thuốc giảm đau chứa nhiều flo.

Trường hợp trẻ trên 6 tháng tuổi, bố mẹ chỉ nên cho con uống bổ sung flo khi các nguồn thực phẩm bé dùng chưa cung cấp đủ cho cơ thể và đặc biệt cần tham khảo ý kiến nha sĩ trước khi bổ sung.

Lưu ý về thành phần có trong một số thực phẩm hay thức uống

Một số thực phẩm có chứa hàm lượng flo cao có thể kể đến là các sản phẩm sữa dành cho trẻ nhỏ như sữa bột hay sữa đậu nành, ngũ cốc khô cho trẻ, cải bó xôi sốt kem và các sản phẩm từ gà. Bố mẹ cần đọc kỹ thông tin về thành phần dinh dưỡng trên nhãn trước khi cho bé sử dụng.

Một số loại nước giải khát cũng chứa hàm lượng cao chất này, đặc biệt là các loại trà không có caffeine, nước ép nho trắng và một số loại nước trái cây. Ngoài ra, các loại nước uống tại các cửa hàng thức ăn nhanh cũng có thể là nguồn chứa nhiều flo vì người ta thường pha siro, cacbonat và nước máy (nước sinh hoạt) để làm nước giải khát và thông thường loại nước này có chứa nhiều chất này.

Việc dùng kem đánh răng bổ sung flo một cách khoa học là điều cần thiết nhằm duy trì và bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ cũng như tất cả các thành viên trong gia đình. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo những thông tin trên để có thể biết được cách bổ sung hợp lý nhất cho con.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 nguyên tắc vàng đảm bảo an toàn cho con ở trường học

(97)
Trẻ con là tình yêu và cũng là nỗi lo lắng của bố mẹ. 6 nguyên tắc vàng dưới đây sẽ giúp bố mẹ đảm bảo an toàn cho con ở trường học.Mong muốn của ... [xem thêm]

6 kiểu mỡ thừa và cách tiêu diệt chúng

(57)
Nghiên cứu về các dạng béo phì đã phân các kiểu mỡ thừa trên cơ thể thành 6 loại khác nhau dựa vào vị trí tích lũy của chúng và chỉ ra cách đốt cháy ... [xem thêm]

7 dấu hiệu cảnh báo trẻ đã mắc bệnh sỏi mật

(23)
Sỏi mật ở trẻ nhỏ là một bệnh lý hiếm gặp. Thế nhưng, trong những năm gần đây người mắc bệnh sỏi mật có xu hướng gia tăng, kể cả trẻ em. Bệnh có ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi con bị bệnh hen suyễn?

(51)
Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều ... [xem thêm]

7 động tác thể dục giúp giảm đau đầu

(81)
Người bị chứng đau đầu luôn phải trăn trở tìm những biện pháp giảm đau. Bởi lẽ, cơn đau cùng những triệu chứng đi kèm luôn khiến người ta suy kiệt: ... [xem thêm]

Nếp nhăn: Nguyên nhân hình thành và Cách phòng ngừa

(54)
Nếp nhăn chính là kẻ thù của rất nhiều chị em phụ nữ. Tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn biết cách hạn chế tình trạng này xảy ra sớm.Quá trình lão ... [xem thêm]

Khuyến khích óc hài hước ở con không bao giờ là thừa

(94)
Bạn có từng kinh ngạc khi thấy một ai đó trẻ hơn tuổi thật 5, 10 hay thậm chí đến 15 tuổi? Chẳng cần phải phẫu thuật thẩm mỹ, bạn cũng hoàn toàn có ... [xem thêm]

Con bạn thiếu hay thừa vitamin D?

(45)
Theo nghiên cứu, các bé bú mẹ hoàn toàn sẽ hấp thu khá ít vitamin D. Do đó, bạn cần chú ý bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thông qua các nguồn khác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN