10 quy tắc để bé có cân nặng chuẩn

(3.65) - 78 đánh giá

Có phải đứa trẻ chưa tới tuổi đến trường của bạn thường từ chối ăn bất mọi thứ trừ gà viên chiên giòn? Hay bé ham chơi đùa tới mức không thèm ăn? Nếu chuyện dinh dưỡng của con là một chủ đề đau đầu trong gia đình thì bạn hãy biết rằng bạn không phải là trường hợp cá biệt duy nhất, nhiều bậc cha mẹ cũng đang rất lo lắng về chuyện con cái của họ ăn và không ăn những gì. Bạn không nên nản lòng khi nghĩ tới vấn đề dinh dưỡng của bé nếu con bạn bị kén ăn. Cho đến sở thích ăn uống của bé được hình thành, hãy tham khảo những mẹo sau để có thể ngăn chặn những cuộc chiến trong bữa ăn với bé.

1. Hãy tôn trọng mong muốn của bé

Nếu con bạn không đói thì bạn đừng nên ép bé ăn bữa chính hoặc thức ăn vặt. Tương tự như vậy, bạn không nên hối lộ hoặc ép bé ăn một loại thực phẩm nhất định hoặc bắt bé ăn hết sạch thức ăn trên đĩa của bé. Điều này chỉ có thể khơi mào hoặc làm cho cuộc chiến giữa bạn và bé càng thêm căng thẳng. Ngoài ra, bé có thể trở nên lo lắng, chán nản khi tới giờ ăn hoặc không còn chú ý tới những dấu hiệu chứng tỏ cơn đói và no của bé. Vậy nên bạn hãy cho bé ăn từng chút một, tránh gây áp lực cho bé và cho bé cơ hội để tự bé yêu cầu thêm thức ăn khi muốn.

2. Hãy tạo dựng thói quen ăn uống cho bé

Bạn hãy cho bé ăn vào cùng thời điểm mỗi ngày. Bạn có thể cho bé uống sữa hoặc nước trái cây nguyên chất khi ăn, nhưng hãy cho bé uống nước vào giữa bữa ăn và khi bé ăn đồ ăn nhẹ. Việc cho bé uống nước trái cây, sữa hoặc ăn đồ ăn nhẹ suốt cả ngày có thể làm giảm sự thèm ăn của bé khi tới bữa ăn chính.

3. Hãy kiên nhẫn khi cho bé ăn các loại thức ăn mới

Trẻ nhỏ thường chạm hoặc ngửi khi thưởng thức các loại thức ăn mới, thậm chí bé còn có thể thử một miếng nhỏ và sau đó nhả chúng ra. Con bạn có thể cần tiếp xúc với món ăn mới này nhiều lần trước khi bé bắt đầu cắn miếng đầu tiên.

Hãy khuyến khích con bạn bằng cách nói chuyện với bé về màu sắc, hình dạng, mùi hương và kết cấu của món ăn chứ đừng nói với bé món ăn có ngon hay không. Ngoài ra hãy cho bé ăn món mới cùng lúc với món ăn yêu thích của bé.

4. Hãy làm việc ăn uống trở nên thật vui vẻ

Bạn hãy cho bé dùng bông cải xanh và các loại rau khác cùng với loại nước sốt mà bé yêu thích. Hãy cắt món ăn thành các hình dạng vui mắt khác nhau bằng máy cắt bánh quy. Hay thậm chí bạn cũng có thể cho bé ăn các thức ăn hay ăn vào bữa sáng vào bữa tối. Ngoài ra bạn cũng có thể cho bé ăn thật nhiều loại thức ăn có nhiều màu sắc rực rỡ.

5. Hãy nhờ tới sự trợ giúp của bé

Khi bạn và bé ở cửa hàng tạp hóa, hãy nhờ bé giúp bạn chọn trái cây, rau quả và các loại thực phẩm lành mạnh khác. Một lời khuyên là đừng mua bất cứ điều gì mà bạn không muốn bé ăn. Khi ở nhà, hãy khuyến khích bé giúp bạn rửa rau, khuấy bột hoặc dọn bàn ăn.

6. Hãy trở thành một tấm gương trong việc ăn uống cho bé

Nếu bạn ăn thật nhiều loại thức ăn lành mạnh, con bạn cũng có thể có khả năng để bắt chước bạn bởi trong mắt bé, cha mẹ luôn là hình mẫu lý tưởng nhất.

7. Hãy thật sáng tạo khi nấu nướng

Bạn có thể cho thêm bông cải xanh cắt nhỏ hoặc ớt xanh vào nước sốt spaghetti, trang trí trên cùng món ngũ cốc bằng những lát trái cây, hoặc trộn bầu nghiền và cà rốt vào trong món thịt hầm và súp.

8. Giảm thiểu sự xao nhãng của bé khi ăn

Hãy tắt tivi và thiết bị điện tử khác trong bữa ăn, điều này sẽ giúp con bạn tập trung vào việc ăn tốt hơn. Hãy nhớ rằng dù đó có là quảng cáo truyền hình thì chúng cũng có thể làm con bạn thèm ăn các loại thực phẩm có đường hoặc ít dinh dưỡng.

9. Đừng đưa ra món tráng miệng như một phần thưởng cho bé

Việc đưa ra món tráng miệng làm thành phần thưởng sẽ khiến bé hiểu rằng tráng miệng là món ăn ngon nhất và việc này chỉ có thể làm tăng ham muốn được ăn đồ ngọt của bé. Bạn có thể cho bé ăn tráng miệng vào một tới hai ngày trong tuần, và không cho bé ăn tráng miệng vào những ngày còn lại. Mặt khác, bạn có thể cho bé ăn các món tráng miệng như trái cây, sữa chua hoặc những loại thực phẩm lành mạnh khác.

10. Đừng trở thành một đầu bếp nấu theo yêu cầu của bé

Việc bạn nấu một bữa ăn khác cho bé sau khi các món trong bữa ăn bị bé từ chối sẽ chỉ thúc đẩy tình trạng kén ăn của bé. Bạn hãy khuyến khích bé ngồi tại bàn khi tới giờ ăn cho dù bé không ăn. Hãy liên tục cho bé ăn các loại thức ăn lành mạnh cho đến khi bé trở nên quen thuộc và ưa thích các món này.

Nếu bạn lo ngại rằng tình trạng kén ăn có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể vẽ biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của con bạn. Ngoài ra, hãy thử ghi chép lại các loại và số lượng thực phẩm mà con bạn ăn trong vòng ba ngày. Cái nhìn toàn cảnh về tình trạng ăn của con nhờ những phương pháp này sẽ giúp giảm bớt những lo lắng của bạn. Hơn thế nữa, việc viết nhật ký về các loại thực phẩm mà bé đã ăn cũng có thể giúp bác sĩ xác định các bệnh mà bé có thể mắc phải.

Hãy nhớ rằng thói quen ăn uống của con bạn sẽ không có khả năng thay đổi chỉ trong chớp mắt, nhưng các hành động nhỏ mà bạn thực hiện mỗi ngày có thể giúp bé xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho cả quãng thời gian sau này của bé. “Có công mài sắt có ngày nên kim.” – bé sẽ có được thói quen ăn uống lành mạnh nếu bạn bắt đầu rèn giữa từ những ngày bé còn nhỏ và những lợi ích của những gì bạn làm hôm nay sẽ còn kéo dài đến tận những năm tháng sau này khi bé đã trưởng thành.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh tan máu bẩm sinh và những thông tin liên quan mà mẹ bầu nên biết

(53)
Bệnh tan máu bẩm sinh là một tình trạng di truyền. Nhiều mẹ bầu thường không biết mình đang mắc phải chứng bệnh này cho đến lúc mang thai.Tan máu bẩm sinh ... [xem thêm]

Dùng kháng sinh điều trị cảm cúm – Nên hay không? (Phần 1)

(100)
Bạn bị cảm cúm và đang tìm cách “đánh bay” những triệu chứng khó chịu của cảm cúm? Có bao giờ bạn tự hỏi rằng liệu việc dùng thuốc kháng sinh để ... [xem thêm]

3 cách nấu cháo cá hồi bổ dưỡng cho cả nhà

(37)
Cá hồi là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng không chỉ tốt cho bé, mà còn tốt cho mẹ bầu và người lớn tuổi. Cách nấu cháo cá hồi thơm ngon và bổ ... [xem thêm]

Rau cải ngồng: 9 tác dụng người sành ăn chưa chắc đã biết

(97)
Rau cải ngồng là thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình. Ngoài ưu điểm hương vị dễ ăn, cách chế biến đa dạng thì rau cải ngồng còn có ... [xem thêm]

Vừa ăn vừa xem tivi gây hại như thế nào đến sức khỏe của trẻ?

(66)
Theo các chuyên gia, nếu không muốn trẻ vừa bị béo phì vừa bị các bệnh về tiêu hóa thì bạn phải sửa ngay thói quen vừa ăn vừa xem tivi của trẻ.Rất nhiều ... [xem thêm]

Nắng nóng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

(20)
Thời tiết nắng nóng gay gắt sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể. Muốn chữa bệnh, phải “bắt” được bệnh. Hãy xem thử đâu là những căn ... [xem thêm]

Lưu ý với 5 nguyên nhân gây protein niệu khi mang thai

(21)
Xét nghiệm nước tiểu là một phần không thể thiếu trong các lần khám thai định kỳ để bác sĩ kiểm tra nhiễm trùng và các bệnh lý khác. Trong số các kết ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên ăn cải bó xôi trong bữa ăn hàng ngày?

(58)
Hẳn ai cũng biết đến cải bó xôi, nhưng không phải ai cũng biết những tác dụng tuyệt vời của loại rau có màu xanh sẫm này.Cải bó xôi rất quen thuộc trên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN