Các giai đoạn suy tim và cách điều trị, quản lý bệnh

(3.77) - 65 đánh giá

Mỗi giai đoạn suy tim sẽ tương ứng với những phương pháp điều trị phù hợp để giảm bớt các triệu chứng và ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Suy tim không có nghĩa là tim không còn khả năng hoạt động nữa mà chỉ tình trạng tim không đủ khỏe để bơm máu đến các cơ quan khác. Dựa vào mức độ suy yếu của cơ tim, người ta phân chia suy tim thành từng giai đoạn để dễ dàng điều trị, kiểm soát các triệu chứng.

Việc điều trị còn phụ thuộc vào loại suy tim mắc phải và một phần dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sử dụng thuốc và thay đổi lối sống là yếu tố cốt lõi của quá trình điều trị suy tim.

Sau đây, mời bạn cùng tìm hiểu về các giai đoạn suy tim và những phương pháp điều trị, quản lý triệu chứng bệnh tương ứng.

Nguyên tắc điều trị suy tim

Suy tim là một tình trạng mạn tính, tiến triển xấu dần theo thời gian. Vì thế, mục tiêu khi điều trị suy tim là làm giảm bớt các triệu chứng, giảm nguy cơ nhập viện và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Việc điều trị suy tim sẽ tương ứng với 4 giai đoạn A, B, C và D, từ có nguy cơ mắc bệnh suy tim cao đến khi suy tim kháng trị cần phải can thiệp đặc biệt. Các giai đoạn này sẽ không thể đảo ngược, tức là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn B thì không quay về giai đoạn A được nữa. Vì vậy, các phương pháp điều trị chỉ giúp bệnh không tiến triển qua giai đoạn cao hơn hoặc làm chậm quá trình này lại.

Lưu ý, các giai đoạn này khác với các phân độ suy tim theo Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA) với 4 mức độ I, II, III, IV được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hoặc giới hạn chức năng của tim.

Điều trị suy tim bao gồm điều trị không dùng thuốc và điều trị dùng thuốc. Trong đó, điều trị không dùng thuốc hay thay đổi lối sống chính là việc cơ bản cần thực hiện trong mọi giai đoạn suy tim, bao gồm:

  • Giáo dục người bệnh tự chăm sóc bản thân, nâng cao kiến thức về bệnh suy tim
  • Nắm được nguyên lý điều trị và nhận biết các tác dụng không mong muốn của thuốc
  • Thay đổi lối sống lành mạnh hơn: giảm cân, bỏ hút thuốc, không uống rượu, bia, hạn chế ăn mặn, tập luyện thể dục thường xuyên…
Xây dựng lối sống lành mạnh là phương pháp giúp điều trị suy tim không dùng thuốc

Phương pháp điều trị, kiểm soát theo từng giai đoạn suy tim

Giai đoạn A

Giai đoạn A còn được xem như là giai đoạn tiền suy tim. Lúc này, bạn có khả năng cao sẽ mắc bệnh suy tim vì có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc mắc phải một trong những vấn đề sức khỏe sau:

  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Bệnh mạch vành
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Tiền sử lạm dụng rượu
  • Tiền sử bị sốt thấp khớp
  • Tiền sử gia đình mắc các bệnh về tim
  • Từng sử dụng các thuốc có thể gây tổn thương cơ tim, chẳng hạn như một số thuốc trị ung thư

Điều trị suy tim giai đoạn A

Kế hoạch điều trị thông thường dành cho người bệnh suy tim giai đoạn A bao gồm:

  • Sống năng động, tập thể dục thường xuyên, đi bộ mỗi ngày
  • Bỏ hút thuốc
  • Điều trị tăng huyết áp (dùng thuốc, hạn chế muối, thay đổi lối sống)
  • Điều trị tình trạng cholesterol cao
  • Không uống rượu, bia hoặc sử dụng các chất kích thích
  • Sử dụng thuốc ức chế men chuyển (ACE)/thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) khi bị bệnh mạch vành, đái tháo đường hoặc thuốc chẹn beta khi bị tăng huyết áp

Giai đoạn B

Giai đoạn này vẫn được xem là tiền suy tim. Điều đó nghĩa là bạn đã được chẩn đoán rối loạn chức năng tâm thất trái nhưng chưa gặp bất kỳ triệu chứng suy tim nào.

Hầu hết người bệnh suy tim giai đoạn B khi siêu âm tim cho thấy phân suất tống máu (EF) nhỏ hơn 40%. Kết quả này cũng thấy được ở những người bị suy tim và giảm EF do bất cứ nguyên nhân gì.

Điều trị suy tim giai đoạn B

Kế hoạch điều trị cho người bị suy tim giai đoạn B như sau:

  • Các phương pháp như trong giai đoạn A
  • Sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) nếu như bạn chưa dùng trong giai đoạn A
  • Thuốc chẹn beta nếu bạn bị đau tim và có chỉ số EF < 40% (khi bạn không tham gia điều trị giai đoạn A)
  • Thuốc đối kháng aldosterone khi đã trải qua cơn đau tim hoặc bị đái tháo đường và EF < 35% (dùng để giảm nguy cơ phì đại cơ tim khiến hiệu quả bơm máu kém đi)
  • Có thể phẫu thuật hoặc can thiệp để điều trị tắc nghẽn động mạch vành, đau tim, bệnh van tim hay bệnh tim bẩm sinh

Giai đoạn C

Người bệnh suy tim giai đoạn C là những người từng được chẩn đoán bị suy tim và hiện tại hoặc trước đây có những dấu hiệu cùng triệu chứng của suy tim.

Một số triệu chứng có thể gặp phải phổ biến nhất là:

  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Giảm bớt khả năng tập thể dục
  • Chân yếu
  • Hay tỉnh giấc để đi tiểu tiện
  • Sưng bàn chân, mắt cá chân, chân dưới và bụng (phù nề)
Khó thở là một trong những triệu chứng thường thấy khi bị suy tim

Điều trị suy tim giai đoạn C

Kế hoạch điều trị cho suy tim giai đoạn C gồm:

  • Các phương pháp điều trị ở giai đoạn A và B
  • Thuốc chẹn beta (nếu chưa sử dụng) để hỗ trợ cơ tim hoạt động mạnh hơn
  • Thuốc đối kháng aldosterone nếu sử dụng thuốc giãn mạch (kết hợp cùng thuốc ức chế thụ thể angiotensin-neprilysin) và thuốc chẹn beta không giúp giảm bớt các triệu chứng
  • Kết hợp hydralazine + nitrate khi các phương pháp điều trị khác không ngăn chặn được triệu chứng bệnh
  • Các thuốc làm chậm nhịp tim nếu nhịp tim nhanh hơn 70 nhịp/phút và các triệu chứng bệnh vẫn tồn tại
  • Thuốc lợi tiểu có thể được sử dụng khi các triệu chứng chưa biến mất
  • Hạn chế muối (natri) trong bữa ăn hàng ngày
  • Theo dõi cân nặng mỗi ngày, thông báo cho bác sĩ nếu bạn tăng hơn 1,8kg so với cân nặng bình thường trước đó
  • Hạn chế bổ sung nước theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Có thể thực hiện liệu pháp tái đồng bộ tim (máy tạo nhịp hai thất)
  • Có thể điều trị khử rung tim cấy ghép (ICD)

Nếu điều trị giúp cải thiện các triệu chứng hoặc bệnh ngừng tiến triển thêm, bạn vẫn phải tiếp tục tuân theo phác đồ điều trị để làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn D.

Giai đoạn D

Ở giai đoạn D, người bệnh sẽ có những triệu chứng cho thấy bệnh đã tiến triển trầm trọng và không giảm bớt khi điều trị (kháng trị). Đây là giai đoạn cuối trong suy tim.

Điều trị suy tim giai đoạn D

Kế hoạch điều trị cho người bệnh suy tim giai đoạn D thường là:

  • Các phương pháp điều trị được liệt kê trong giai đoạn A, B và C
  • Đánh giá tình trạng bệnh để lựa chọn các cách điều trị nâng cao, bao gồm ghép tim, thiết bị hỗ trợ tâm thất trái, phẫu thuật tim, truyền thuốc tăng co bóp tĩnh mạch liên tục, chăm sóc giảm nhẹ, các liệu pháp đang nghiên cứu khác

Giai đoạn C và D với EF được bảo tồn

Các phương pháp điều trị cho người bệnh suy tim giai đoạn C và D bảo tồn EF bao gồm:

  • Phương pháp điều trị cho giai đoạn A và B
  • Sử dụng thuốc điều trị các vấn đề sức khỏe có thể gây suy tim hoặc làm cho bệnh trở nặng hơn như rung tâm nhĩ, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, bệnh mạch vành, bệnh phổi mạn tính, cholesterol cao và bệnh thận
  • Thuốc lợi tiểu để giảm bớt các triệu chứng suy tim

Hãy nhớ, bạn chính là nhân tố quan trọng nhất để quá trình điều trị suy tim có hiệu quả cũng như giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Bạn cần cố gắng uống thuốc đúng theo chỉ định, thực hiện chế độ ăn giảm bớt natri, sống năng động, theo dõi cân nặng và thăm khám sức khỏe định kỳ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khi điều trị ở từng giai đoạn suy tim, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ và trao đổi để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của bản thân.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 điểm khoái cảm trên cơ thể nàng mà chàng nên biết

(66)
Một nghiên cứu khoa học mới đây đã đưa ra danh sách những điểm nhạy cảm, dễ tạo khoái cảm trên cơ thể con người, đặc biệt là nữ giới. Nếu muốn ... [xem thêm]

Herpes sinh dục, những hướng dẫn cần biết

(71)
Định nghĩaHerpes sinh dục (mụn giộp sinh dục) là bệnh gì?Herpes sinh dục, hay mụn giộp sinh dục, là một loại bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục ... [xem thêm]

Những triệu chứng thiếu máu bạn không thể bỏ qua

(53)
Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến các mô của cơ thể. Bị thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy ... [xem thêm]

6 cách chăm sóc bàn tay phụ nữ thêm mịn màng hơn

(53)
Công việc ở chỗ làm, việc chăm nom nhà cửa hay việc bếp núc đã ngày càng làm đôi tay của người phụ nữ kém xinh. Đã đến lúc bạn cần quan tâm và chăm ... [xem thêm]

Bệnh không dung nạp lactose ở trẻ em

(14)
Trẻ em mắc bệnh không thể dung nạp lactose có vấn đề với việc tiêu hóa lactose – một loại đường có trong sữa và các thực phẩm từ sữa. Những trẻ ... [xem thêm]

Phương pháp cải thiện chứng mất ngủ kéo dài do rối loạn lo âu, trầm cảm nhiều năm

(12)
Chứng mất ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Việc chữa bệnh mất ngủ đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn trong một thời gian ... [xem thêm]

Amiđan có đốm trắng: nguyên nhân và cách điều trị (P2)

(76)
Tìm hiểuAmidan phì đại gì?Phì đại amidan là một thuật ngữ được dùng khi một mô hạch hạnh nhân to bất thường. Trong trường hợp nặng, phì đại hạch ... [xem thêm]

Trị mất ngủ đơn giản bằng liệu pháp tự nhiên

(13)
Người bị mất ngủ kéo dài thường lựa chọn dùng thuốc ngủ theo toa. Thực tế có một số biện pháp tự nhiên trị mất ngủ hữu ích. Việc thay đổi lối ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN