Bố mẹ nên đo nhiệt độ khi con bị sốt như thế nào?

(4.06) - 79 đánh giá

Bố mẹ thường kiểm tra con có sốt không bằng cách đo nhiệt độ. Việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng đo như thế nào và đo ở đâu thì không phải bố mẹ nào cũng biết. Cùng Chúng tôi tìm hiểu cách đo nhiệt độ cho bé qua bài viết dưới đây nhé!

Sử dụng nhiệt kế như thế nào?

Nhiệt kế đo tại tai

Nhiệt kế đo ở tai thường nhanh, an toàn và không hề gây khó chịu. Vấn đề duy nhất là chúng hơi phức tạp khi sử dụng hơn các nhiệt kế điện tử khác. Nếu bạn không đặt nhiệt kế ở tai chính xác, có thể khó đo được một kết quả chính xác và nhất quán. Tai bé có quá nhiều ráy tai cũng có thể dẫn đến việc ghi nhận nhiệt độ không chính xác.

Nếu phương pháp này phù hợp với bạn thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ của bé để họ chỉ cho bạn cách sử dụng một nhiệt kế tai hoặc thực hành theo hướng dẫn trên bao bì cho đến khi bạn nhận được một kết quả nhất quán. Khi nhận được kết quả, bạn nên so sánh kết quả đó với kết quả đo tại trực tràng. Một khi bạn thấy các kết quả đo nhiệt độ luôn giống nhau, bạn có thể tin tưởng vào kết quả từ nhiệt kế tai.

Không nên dùng nhiệt kế tai cho trẻ dưới 6 tháng vì ống tai của trẻ hẹp làm việc đặt cảm biến đúng vị trí trở nên khó khăn.

Nhiệt kế đo tại miệng

Khi con của bạn được 4 hoặc 5 tuổi, bạn có thể đo nhiệt độ của trẻ bằng đường miệng. Làm sạch nhiệt kế bằng xà phòng, nước ấm hoặc cồn. Rửa lại bằng nước lạnh. Bật nhiệt kế và đặt phần đầu nhiệt kế dưới lưỡi của trẻ, đầu nhiệt kế hướng về phía cổ họng.

Giữ đúng vị trí trong khoảng 1 phút, cho đến khi bạn nghe tiếng “bíp”. Kiểm tra nhiệt độ đo được. Để đọc chính xác, hãy đợi ít nhất 15 phút sau khi trẻ vừa uống đồ uống nóng hoặc lạnh rồi mới đặt nhiệt kế vào miệng.

Khi nào bố mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ?

Sốt là dấu hiệu chung của nhiều bệnh lý, nhưng đó không phải luôn là một điều xấu. Trên thực tế, sốt dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng. Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi và uống đủ nước, ngủ ngon và chơi bình thường thì thường không cần điều trị sốt.

Nếu bố mẹ muốn cho bé uống thuốc để điều trị sốt thì chỉ dùng acetaminophen (Paracetamol®) cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi, không cho dùng acetaminophen trước khi được sự đồng ý của bác sĩ. Không cho trẻ uống quá liều acetaminophen so với khuyến cáo trên nhãn. Lưu ý rằng một vài loại thuốc không cần kê toa dạng kết hợp có thể chứa thành phần là acetaminophen.

Nếu con bạn từ 6 tháng tuổi trở lên thì cũng có thể dùng thuốc ibuprofen (Advil®, Motrin®). Đọc nhãn thuốc một cách cẩn thận để dùng liều lượng thích hợp. Không sử dụng aspirin để điều trị sốt ở người dưới 18 tuổi. Trẻ gọi là bị sốt nếu:

  • Có nhiệt độ tại trực tràng, tai hoặc động mạch thái dương là 38oC trở lên;
  • Có nhiệt độ tại miệng là 37,8oC trở lên;
  • Có nhiệt độ tại nách là 37,2oC trở lên.

Bố mẹ cần nhớ rằng nhiệt độ tại nách có thể không chính xác. Nếu bạn nghi ngờ về kết quả nhiệt độ tại nách thì có thể sử dụng một phương pháp khác để xác nhận kết quả. Bố mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay nếu:

  • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi và có nhiệt độ đo được ở hậu môn từ 38oC trở lên;
  • Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi và có thân nhiệt lên đến 38,9oC, có kèm kích thích, hôn mê hoặc khó chịu, hay có nhiệt độ cao hơn 38,9oC;
  • Trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi và có nhiệt độ cao hơn 38,9oC kéo dài hơn một ngày nhưng không có dấu hiệu nào khác. Nếu trẻ có các dấu hiệu khác, chẳng hạn như cảm lạnh, ho hoặc tiêu chảy, bạn có thể đưa bé đến khám bác sĩ sớm hơn tùy theo mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu trên.

Cách sử dụng nhiệt kế tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại vô cùng phức tạp. Để đo thân nhiệt bé một cách chính xác, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề trên nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mụn nhọt ở mông: Nỗi đau khó nói!

(51)
Những nốt mụn nhọt ở mông khiến bạn khó chịu khi nằm, ngồi hay thậm chí là đi đứng. Vậy có cách nào để chữa trị và ngăn ngừa tình trạng khó nói ... [xem thêm]

[Infographic] Màu nước tiểu nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?

(91)
Tình trạng sức khỏe mỗi người thường được phản ánh qua các triệu chứng bệnh như ngứa, phát ban, sốt,… Bên cạnh đó, nước tiểu cũng là một trong ... [xem thêm]

10 bí quyết tập luyện để tăng cơ

(87)
Một số người có thể chuyển đổi trọng lượng cơ thể thành cơ bắp một cách rất đơn giản. Tuy nhiên, thông thường đó là một thách thức với đại đa ... [xem thêm]

6 lợi ích của đậu chổi có thể khiến bạn ngạc nhiên

(18)
Từ xa xưa, người ta đã biết tận dụng những lợi ích của đậu chổi trong việc phòng và điều trị một số vấn đề sức khỏe. Loài cây kỳ lạ này còn ... [xem thêm]

7 bí quyết giúp nàng có âm đạo đẹp và quyến rũ

(57)
Nếu được chăm sóc một cách kỹ lưỡng thì vùng kín sẽ trở nên quyến rũ hơn hẳn mỗi khi bạn cùng người ấy gần gũi nhau. Hãy áp dụng ngay các bí quyết ... [xem thêm]

Thiếu hụt vitamin B12 do biến chứng bệnh tiểu đường

(14)
Vitamin B12 là chất cần thiết cho hệ thần kinh và sự sản sinh ra các tế bào máu khỏe mạnh. Cách tốt nhất để bổ sung vitamin B12 là thông qua chế độ ăn ... [xem thêm]

Bạn có đang hẹn hò với một anh chàng giống bố?

(27)
Bạn không thích một số nét tính cách của bố và quyết tâm sau này sẽ chọn một người khác bố, thế rồi một ngày bạn bỗng nhận ra người yêu mình cứ ... [xem thêm]

Giải mã 5 hiện tượng kỳ lạ xảy ra trong giấc ngủ

(59)
Đêm về là lúc chúng ta say giấc nồng bên gia đình, chìm đắm trong những giấc mơ. Khi ấy mọi hoạt động đều không thể kiểm soát, để rồi khi thức dậy ta ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN