Chốc lây ở trẻ em

(4.15) - 29 đánh giá

Là một bệnh viêm da nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em từ 2-6 tuổi tổn thương lớp nông thượng bì nên không để lại sẹo.

Nguyên nhân

Viêm da do vi khuẩn thường là tụ cầu vàng hay liên cầu da. Có thể tổn thương da trên da lành trước đó ( gọi là chốc nguyên phát ) hay chốc hóa trên nền da bệnh như : ghẻ, thủy đậu, chàm…( chốc thứ phát ).

Cách lây lan

Tổn thương lây lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành trên cùng 1 trẻ hoặc từ trẻ bệnh sang trẻ lành do tiếp xúc trực tiếp.

Diễn biến

Mới đầu tổn thương da chỉ là 1 ban sẩn nhỏ giống như muỗi đốt, sau đó hóa bóng nước, mụn mủ rồi vỡ ra làm tổn thương loang rộng. Tiếp tục mọc những sẩn và diễn biến tương tự ở nơi khác trên cơ thể. Tổn thương có thể ở khắp nơi nhưng thường gặp ở chi dưới, thân mình và vùng mặt quanh cánh mũi, miệng.Tổn thương không hoặc ít ngứa.

Chẩn đoán

Bệnh chẩn đoán dễ không cần xét nghiệm gì. Chỉ cần quan sát vùng da tổn thương và vị trí tổn thương bác sĩ có thể biết bệnh và đoán được vi trùng nào gây bệnh.

Điều trị

  • Nếu tổn thương ít, chỉ có một vài tổn thương có thể chỉ cần bôi thuốc tại chỗ kết hợp vệ sinh da là bệnh có thể khỏi. Thuốc bôi hay được lựa chọn là MILLIAN hoặc FUCIDIN.
  • Nếu tổn thương da nhiều và kém đáp ứng thuốc bôi thì bác sĩ có thể kê kháng sinh uống kết hợp với thuốc bôi. Kháng sinh hay được lựa chọn là Oxacillin, amoxicillin- clavulanic ,các cephalosporin thế hệ 1 như cephalexin.Hoặc Erythromycin …. Thời gian uống tối thiểu 7 ngày.
  • Khi nào cần nhập viện : khi chốc lan rộng toàn thân hoặc có biến chứng như viêm da tróc vảy, tiểu máu, viêm mô tế bào.

Phòng bệnh

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, môi trường thông thoáng.
  • Bệnh tái phát nhiều lần dù điều trị thuốc đúng và đủ liều, nên tầm soát thêm người lành mang mầm bệnh trong nhà.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/496065890590936

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hen có chữa khỏi được không?

(21)
Cho đến nay hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn vì nguyên nhân sâu xa của nó nằm trong gene, là cơ địa sẵn có trời sinh hoặc bố mẹ truyền cho, không ... [xem thêm]

Mấy lưu ý khi trẻ bị sốt xuất huyết

(52)
Khi nào cha mẹ nên nghĩ tới con bị sốt xuất huyết (SXH)? Đột ngột sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt không hoặc hạ rất ít. Sốt 39- 40 độ. Không ho, ... [xem thêm]

Những vấn đề về khả năng đi của trẻ

(64)
Khi nào trẻ tập đi? Đa số trẻ nhỏ bước những bước đi đầu đời khi được 1 tuổi, cũng có trẻ sớm hơn hay trễ hơn 1 chút. Để có được những bước ... [xem thêm]

Khói thuốc lá có hại gì cho bé?

(68)
Khói thuốc lá có hại gì cho bé Mẹ hút thuốc hay hít phải khói thuốc khi mang thai: Giảm tăng trưởng bào thai Giảm chức năng phổi Tăng đột tử ở trẻ sơ ... [xem thêm]

Bệnh viêm mao mạch dị ứng

(53)
Bệnh viêm mao mạch dị ứng (Henoch-Schönlein purpura – HSP) HSP là gì? HSP hay còn gọi là bệnh viêm mạch máu IgA (IgA là 1 loại kháng thể), đây là bệnh viêm mạch ... [xem thêm]

Viêm phổi

(25)
Tổng quan Khi thông báo cho phụ huynh kết quả bé bị viêm phổi. Hầu hết đều sửng sốt và đặt câu hỏi :” Sao mấy hôm trước bác sĩ không cho uống thuốc ... [xem thêm]

Mụn milia lành tính ở trẻ sơ sinh

(70)
Mụn milia lành tính ở trẻ sơ sinh Thường gặp ở trẻ sơ sinh thường là sau 1 tuần tuổi, thỉnh thoảng cũng gặp ở trẻ lớn Là những mụn nhỏ kích thước ... [xem thêm]

Khi nghi ngờ trẻ bị tự kỷ hoặc có vấn đề tâm lý

(80)
Con bị tự kỷ Trẻ 16 – 18 tháng chưa biết Nói từ đơn (ví dụ: kêu “ba” khi gặp hoặc cần ba) Không đáp ứng khi được gọi tên, Chưa biết chỉ bằng ngón ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN