Cải thiện rối loạn tiêu hóa ở bà bầu rất đơn giản

(4.07) - 49 đánh giá

Trong thai kỳ, rối loạn tiêu hóa ở bà bầu có thể khiến bạn khó chịu. Vậy hãy đọc ngay những cách giúp bạn vượt qua tình trạng này.

Gần đây, bạn thấy bụng mình có những triệu chứng lạ. Đa số phụ nữ mang thai đều nghĩ rằng nguyên nhân là do bé cưng trong bụng gây ra. Tuy nhiên, bạn có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa ở bà bầu. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé.

Các loại rối loạn tiêu hóa ở bà bầu

Một nghiên cứu về rối loạn tiêu hóa ở bà bầu đã phát hiện ra rằng khoảng 72% phụ nữ mang thai gặp phải ít nhất một chứng rối loạn tiêu hóa (gồm táo bón, đầy bụng, tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích) trong giai đoạn đầu mang thai. Có đến 61% mẹ bầu sẽ gặp lại những rối loạn này một lần nữa trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu thường là do những thay đổi trong cơ thể. Nồng độ estrogen tăng nhanh là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng của ruột. Ngoài ra, việc tử cung mở rộng cũng là một trong những yếu tố dẫn đến điều này.

Bên cạnh những lý do trên, còn có một số nguyên nhân khác gồm: thay đổi cách tập thể dục, chế độ ăn uống, các tư thế khi nằm, ngủ ngồi mỗi ngày hoặc bổ sung các chất dinh dưỡng như sắt cũng có thể gây ra chứng táo bón.

Phương pháp cải thiện rối loạn tiêu hóa

Mẹ bầu vẫn có thể giảm bớt các vấn đề về đường ruột bằng cách tham khảo những gợi ý dưới đây:

1. Uống nhiều nước

Hãy nạp vào cơ thể nhiều nước, từ nước lọc cho đến các loại nước ép hoa quả. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những loại nước ép không hợp vệ sinh để tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe.

2. Bổ sung chất xơ

Mẹ bầu cũng được khuyến khích ăn nhiều những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt… Phần lớn phụ nữ mang thai chỉ cung cấp cho cơ thể 16 – 17g chất xơ mỗi ngày, thấp hơn nhiều so số lượng lượng khuyến cáo. Mỗi ngày, bạn nên bổ sung ít nhất 28g chất xơ.

3. Tập thể dục

Hãy biến việc đi bộ hoặc tập các bài tập khác trở thành một thói quen hằng ngày của bạn. Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để chữa táo bón.

4. Chia nhỏ các bữa ăn

Giảm lượng thức ăn mỗi bữa và chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp ngăn ngừa các tình trạng như ốm nghén, ợ nóng và các vấn đề về tiêu hóa khác ở phụ nữ có thai.

5. Thuốc nhuận tràng

Thuốc làm mềm phân đôi khi được dùng cho những phụ nữ có thai bị táo bón. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các tác dụng phụ. Do đó, nếu muốn sử dụng thuốc này trong thai kỳ, bạn đừng quên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể khiến bạn không thoải mái, nhưng hãy yên tâm rằng chúng sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình mang thai và sự phát triển của con yêu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Liệu pháp miễn dịch: Thành tựu mới trong điều trị ung thư

(53)
Liệu pháp miễn dịch là một bước ngoặt mới trong việc điều trị ung thư gan, đem đến cho bệnh nhân thêm hy vọng cũng như lựa chọn để có thể chiến đấu ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu về quá trình phục hồi sau khi nâng ngực?

(82)
Bất kỳ loại phẫu thuật tự chọn nào cũng đều là quyết định quan trọng, trong đó có phẫu thuật nâng ngực. Quá trình hồi phục sau khi nâng ngực cũng rất ... [xem thêm]

Tập luyện sau phẫu thuật điều trị ung thư vú

(77)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú sẽ giúp bạn lấy ... [xem thêm]

12 lợi ích của thực phẩm lên men có thể bạn chưa biết

(65)
Các loại thực phẩm lên men phổ biến như sữa chua, kim chi, dưa cải chua, củ kiệu… không những giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn mà còn rất tốt cho sức ... [xem thêm]

Thực phẩm giàu kẽm cho bé yêu hay ăn chóng lớn

(90)
Thực phẩm giàu kẽm cho bé là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình trao đổi chất và nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ. Mẹ đừng quên nấu cho bé các món ăn ... [xem thêm]

Cách chăm sóc mắt trước, trong và sau phẫu thuật lasik

(83)
Bạn có mắc phải các tật khúc xạ của mắt như loạn thị, cận thị hay viễn thị? Hiện nay, nhiều người chọn phương pháp phẫu thuật lasik để có thể ... [xem thêm]

U não được xem là nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết

(77)
Bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó lên đời sống tình dục lại có thể rất rõ ràng. Mặc dù có ... [xem thêm]

Tìm hiểu về bệnh bướu basedow ở trẻ em

(88)
Bệnh basedow là một rối loạn tự miễn gây ra cường giáp, khiến tuyến giáp hoạt động quá mức và xuất hiện bướu cổ, có thể xảy ra ở cả trẻ em. Các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN