Giải mã 5 hiện tượng kỳ lạ xảy ra trong giấc ngủ

(3.53) - 59 đánh giá

Đêm về là lúc chúng ta say giấc nồng bên gia đình, chìm đắm trong những giấc mơ. Khi ấy mọi hoạt động đều không thể kiểm soát, để rồi khi thức dậy ta ngượng ngùng thấy mình đã làm những điều kì quặc, ví dụ như chảy nước nước dãi trong lúc ngủ, ngáy to, nói mớ… Một số người sẽ cho rằng những hành vi này chỉ vô tình và trông cũng ngộ nghĩnh, nhưng chúng có thể lại là điểm trừ nếu bạn đang muốn “ghi điểm” trong lần đầu tiên ngủ với ai đó hoặc thậm chí ảnh hưởng xấu đến những người khác trong nhà. Dưới đây là một số hành động mà bạn không muốn bị những người thân yêu thấy mình làm trong giấc ngủ và giải pháp cho bạn.

Chảy nước dãi

Khi ngủ, một số người bị chảy nước ở miệng. Con người có 6 tuyến nước bọt ở vị trí dưới cùng của miệng, trong má và gần răng cửa. Chúng ta tiết ra khoảng 2 lít nước bọt một ngày.

Chảy nước dãi khi ngủ là tương đối bình thường, đặc biệt khi bạn nằm nghiêng. Lúc này cơ bắp được thư giãn, do đó miệng mở ra làm chảy nước bọt. Điều này phổ biến hơn ở trẻ nhỏ vì chúng chưa thể kiểm soát cơ bắp hoặc do mọc răng. Tuy nhiên nước bọt quá nhiều có thể là dấu hiệu của một căn bệnh hoặc tình trạng sức khỏe, ví dụ như nhiễm trùng (viêm amiđan hay nhiễm trùng xoang), dị ứng hoặc từ tác dụng phụ (ốm nghén) khi đang trong quá trình mang thai. Nếu thường xuyên chảy nước dãi trong thời gian dài, bạn nên đi khám bác sĩ vì nó có thể là triệu chứng của vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Chứng đái dầm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đái dầm nhưng phổ biến là bàng quang nhỏ, nước tiểu quá nhiều, vấn đề cảm xúc, ngủ không liền giấc hoặc do tình trạng sức khỏe không ổn.

Tuy nhiên ở người lớn, tiểu không tự chủ thường do rượu. Rượu đóng vai trò như một chất kích thích bàng quang và thuốc lợi tiểu khiến bạn đi tiểu nhiều lần. Uống rượu cũng gây trầm cảm, làm chậm các chức năng của cơ thể, do đó bạn sẽ không ý thức được vấn đề cho đến khi đái dầm. Để không còn tình trạng này, hãy ngừng sử dụng những thức uống có cồn trước khi đi ngủ mà thay bằng nước lọc, đồng thời tập thói quen đi vệ sinh trước khi đi ngủ để tránh đái dầm.

Ngáy

Thuốc lá, rượu bia và thừa cân có thể là những yếu tố gây nên ngủ ngáy. Khi bạn hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Điều này cũng có thể xảy ra khi đường hô hấp bị chặn một phần lúc cảm lạnh hoặc bị viêm mũi dị ứng như sốt cỏ khô. Ngáy là một vấn đề phổ biến nhưng nếu làm gián đoạn giấc ngủ, bạn nên đi khám bác sĩ.

Nói mớ

Nói mơ khi ngủ (nói mớ) là một rối loạn giấc ngủ. Người mắc chứng này nói trong giấc ngủ mà không hề hay biết. Lời nói ở dạng độc thoại, hội thoại; từ ngữ linh tinh, sai ngữ pháp, thường khó hiểu và liên quan đến trải nghiệm trong quá khứ. Người bệnh có thể chỉ lẩm bẩm hoặc la hét.

Nói mớ khi ngủ thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, từ một tháng đến một năm tùy vào thay đổi tâm sinh lý. Những nguyên nhân chính gây ra bao gồm sốt, trầm cảm, stress và bệnh. Những người nói mớ không hề ý thức được việc mình đang nói chuyện và khi tỉnh dậy cũng không nhớ gì về việc ấy.

Nói mớ không phải là một dạng bệnh lý và không nguy hiểm, tuy nhiên nó gây tâm lý lo lắng cho chính người mắc chứng nói mớ và ảnh hưởng đến những người xung quanh. Để khắc phục tình trạng này, không còn cách nào khác là bạn phải có một thể trạng và tâm lý khỏe mạnh bằng cách ăn uống đủ chất, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích, năng tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, thư giãn và tránh căng thẳng.

Mộng du

Mộng du là một hiện tượng khá kì bí khi bạn tỉnh dậy mà thấy mình đang ở nơi khác, không phải nhà mình. Mộng du phổ biến hơn ở trẻ em nhưng đến tuổi dậy thì sẽ chấm dứt. Nguyên nhân chính xác chưa được tìm ra nhưng có thể là do căng thẳng, lo âu, mất ngủ và một số loại thuốc… Người mộng du có nhiều hành động khác nhau: có người đi gần, người đi xa; một số chỉ ngồi trên giường hoặc đi bộ xung quanh nhà. Một số trường hợp người bị mộng du còn lái cả xe. Một cơn mộng du thường kéo dài khoảng mười phút và người bị mộng du có thể mở mắt nhưng đôi mắt hoàn toàn vô hồn.

Mộng du không có cách điều trị cụ thể nhưng ngủ đủ giấc (7 đến 9 giờ mỗi ngày) và giảm bớt căng thẳng trước khi đi ngủ sẽ điều trị hiệu quả. Bạn nên tạo thói quen đi ngủ đúng giờ để giúp thư giãn và thả lỏng tâm trí, không suy nghĩ lo lắng hoặc căng thẳng trước khi đi ngủ.

Tóm lại, rối loạn giấc ngủ là những biểu hiện rất thường gặp. Xác định rối loạn giấc ngủ và nguyên nhân của chúng có một vai trò quan trọng để tìm ra hướng trị liệu phù hợp.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • 5 mẹo giúp mẹ ngủ đủ giấc khi chăm sóc trẻ mới sinh
  • Để bé không tự ti vì đái dầm

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn nên biết về bựa sinh dục

(88)
Bựa sinh dục thường không nghiêm trọng nhưng nếu bạn không vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì có thể gây ra một số tình trạng bệnh lý khá nghiêm trọng. Vậy ... [xem thêm]

Xóa bỏ vết chân chim với 3 cách hiệu quả

(54)
Vết chân chim luôn là nỗi ám ảnh đối với phụ nữ, đặc biệt là vào tuổi trung niên. Hiện nay các bác sĩ chuyên khoa da liễu thường hay khuyên các chị em sử ... [xem thêm]

Triệu chứng khi con bạn mắc bệnh hồng cầu hình liềm

(20)
Bệnh hồng cầu hình liềm được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Bệnh này thường gặp ở trẻ em và đến nay việc điều ... [xem thêm]

Chất kích thích liên quan đến rối loạn cương dương

(38)
Rối loạn cương dương là chứng rối loạn thường gặp ở nam giới. Tuy nhiên, đây là một vấn đề nhạy cảm nên ít người thường nhắc đến. Rối loạn ... [xem thêm]

Làm thế nào để phòng tránh nhiễm HIV?

(42)
Nếu người thân trong gia đình hoặc bạn bè của bạn được chẩn đoán nhiễm HIV, bạn cần phải biết về những cách để ngăn chặn lây nhiễm HIV để bảo ... [xem thêm]

[Bí quyết tập gym] Pre workout là gì?

(68)
Khi đến các phòng tập gym, bạn có thể sẽ nghe những người xung quanh bảo nhau dùng pre workout sẽ tập sung hơn, khỏe hơn. Vậy pre workout là gì?Nhiều người ... [xem thêm]

Mẹ có nên tự chữa trị mụn cóc cho trẻ?

(60)
Mụn cóc là bệnh lành tính nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu nhất là với trẻ nhỏ. Việc chẳng may bé yêu bị mụn cóc khiến bạn băn khoăn không biết có nên tự ... [xem thêm]

Những thực phẩm cần tránh khi bị bệnh thiếu máu

(27)
Thiếu máu là tình trạng các tế bào hồng cầu giảm sút, không có khả năng cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng thiếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN