Viêm não do herpes simplex virus, hiểm họa có thể phòng tránh

(3.72) - 47 đánh giá

Herpes simplex virus gây bệnh viêm não thường không gây ra triệu chứng nào cho người nhiễm. Một số người nổi các mụn rộp hoặc loét ở vùng miệng, vùng hậu môn sinh dục và triệu chứng thường không kéo dài. Một số trường hợp vô cùng hiếm gặp tình trạng virus xâm nhập vào não gây bệnh viêm não herpes, bệnh rất nặng và để lại di chứng trầm trọng, có thể tử vong.

Các bạn đã biết bệnh viêm não herpes là gì? Mức độ nguy hiểm của nó ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

1. Bệnh viêm não do herpes simplex virus là gì?

Đây là tình trạng viêm não gây ra khi herpes simplex virus (gọi tắt là HSV) xâm nhập vào não. HSV gồm 2 loại: HSV1 và HSV2. HSV1 liên quan chính đến nhiễm trùng ở miệng và họng không có triệu chứng cụ thể nhưng về sau nó có thể liên quan đến herpes sinh dục. HSV2 liên quan với herpes sinh dục (mụn rộp sinh dục) xảy ra chủ yếu ở người từ 14 tuổi trở lên.

90% người trưởng thành nhiễm HSV1. Virus xâm nhập và “trú ẩn” trong hệ thần kinh cảm giác nằm trong vùng họng rồi di chuyển đến các tế bào hạch thần kinh. Tại đây, virus sẽ trú ẩn suốt đời. Đối với một số người, hết lần này đến lần khác, virus có thể tái hoạt động gây ra các tổn thương ở môi và mũi như mụn rộp hay vết loét.

Virus HSV lây lan rất nhanh nhưng bệnh viêm não herpes (HSE) lại rất hiếm khi xảy ra. Y khoa chỉ vừa mới phỏng đoán được virus gây bệnh HSE xâm nhập vào não người qua đường máu hoặc hệ thống dây thần kinh bên trong cơ thể. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho những giả thuyết này.

Dù virus đi vào não bằng đường nào, một khi xảy ra bệnh, tổn thương gây ra do nhiễm virus và các viêm nhiễm có liên quan thường rất nghiêm trọng. Nó phá hủy các mô đồng thời gây phù nề não bộ, kèm theo nhiều triệu chứng khác.

2. Triệu chứng viêm não do herpes simplex virus

Triệu chứng bắt đầu thường giống như khi bạn vừa bị cúm và theo sau là các triệu chứng:

♦ Đau đầu

♦ Lú lẫn

♦ Buồn nôn

♦ Sốt

♦ Co giật

♦ Ngủ li bì khó đánh thức

Nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ nặng lên và có thể gây tử vong.

3. Chẩn đoán viêm não do herpes simplex virus

Bác sĩ rất khó chuẩn đoán HSE. Trong suốt giai đoạn sớm, khi việc điều trị là hiệu quả nhất, các triệu chứng lại rất khó phân biệt, gây nhầm lẫn với các bệnh khác.

Xét nghiệm chủ lực để chẩn đoán là chọc dịch não tủy để lấy dịch não và tủy sống để phân tích. Một xét nghiệm gọi là PCR rất nhạy cảm để phát hiện virus. Xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác nhất vào ngày thứ 10 đến 20 từ lúc bệnh mới bắt đầu. Sau đó, kết quả thường là âm tính. Vào lúc này, xét nghiệm CSF có thể dùng để phát hiện kháng thể kháng virus herpes. Xét nghiệm này thường dùng để theo dõi sau khi xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính.

Khi một bệnh nhân đến bệnh viện, bởi vì thiếu triệu chứng để chẩn đoán bệnh nên chọc dịch não tủy thường không được chỉ định ngay lập tức. Đó là điều không may vì chọc dịch não tủy là một xét nghiệm chính xác, cho chẩn đoán tại thời điểm mà điều trị hầu hết có kết quả. Dù sao đi nữa, xét nghiệm PCR phải được tiến hành càng sớm càng tốt trong toàn bộ các ca nghi ngờ HSE.

Chụp CT não thường được dùng để xem xét các tổn thương não. MRI não cũng nhằm mục đích phát hiện hình ảnh tốt nhất của vùng thùy thái dương (chịu trách nhiệm cho nhận thức và trí nhớ). Vùng não mà viêm não đa số tác động tới chính là vùng thái dương. MRI cho phép các bác sĩ thấy các thay đổi rõ ràng hơn. MRI bất thường trong hầu hết bệnh nhân viêm não. Cùng với đó, phương pháp đo điện não EEG thường được kết hợp với MRI để theo dõi hoạt động của sóng não, hỗ trợ chẩn đoán bệnh.

Các phương pháp trên cùng với sự theo dõi liên tục và cẩn thận sẽ cung cấp thêm dữ liệu để chẩn đoán bệnh HSE.

4. Điều trị viêm não do herpes simplex virus

Nếu điều trị với thuốc Acyclovir (ngăn cản sự sinh sôi virus), bạn có thể bắt đầu trong 24 giờ đầu. Trước khi có Acyclovir, nguy cơ tử vong của HSE là 70-80%. Sau khi Acyclovir được đưa vào sử dụng, tỷ lệ tử vong giảm xuống 10-20%, do đó bệnh nhân cần được dùng Acyclovir ngay lập tức.

Kết quả điều trị bệnh HSE được xác định bởi nhiều yếu tố và không dễ dự đoán. Chăm sóc kỹ lưỡng và quản lý tốt các tình trạng đi cùng như sưng não là yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Tài liệu hướng dẫn của Anh khuyến cáo một đợt điều trị bệnh HSE nên kéo dài tối thiểu 14 ngày với Acyclovir đường tĩnh mạch ở người lớn. Khi kết thúc đợt điều trị, chọc dịch não tủy và PCR được lặp lại. Nếu PCR không còn phát hiện virus herpes có thể kết thúc điều trị. Nếu virus herpes vẫn còn, điều trị nên được tiếp tục và làm xét nghiệm dịch não tủy mỗi 7 ngày cho đến khi virus herpes biến mất hoàn toàn.

♠ Kháng Acyclovir

Với một số bệnh nhân, triệu chứng vẫn còn mặc dù đã điều trị với Acyclovir. Vô cùng hiếm gặp trường hợp kháng với Acyclovir, có nghĩa là thuốc không còn hiệu quả để kiềm chế sự sinh sôi của virus. Trong trường hợp này, virus herpes sẽ vẫn còn, vì vậy bác sĩ sẽ thay thế hoặc cho thêm các thuốc kháng virus khác.

♠ Kết quả và chăm sóc hậu viêm não do herpes simplex virus

Tỷ lệ tử vong do bệnh đã giảm nhưng kèm theo đó là việc có nhiều bệnh nhân phải chịu các biến chứng thần kinh trọn đời hoặc mất trí nhớ. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân cần được chẩn đoán nhanh hơn và dùng những phương pháp điều trị tiến bộ hơn. Những bệnh nhân có kết quả xấu hơn thường liên quan đến chậm chẩn đoán và điều trị hoặc chậm đi bệnh viện.

Phản ứng chính xảy ra trong hậu điều trị viêm não herpes là suy giảm trí nhớ. Đó là vì thùy thái dương bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thường các bệnh nhân bị mất trí nhớ ngắn hạn và có thể là rất nặng, không thể sống một mình.

Tin mừng là hiểu biết về bệnh đang ngày một nhiều hơn. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị mới đang được phát triển bao gồm cả vaccine HSV.

5. Phòng ngừa viêm não do herpes simplex virus

Phòng ngừa chung là phòng ngừa lây nhiễm virus herpes. Các cá nhân nhiễm herpes sinh dục nên ngưng hoạt động tình dục trong khi triệu chứng của herpes sinh dục đang diễn ra.

Sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ lây lan herpes sinh dục. Dù sao đi nữa, bao cao su sẽ bảo vệ bạn và đối phương một phần do HSV có thể được tìm thấy ở các vùng không được bao cao su bao phủ. Ngoài ra, cắt bao quy đầu ở nam có thể bảo vệ một phần khỏi HSV-2, HIV và HPV.

♥ Đối với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai bị nhiễm herpes sinh dục lần đầu tiên vào tam cá nguyệt thứ ba nên đươc dùng Acyclovir đường uống hoặc tĩnh mạch và bé sinh qua đường âm đạo cũng được truyền tĩnh mạch Acyclovir ngay. Sinh mổ được khuyến khích ở trường hợp này. Tất cả các bé sinh ra mà mẹ đang nghi ngờ hoặc đã mắc herpes sinh dục nên được xét nghiệm tầm soát virus herpes. Nếu tìm thấy virus herpes, bé nên được truyền tĩnh mạch Acyclovir càng sớm càng tốt.

♥ Đối với trẻ sơ sinh

Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai và đã mắc herpes sinh dục.

Nếu bạn thăm bé mới sinh và đang bị một đợt bùng phát herpes thì tránh chạm vào bé. Đối với bà mẹ và người chăm sóc cho bé mà đang bị bùng phát herpes thì nên rửa tay thường xuyên và đúng quy cách, che phần mụn rộp lại (nếu có), tránh hôn bé và đeo khẩu trang y tế cho đến khi các mụn rộp biến mất.

Kiều Tuấn Anh / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viết thư cho con, một phương pháp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ

(27)
Viết thư cho con không những giúp bạn lưu giữ được những kỉ niệm mà còn để bố mẹ bày tỏ được tình cảm của mình đối với trẻ. Thay vì chụp hình ... [xem thêm]

Làm thế nào để phát triển năng khiếu của trẻ?

(98)
Có rất nhiều yếu tố khiến trẻ nhỏ trở nên nhút nhát, thụ động chẳng hạn như tính cách, môi trường xung quanh… Tuy nhiên, bạn có thể giúp con tự tin hơn ... [xem thêm]

Hen phế quản mãn tính và COPD: Đừng nhầm lẫn

(70)
Hen phế quản mãn tính thường bị nhầm lẫn với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) song về bản chất, đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau.CPOD là thuật ngữ ... [xem thêm]

Bạn có mắc chứng nghiện mua sắm?

(89)
Những ngày Tết đang đến gần cũng là lúc người người mua sắm đồ mới để mặc đi chơi lễ. Tuy nhiên, nhiều người – đặc biệt là phụ nữ – lại dễ ... [xem thêm]

10 cách chăm sóc “cậu bé” các đấng mày râu nên biết

(12)
Khi chăm sóc “cậu bé” đúng cách, bạn không những sung mãn khi bước vào cuộc yêu mà còn đảm bảo sức khỏe cho bản thân nữa đấy!“Cậu bé” (dương ... [xem thêm]

Điểm mặt 10 thói quen gây hại cho răng

(98)
Răng là bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, chúng ta lại vô tình làm tổn thương răng vì những thói quen hằng ... [xem thêm]

6 dưỡng chất “vàng” cho người bị thoát vị đĩa đệm

(81)
Ăn uống là một cách đơn giản và hiệu quả để giúp cơ thể trở nên khỏe hơn và chống chọi với bệnh tật. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được đưa ... [xem thêm]

Muốn đôi mắt đẹp? Hãy tránh xa tia cực tím!

(98)
Khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, không chỉ da mà cả đôi mắt của bạn cũng sẽ bị tổn hại. Vùng da quanh mắt (bao gồm cả mí mắt) là một trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN