Mụn nhọt ở mông: Nỗi đau khó nói!

(4.34) - 51 đánh giá

Những nốt mụn nhọt ở mông khiến bạn khó chịu khi nằm, ngồi hay thậm chí là đi đứng. Vậy có cách nào để chữa trị và ngăn ngừa tình trạng khó nói này?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nổi các nốt mụn nhọt ở mông như lỗ chân lông bị tắc, áp xe da hay viêm nang lông. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm cách chữa và ngăn ngừa tình trạng khó chịu này nhé.

Nguyên nhân gây mụn nhọt ở mông

Mụn nhọt ở mông có thể do dầu thừa và da chết làm tắc lỗ chân lông hoặc do một số bệnh da liễu gây ra.

1. Nổi mụn do lỗ chân lông bị tắc

Lỗ chân lông ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể đều có thể bị tắc và hình thành mụn. Sau đây là một số nguyên nhân khiến dầu thừa, tế bào chết, chất bẩn… làm tắc lỗ chân lông:

  • Ngồi quá nhiều
  • Mặc quần áo quá bó
  • Mặc quần áo ướt hay dính mồ hôi
  • Không thay quần lót thường xuyên

2. Mọc mụn ở mông do viêm nang lông

Nguyên nhân gây mụn nhọt ở mông phổ biến nhất là viêm nang lông. Mông cũng có rất nhiều lỗ chân lông và khi những lỗ chân lông này bị kích ứng thì sẽ trở nên đỏ và sưng. Những vết sưng này có đầu trắng và có thể đau hoặc ngứa. Viêm nang lông không chỉ gây mụn nhọt ở mông mà có thể gây mụn ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể.

Nguyên nhân gây viêm nang lông có thể là do cách bạn chọn quần áo. Những trang phục quá bó sẽ gây ma sát lên da, từ đó kích ứng lỗ chân lông và gây viêm. Chất liệu của quần áo cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Những loại vải quá bí như nilông hay polyester có thể tích mồ hôi và khiến lỗ chân lông bị viêm.

3. Dày sừng nang lông gây mụn nhọt

Không như các vết viêm đỏ khi bạn bị viêm nang lông, chứng dày sừng nang lông gây những nốt sần sùi, thô ráp nhỏ trên mông. Bệnh da liễu này xuất hiện khi có sự tích tụ keratin xung quanh lỗ chân lông. Keratin là một loại protein có chức năng tạo một lớp bảo vệ trên bề mặt da, nhưng khi keratin tích tụ quá nhiều sẽ gây ra những nốt sần.

Bệnh dày sừng nang lông thường xuất hiện ở mông, mặt sau của bắp tay và mặt trước của đùi. Trẻ em thường mắc chứng này trên má. Những mụn nhọt ở mông do dày sừng nang lông thường không đau nên bạn có thể đã từng gặp tình trạng này nhưng không để ý.

Không có nguyên nhân cụ thể cho chứng dày sừng nang lông. Tuy nhiên, bệnh này có thể do di truyền và thường bùng phát mạnh ở trẻ em, sau đó bớt dần khi bé lớn. Mặc dù chứng dày sừng nang lông có thể gây mụn nhọt ở mông khá phiền phức nhưng những nốt mụn này thường không nguy hiểm.

4. Nổi mụn nhọt ở mông do áp xe da

Nếu mụn nhọt ở mông bạn lớn, đau và mọc thành từng cụm thì đây có thể là triệu chứng của bệnh áp xe da. Mụn nhọt ở mông do áp xe thường nhỏ lúc đầu nhưng sẽ nhanh chóng lớn lên và gây đau. Những mụn nhọt do áp xe thường xuất hiện ở mông nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào trên cơ thể.

Áp xe da là tình trạng lỗ chân lông bị nhiễm trùng. Tụ cầu vàng là nguyên nhân gây áp xe phổ biến nhất nhưng các vi khuẩn khác như liên cầu khuẩn hoặc vi khuẩn pseudomona cũng có thể gây bệnh. Một số loại nấm cũng có thể gây áp xe nhưng trường hợp áp xe da do nhiễm nấm rất hiếm.

Cách trị mụn nhọt ở mông tại nhà

Nổi mụn ở mông dù đau hay không cũng gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Bạn có thể tham khảo một số cách trị mụn nhọt ở mông tại nhà sau để khắc phục tình trạng này nhé.

1. Tắm ngay sau khi tập thể dục

Sau khi tập thể dục xong khoảng 20 – 30 phút, bạn nên đi tắm để loại bỏ mồ hôi, dầu thừa và bụi bẩn trên da. Việc này sẽ giúp lỗ chân lông luôn được thông thoáng và ít mọc mụn hơn. Việc mặc quần áo tập ướt mồ hôi có thể làm tăng nguy cơ mọc mụn nhọt ở mông nên dù không kịp tắm ngay sau khi tập, bạn cũng nên thay quần áo khô ráo hơn nhé.

2. Dưỡng ẩm cho mông

Nếu bạn lo rằng việc bôi kem dưỡng da sẽ làm tình trạng tắc lỗ chân lông trầm trọng hơn thì hãy dùng sản phẩm dưỡng da có axit lactic. Loại axit này sẽ giúp bạn cấp nước và tẩy tế bào chết cho da. Khi da đã đủ ẩm, bạn sẽ ngừa được chứng dày sừng nang lông cũng như tình trạng mọc mụn ở mông.

3. Tẩy tế bào chết cho da

Tẩy tế bào chết là bước quan trọng khi bạn muốn chữa bất cứ loại mụn nào. Bạn hãy chọn những sản phẩm tẩy tế bào chết chứa axit glycolic. Đây là một thành phần chữa mụn nhọt ở mông rất tốt nhờ chức năng giữ cho lỗ chân lông thông thoáng. Chất này cũng có thể làm sáng các vết thâm trên da do mụn để lại.

4. Dùng benzoyl peroxide

Bạn hãy sử dụng một số loại sữa tắm có chứa benzoyl peroxide để trị mụn nhọt ở mông. Chất này có khả năng sát trùng nên có thể chữa tình trạng viêm nang lông, từ đó giúp giảm mụn. Khi bôi sản phẩm chứa benzoyl peroxide lên da, bạn đừng vội rửa ngay mà hãy đợi một chút để sản phẩm phát huy tác dụng nhé.

Chất benzoyl peroxide có thể làm phai màu vải nên bạn hãy tránh để chất này dính vào quần áo màu. Ngoài ra, bạn cũng cần làm sạch da kỹ sau khi dùng sản phẩm nhé.

5. Dùng axit salicylic

Bạn có thể cải thiện tình trạng nổi mụn ở mông bằng các sản phẩm trị mụn chứa axit salicylic. Axit này có thể giúp bạn loại bỏ dầu thừa và tẩy tế bào da chết để lỗ chân lông thông thoáng hơn, từ đó giảm mụn.

Cách ngăn ngừa mụn nhọt ở mông

Việc nổi mụn nhọt ở mông là bình thường và bạn khó có thể ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số cách sau để giảm thiểu nguy cơ bị mụn.

  • Giữ da sạch sẽ: Bạn hãy giữ da vùng mông được sạch sẽ và khô thoáng bằng cách tắm ngay sau khi hoạt động nhiều gây đổ mồ hôi.
  • Mặc quần áo phù hợp: Bạn hãy ưu tiên những loại đồ lót bằng cotton để da được thông thoáng hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những quần áo quá bó để hạn chế ma sát lên da.
  • Nhẹ nhàng với làn da: Việc chà xát hay chọn sản phẩm tẩy da chết quá mạnh có thể khiến tình trạng viêm nang lông nặng thêm và gây nhiều mụn hơn. Vậy nên bạn hãy nhẹ tay khi kỳ cọ vùng da nhạy cảm này và lựa những sản phẩm tẩy tế bào chết nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh nặn mụn vì việc này có thể khiến tình trạng nổi mụn nặng thêm.
  • Tránh những món gây mụn: Bạn hãy tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường hay quá cay để hạn chế mụn nhọt.

Những nốt mụn nhọt ở mông tuy không ai thấy nhưng lại gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Do đó, bạn hãy chú ý giữ vệ sinh cơ thể, chọn quần áo phù hợp và ăn uống khoa học để bảo vệ vùng da nhạy cảm này nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giải mã hành động liếm của cún cưng

(88)
Bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao chó cưng liếm bạn, hay liếm móng chân không? Hầu hết, mọi người đều nghĩ rằng chó thường liếm ai đó để biểu ... [xem thêm]

Khám phá mới về canxi và bệnh loãng xương

(75)
Định nghĩaBệnh loãng xương là gì?Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ ... [xem thêm]

Bệnh dại lây qua đường nào?

(95)
Bệnh dại đang là nỗi sợ to lớn trên toàn cầu, là mối đe dọa tiềm ẩn ngay trong nhà bạn khi bạn thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi. Nếu biết được ... [xem thêm]

Tiếng thổi tim ở trẻ: triệu chứng chính của bệnh van tim

(67)
Tiếng thổi tim đặc trưng với những tiếng phù phù được xem là triệu chứng điển hình của bệnh van tim. Tình trạng này xuất hiện do bẩm sinh hay trong quá ... [xem thêm]

Giúp mẹ hiểu con hơn nhờ các ngôn ngữ ký hiệu của bé

(77)
Trẻ chưa biết nói luôn tìm cách để truyền tải ý muốn của chúng cho bố mẹ biết. Để giúp bố mẹ hiểu con hơn, ngôn ngữ ký hiệu của bé ra đời và mang ... [xem thêm]

Chuyên gia nhi khoa và các bà mẹ chia sẻ cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngoan suốt đêm

(44)
Bé sơ sinh thức đêm ngủ ngày là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Tình trạng bé khóc và thức đêm kéo dài khiến bố mẹ thiếu ngủ triền miên, kiệt sức, ... [xem thêm]

Bạn có biết tại sao không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi?

(20)
Những người không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi có xu hướng trẻ hơn những người mắc bệnh có hút thuốc hoặc đã từng sử dụng thuốc lá. Đa số ... [xem thêm]

Dyscalculia: Thủ phạm khiến bạn học dốt toán

(83)
Kỹ năng tính toán không chỉ ảnh hưởng tới điểm số khi đi học mà còn có thể dẫn đến giảm hiệu suất khi đi làm. Tình trạng học dốt toán này không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN