Cách để sống chung và đối phó với bệnh hen suyễn

(4.15) - 33 đánh giá

Những cơn hen có thể đến bất cứ lúc nào khi bạn làm việc nặng, khi bạn chạy, hay thậm chí chỉ là đi dạo ngoài trời. Bạn hãy tham khảo bài viết sau để bỏ túi cho mình những gợi ý giúp bạn đối phó và sống chung với căn bệnh này một cách thoải mái nhất.

Hãy thực tế và sáng tạo

Việc sống chung với một căn bệnh mãn tính không có nghĩa là mọi hy vọng và mơ ước của bạn đã tiêu tan, nhưng có thể con đường để đạt được nó sẽ hơi khó khăn và khác một chút. Do đó, bạn hãy sử dụng khả năng sáng tạo, tìm tòi của mình để tìm một con đường khác giúp bạn đạt được ước mơ và thành công.

Đối phó với căng thẳng khi mắc bệnh mãn tính

Sống chung với bệnh hen suyễn mãn tính có thể làm bạn cảm thấy thất vọng, giận dữ và trầm cảm. Những cảm xúc này cũng có thể ảnh hưởng đến gia đình và bạn bè của bạn. Một số dấu hiệu của căng thẳng bao gồm thay đổi thói quen ngủ − chẳng hạn như ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường – người mệt mỏi, đau nhức cơ thể, lo lắng, khó chịu, căng thẳng và đau đầu. Bạn hãy tham gia vào một câu lạc bộ của những người mắc bệnh giống mình để học hỏi kinh nghiệm từ họ − những người cũng đang sống chung với căn bệnh mãn tính này. Bạn hãy thoải mái trao đổi, chia sẻ tâm tư của mình để cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu bạn bị trầm cảm nặng, bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm cho bạn.

Luôn có thái độ sẵn sàng giải quyết vấn đề và kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực

Đừng luôn nghĩ về quá khứ, hãy nghĩ về hiện tại. Bạn hãy xem như căn bệnh này là một thử thách để bạn vượt qua, chứ không phải là một vấn đề không thể nào giải quyết được.

Hãy tìm hiểu về căn bệnh của bạn

Bạn và người thân xung quanh càng biết nhiều về bệnh này, thì sẽ càng dễ dàng kiểm soát nó. Hãy hỏi bác sĩ về những nguồn thông tin đáng tin cậy giúp bạn tìm hiểu và học hỏi. Bạn có thể dành thời gian để tham khảo những bài viết của Chúng tôi, và không nên bỏ qua phần dành cho những người mới được chẩn đoán bị bệnh suyễn.

Cung cấp thông tin về căn bệnh cho gia đình và bạn bè

Những người thân yêu càng hiểu rõ về bệnh hen suyễn thì họ sẽ càng hỗ trợ bạn tốt hơn. Họ sẽ nhắc nhở khi thấy bạn có những triệu chứng của cơn suyễn. Bạn có thể đưa sách hoặc những cuốn cẩm nang cho người thân để họ đọc, hoặc nhờ họ đến buổi khám bác sĩ cùng với bạn để họ có thể hỏi những câu hỏi mà họ đang thắc mắc về căn bệnh của bạn.

Thay đổi lịch sinh hoạt hằng ngày

Việc điều trị bệnh mạn tính có thể gây ra mệt mỏi. Bạn nên tránh làm những công việc hằng ngày quá nhiều hoặc quá ít để giúp kiểm soát bệnh hen suyễn tốt hơn.

Sống chậm lại

Bạn có thể áp dụng những biện pháp thư giãn và thiền định để tập trung hoàn toàn vào hiện tại, vì căng thẳng và lo lắng là hai trong số những nguyên nhân lớn nhất có thể gây ra các cơn hen suyễn. Những kỹ thuật thư giãn này cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn.

Một số điều bạn nên lưu ý

Cuối cùng, bạn đừng bỏ qua tất cả sự giúp đỡ mà mình đang có, từ các bác sĩ, gia đình, bạn bè, các nguồn lực của cộng đồng hoặc nhóm hỗ trợ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong số những người sống chung với bệnh mãn tính, người nào có sự hỗ trợ từ những người xung quanh sẽ có tiên lương tốt hơn so với những người bị cô lập. Bạn hãy tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ, nhóm hỗ trợ cộng đồng hoặc các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Đây là bước quan trọng trong việc đối phó với căn bệnh mãn tính, giúp bạn phục hồi nhanh chóng sức khỏe thể chất và tinh thần.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 cách ngăn ngừa các bệnh về thận phát sinh

(16)
Đối với các bệnh về thận, phương pháp điều trị tốt nhất chính là chủ động phòng ngừa chúng ngay từ đầu. Một trong những cách phổ biến là kiểm soát ... [xem thêm]

7 rắc rối khi mang thai có thể khiến bạn cảm thấy ngại

(35)
Bên cạnh niềm hạnh phúc hân hoan khi trong bụng mình đang hình thành một sinh linh bé bỏng, bạn sẽ đối diện với rất nhiều rắc rối khi mang thai. Đó không ... [xem thêm]

Khi nào bạn cần đến cách giải độc gan tại nhà?

(46)
Gan vừa là kho dự trữ nhiều chất vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể. Nếu bạn thấy gần đây cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, hay nổi ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu – dễ mà không dễ

(53)
Thủy đậu (trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã ... [xem thêm]

Những cách phát hiện trùng sốt rét trong cơ thể

(93)
Khi bị muỗi đốt, ký sinh trùng sốt rét sẽ xâm nhập vào máu và phá hủy các tế bào hồng cầu mang oxy. Các triệu chứng ban đầu của sốt rét trông giống như ... [xem thêm]

Chảy máu thực quản: Biến chứng không thể xem thường

(64)
Chảy máu thực quản là hệ quả trực tiếp của tình trạng huyết áp trong tĩnh mạch cửa quá cao. Nếu không cấp cứu kịp thời, bạn có thể tử vong.Một trong ... [xem thêm]

Thuốc tăng cơ có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn

(34)
Phần lớn đàn ông đều không muốn đi khám bác sĩ. Và khi nói đến việc kiểm tra phần kín, họ thậm chí còn nhút nhát hơn so với phụ nữ. Nhiều người bị ... [xem thêm]

5 điều bạn cần lưu ý khi đi khám sức khỏe ở nước ngoài

(50)
Là một người quan tâm đến sức khỏe, bạn luôn muốn tìm cho mình bệnh viện hoặc trung tâm chăm sóc, khám chữa bệnh uy tín và chất lượng. Có thể đôi khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN