Thiếu hụt vitamin B12 do biến chứng bệnh tiểu đường

(3.85) - 14 đánh giá

Vitamin B12 là chất cần thiết cho hệ thần kinh và sự sản sinh ra các tế bào máu khỏe mạnh. Cách tốt nhất để bổ sung vitamin B12 là thông qua chế độ ăn uống. Loại vitamin quan trọng này có thể tìm thấy trong các sản phẩm thịt, cá, gia cầm, sữa. Nếu bạn không nạp đủ các loại thực phẩm này sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt vitamin B12.

Ăn đủ lượng vitamin B12 chưa phải là tất cả. Cơ thể của bạn cũng cần phải hấp thụ nó một cách hiệu quả. Một số loại thuốc như Pepcid AC, Prevacid, Prilosec và Zantac cũng như một số loại khác sử dụng trong điều trị chứng trào ngược axit, viêm loét dạ dày tá tràng, và nhiễm trùng, có thể gây khó khăn cho cơ thể trong quá trình hấp thu B12.

Một loại thuốc khác cũng có thể gây cản trở quá trình hấp thu vitamin B12 là metformin, thuốc rất thường được dùng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chỉ cần bị tiểu đường là bạn đã dễ có nguy cơ thiếu hụt B12. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy 22 phần trăm số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có chỉ số B12 thấp.

Bạn nên tham khảo tiếp để tìm hiểu về các triệu chứng của tình trạng thiếu hụt B12, những tác động đến sức khỏe tổng thể của bạn, và những điều bạn có thể làm để đối phó với bệnh này.

Làm thế nào để biết bạn có bị thiếu vitamin B12 hay không?

Các triệu chứng bạn đầu của thiếu vitamin B12 có thể nhẹ và không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu bạn có chỉ số B12 hơi thấp, bạn có thể không có triệu chứng nào cả. Một số triệu chứng sớm thường gặp là:

  • Mệt mỏi
  • Yếu ớt
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Sút cân
  • Táo bón

Bạn có thể bỏ qua những triệu chứng này vì nghĩ nó không quan trọng, nhưng càng về sau, tình trạng thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Tại sao thiếu hụt vitamin B12 lại nghiêm trọng?

Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến những biến chứng nặng. Một trong số đó là thiếu máu ác tính. Thiếu máu có nghĩa là bạn không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Tình trạng này sẽ làm hạn chế lượng oxy cần thiết được đưa đến các tế bào trong khắp cơ thể. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học về bệnh răng miệng, gần 20 phần trăm số người thiếu hụt vitamin B12 mắc chứng thiếu máu ác tính.

Các triệu chứng của thiếu máu bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Da nhợt nhạt
  • Đau ngực
  • Chóng mặt

Bạn thậm chí có thể bị mất vị giác và khứu giác. Các triệu chứng nặng hơn bao gồm nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim và khó thở.

Thiếu hụt B12 cũng có thể dẫn đến dị cảm. Đó là cảm giác rát hoặc ngứa trên da, thường là trên cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân. Một số người có cảm giác tê, ngứa râm ran hoặc gai người.

Chỉ số B12 thấp đôi khi liên quan tới nồng độ cao của một loại acid amin có tên là homocysteine. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.

Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 kéo dài nghiêm trọng có thể gây ra mất khả năng vận động, đi lại khó khăn, ảo giác, trầm cảm và mất trí nhớ. Nó thậm chí có thể dẫn đến bệnh sa sút tâm thần.

Sự khác nhau giữa các bệnh thần kinh do tiểu đường và bệnh thần kinh do thiếu hụt B12 là gì?

Một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường là bệnh thần kinh, hoặc tổn thương thần kinh. Nguyên nhân là do đường huyết cao trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh.

Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh thần kinh tiểu đường là tê, yếu, đau ở bàn tay và bàn chân. Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả đường tiêu hóa.

Không phải chỉ khi bạn bị tiểu đường thì bạn mới bị các bệnh về thần kinh. Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 kéo dài cũng có thể gây tổn thương dây thần kinh của bạn. Cho dù bạn có bệnh tiểu đường hay không, các triệu chứng của bệnh thần kinh đều tương tự nhau và bạn không nên xem thường.

Bạn nên làm gì nếu có triệu chứng của thiếu hụt B12?

Nếu bạn có những triệu chứng bị thiếu hụt B12, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức. Một số triệu chứng, đặc biệt là trong thời gian đầu, có thể khá mơ hồ. Đôi khi, các triệu chứng đó có thể là do một bệnh khác.

Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm máu để xác định tình trạng thiếu hụt B12. Nếu bạn bị tiểu đường và thiếu hụt B12, bác sĩ có thể khám sức khỏe tổng quát để tìm nguyên nhân. Bạn cũng có thể được tiến hành đo lượng đường trong máu.

Duy trì mức độ đường ổn định trong máu có thể giúp bạn kiểm soát được sự hấp thụ B12. Ngoài chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc cũng có thể giúp bạn tăng cường hấp thu vitamin B12. Bác sĩ có thể đề xuất một kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng của bạn.

Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn chế độ ăn uống để tăng lượng cung cấp vitamin B12. Vitamin B12 thường có trong trong thịt đỏ, cá và gia cầm. B12 cũng có trong trứng và các sản phẩm từ sữa. Ngao và gan bò chứa hàm lượng B12 đặc biệt cao.

B12 không có trong thực vật tự nhiên. Một số loại thực phẩm, như nấm men dinh dưỡng (thịt chay vị phô mai), bánh mì, ngũ cốc và đậu phụ có thể bổ sung hàm lượng B12. Nhiều loại thực phẩm không có chứa B12, vì vậy hãy đọc tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm đó một cách cẩn thận.

Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn cách bổ sung B12, đặc biệt là nếu bạn có chế độ ăn chay hay ăn chay trường. Nếu bạn đang bị thiếu vitamin B12 nặng, bác sĩ có thể tiến hành tiêm truyền B12.

Hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ để tránh các biến chứng nghiêm trọng của thiếu hụt B12. Hơn nữa, hãy sắp xếp thời gian tiến hành các xét nghiệm theo dõi để đảm bảo rằng phương pháp điều trị có tác dụng với bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ở độ tuổi của bạn, ngủ bao nhiêu là đủ?

(99)
Chúng ta thường nghĩ chỉ cần ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày là đủ, thế nhưng con số này lại không áp dụng cho tất cả mọi người. Thời gian ngủ bao nhiêu ... [xem thêm]

Nhận biết sự chậm phát triển ở trẻ em

(29)
Việc theo dõi con của bạn lớn lên và phát triển các kỹ năng mới là một trong những điều thú vị nhất của một người làm mẹ. Tất cả các bậc cha mẹ ... [xem thêm]

Gan làm việc như thế nào?

(56)
Gan đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng chuyển hóa của cơ thể. Gan là một trong những cơ quan lớn nhất cơ thể, với khối lượng 1,5 kg. Trong bài này, ... [xem thêm]

Các bệnh da liễu liên quan đến HIV/AIDS mà bạn nên biết

(98)
HIV/AIDS có liên quan tới các bệnh da liễu phổ biến như tưa miệng, ung thư kaposi, bạch sản miệng…Các bệnh này bùng phát có thể là dấu hiệu AIDS phát ... [xem thêm]

Điều trị không phẫu thuật dành cho bệnh nhân vẹo cột sống

(47)
Điều trị không phẫu thuật, không dùng thuốc đã và đang trở thành xu hướng mới trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp nhằm hạn chế thấp nhất những ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của u xơ tử cung đến quá trình mang thai và sinh nở

(34)
Ảnh hưởng của u xơ tử cung có thể khiến bạn khó thụ thai hơn so với bình thường cũng như gặp một vài vấn đề trong quá trình mang thai.U xơ tử cung là sự ... [xem thêm]

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của giá đỗ

(85)
Giá đỗ là một loại thực phẩm không hề xa lạ và thường xuất hiện hằng ngày trong các món ăn gia đình. Giá đỗ không chỉ dễ tìm, dễ chế biến mà còn ... [xem thêm]

Sự thật về các thuốc tăng trưởng chiều cao

(31)
Thuốc tăng chiều cao được mọi người ưa chuộng chọn dùng vì những lời hứa hẹn rất hấp dẫn của các nhà sản xuất, tuy nhiên liệu thuốc có thần kỳ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN