Mọc lông bụng khi mang thai có nên lo lắng hay không?

(4.39) - 19 đánh giá

Trong hầu hết trường hợp, hiện tượng bà bầu mọc lông bụng khi mang thai là điều bình thường và sẽ tự biến mất sau khoảng 6 tháng kể từ lúc con yêu ra đời.

Dù trước đây cơ thể bạn không có nhiều lông thì điều này có thể thay đổi hoàn toàn trong thời gian mang thai. Trong ba tháng cuối của thai kỳ, bụng của bạn sẽ bắt đầu phát triển lớn hơn và chứng minh cho việc con yêu đang phát triển.

Tuy nhiên, điều này cũng khiến mẹ bầu nhận thấy lông ở bụng và một số khu vực bắt đầu mọc rậm hơn. Vậy nguyên nhân bà bầu mọc lông bụng khi mang thai do đâu? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Nguyên nhân mọc lông bụng khi mang thai

Khi bạn mang thai, cơ thể bạn sẽ có sự thay đổi hormone đột ngột bao gồm estrogen. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng bà bầu mọc lông bụng. Bạn có thể nhận thấy rằng các sợi lông mới mọc sẽ dày và dài hơn so với lông tay chân. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể mọc lông ở các khu vực như:

  • Cánh tay
  • Ngực
  • Mặt
  • Hông
  • Thắt lưng
  • Vai
  • Lưng

Mọc lông bụng khi mang thai có ý nghĩa gì không?

Một số người tin rằng mọc lông bụng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai bé trai. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho ý kiến trên. Mọc lông bụng chỉ đơn giản cho biết rằng các hormone trong cơ thể bạn đang làm việc chăm chỉ để giúp cơ thể nuôi dưỡng con yêu khỏe mạnh.

Nếu bạn tò mò về giới tính của con yêu, bạn hãy tham khảo bài viết Nhận biết 16 dấu hiệu mang thai bé gái và bài 13 dấu hiệu mang thai bé trai.

Mọc lông bụng khi mang thai có hết không?

Lông bụng mọc khi mang thai thường biến mất khoảng 6 tháng sau sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận thấy rụng lông, tóc ở các bộ phận cơ thể khác trong thời gian này. Nếu hiện tượng mọc lông không biến mất hoặc thậm chí lan rộng và trở nên dày hơn, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra máu nhằm đảm bảo đây không phải là do các tình trạng khác gây nên như:

  • Hội chứng cushing
  • Bệnh to đầu chi
  • Khối u gần buồng trứng hoặc tuyến thượng thận.

Bà bầu có thể triệt lông khi mang thai không?

Dù lông này sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng một số thai phụ vẫn muốn loại bỏ vì lý do thẩm mỹ. Các phương pháp loại bỏ lông đơn giản như cạo, wax lông thường an toàn đối với thai phụ. Tuy nhiên, lúc này, da của bạn mỏng manh và nhạy cảm hơn bình thường. Bạn hãy thoa một chút dầu dừa lên vùng bụng sau khi tẩy để tránh bị kích ứng.

Những phương pháp tẩy lông chuyên nghiệp không được nghiên cứu rộng rãi về độ an toàn đối với bà bầu. Đó là các phương pháp: tẩy trắng, kỹ thuật đốt điện, tẩy lông bằng laser, kem tẩy lông. Tuy nhiên, nếu sau khi sinh, lông vùng bụng không biến mất mà phát triển nhiều hơn, bạn nên đến bác sĩ khám hay lựa chọn những mỹ phẩm tẩy lông cần thiết.

Khi nào bà bầu mọc lông bụng báo hiệu tình trạng nguy hiểm?

Tuy bà bầu mọc nhiều lông bụng khi mang thai không có gì phải lo lắng nhưng trong một số ít trường hợp, mọc lông bụng có thể là một dấu hiệu của tình trạng cơ thể sản xuất quá nhiều androgen (hormone sinh dục nam giới như testosterone). Một số nguyên nhân có thể gây ra chứng tăng sinh androgen bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang và uống thuốc điều trị động kinh.

Ngoài gây mọc lông vùng bụng, cơ thể tăng sản xuất androgen còn gây ra: cao huyết áp, mụn trứng cá, kinh nguyệt không đều, giọng trầm, tăng cân nhanh, khối cơ lớn hơn.

Dù tình trạng này rất hiếm nhưng nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ví dụ, bé gái có nguy cơ phát triển các đặc điểm giống như con trai do lượng androgen dư thừa trong máu của mẹ. Bạn nên thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng tăng sản xuất androgen. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng hormone cho bạn và kê toa thuốc nếu cần.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Liệu pháp hỗ trợ hồi phục sau nhồi máu cơ tim

(89)
Đa số mọi người khi được hỏi về dấu hiệu nhồi máu cơ tim sẽ nghĩ ngay đến triệu chứng đau thắt ngực. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, các bác sĩ đã ... [xem thêm]

Các nguyên nhân có thể làm bạn đau ngực phải

(14)
Đau ngực phải thường ít được nói đến hơn đau ngực trái, nhưng cũng là triệu chứng thường gặp. Tức ngực phải hiếm khi liên quan đến các bệnh lý tim ... [xem thêm]

Giúp bạn nhận biết và xử trí phản ứng dị ứng

(35)
Nhiệm vụ của hệ miễn dịch là bảo vệ bạn khỏi những chất ngoại lai có thể khiến bạn bị bệnh. Điều này được thực hiện bằng cách sản xuất ra các ... [xem thêm]

Bỏ túi 13 thực phẩm khắc phục da khô hiệu quả

(12)
Da khô gây bong tróc, nứt nẻ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của làn da và tinh thần bạn. Thực phẩm tự nhiên là một “trợ lý” đắc lực giúp chăm sóc da ... [xem thêm]

Bí quyết giúp gia đình tăng cường hoạt động thể chất

(94)
Hoạt động thể chất rất quan trọng cho trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi. Sự năng động trong gia đình tạo nhiều lợi ích cho mọi người. Người ... [xem thêm]

5 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho cả nhà

(72)
Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm do chế biến không kỹ, ăn uống ngoài đường, trải nghiệm món lạ… Liệu có cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm để ... [xem thêm]

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh để bé không tái đi tái lại nhiều lần

(69)
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu mẹ không biết cách chữa và kiểm soát bệnh cho bé. Sau nhiều lần tái phát, bệnh có thể tiến ... [xem thêm]

Bệnh vảy nến móng tay: Triệu chứng và cách điều trị

(56)
Bệnh vảy nến móng tay tác động chủ yếu vào móng tay của người bệnh, làm thay đổi màu sắc hoặc nền của móng. Những triệu chứng này thường gây ảnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN