Phân biệt bong gân và căng cơ

(4.35) - 56 đánh giá

Bong gân và căng cơ có những triệu chứng rất giống nhau vì các vết thương tương tự nhau. Do đó, các phương pháp điều trị hai tình trạng này cũng giống nhau.

Bạn đã bao giờ tự hỏi sự khác biệt giữa bong gân và căng cơ là gì? Chúng có làm bạn bối rối không? Thông thường, hai thuật ngữ này thường được sử dụng giống nhau để mô tả căng cơ quá mức hoặc rách các mô mềm trong và xung quanh các khớp. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng có thể giúp bạn phân biệt hai vấn đề này. Hãy đọc và tìm hiểu bài viết sau đây!

Triệu chứng bong gân và căng cơ

Bong gân là tình trạng dây chằng kéo căng hoặc rách. Mắt cá chân là phần có khả năng dễ bị bong gân nhất.

Căng cơ là tình trạng căng cơ hoặc gân. Căng cơ thường xuất hiện ở lưng dưới hoặc cơ gân khoeo ở phía sau đùi.

Căng cơ và bong gân có những triệu chứng rất giống nhau vì các vết thương gần như giống nhau. Các triệu chứng tương tự của hai tình trạng này bao gồm:

  • Đau xung quanh vùng bị ảnh hưởng
  • Sưng
  • Khả năng di chuyển và độ linh hoạt bị hạn chế

Sự khác biệt chính là bầm tím xuất hiện xung quanh khớp bị ảnh hưởng khi bạn bị bong gân, trong khi nếu bị căng cơ bạn có thể bị đau do co thắt cơ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây bong gân và căng cơ

Một số tình huống có thể làm tăng nguy cơ bị bong gân và căng cơ là:

  • Chơi thể thao hoặc tập thể dục quá mức
  • Tai nạn như trượt hoặc ngã
  • Mang vật quá nặng
  • Sử dụng sức quá mức
  • Ngồi hoặc đứng không đúng cách
  • Tư thế không đúng
  • Các chuyển động kéo dài và lặp đi lặp lại.

Các yếu tố nguy cơ

Bất cứ ai cũng có thể bị căng cơ quá mức. Tuy nhiên, một số yếu tố nhất định có nhiều khả năng khiến bạn bị bong gân hoặc căng cơ bao gồm:

  • Sức khỏe yếu
  • Không khởi động hoặc khởi động không đúng cách
  • Mệt mỏi
  • Môi trường xung quanh
  • Thiết bị luyện tập kém chất lượng

Chẩn đoán bong gân và căng cơ

Sau khi khám sức khỏe thông thường, bác sĩ có thể cho bạn chụp X-quang hoặc thậm chí MRI để phát hiện gãy xương hoặc chấn thương xương. Nếu xương vẫn còn nguyên vẹn, bác sĩ có khả năng chẩn đoán bong gân hoặc căng cơ.

Điều trị bong gân và căng cơ

Căng cơ và bong gân được điều trị bằng phương pháp RICE. RICE là viết tắt của:

  • Nghỉ ngơi (R – Rest): cố gắng không dùng khớp bị ảnh hưởng trong một khoảng thời gian nhất định để khớp hồi phục.
  • Chườm đá (I – Ice): đặt một túi đá quấn bằng khăn hoặc vải (không bao giờ chườm đá trực tiếp lên da) lên vùng bị ảnh hưởng trong 20 phút sau đó thay đá và lặp lại càng nhiều càng tốt trong 24–48 giờ.
  • Băng nén (C – Compression): bọc khớp bị ảnh hưởng bằng băng hoặc băng chuyên dụng (không quá chặt) để giảm sưng.
  • Nâng cao (E – Elevation): giữ cho khớp bị ảnh hưởng cao hơn tim. Nếu là đầu gối hoặc mắt cá chân bị bong gân/căng cơ, bạn giữ khu vực đó song song với mặt đất bằng cách ở trên giường khoảng 2 ngày.

Phòng ngừa bong gân và căng cơ

Dưới đây là một số mẹo bạn có thể thực hiện để giảm khả năng bị bong gân hoặc căng cơ:

  • Khởi động trước khi tham gia các hoạt động thể chất hoặc thể thao
  • Luyện tập thường xuyên
  • Luôn luôn cẩn trọng với nguy hiểm
  • Dành thời gian thư giãn
  • Sử dụng thiết bị tập luyện tốt
  • Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Tìm hiểu về hiện tượng đau tăng trưởng ở trẻ em

    (53)
    Đau tăng trưởng ở trẻ em là tình trạng dễ gặp, thường xuất hiện ở chân và sẽ tự khỏi mà không cần đến biện pháp điều trị y tế.Gần đây, bé yêu ... [xem thêm]

    Xuất tinh yếu: Làm sao để lấy lại bản lĩnh?

    (13)
    Tình trạng xuất tinh yếu tuy thường không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm tình dục và khả năng sinh sản về lâu dài. Nếu cũng gặp tình ... [xem thêm]

    Bạn đã biết cách rút ngắn kỳ kinh nguyệt của mình chưa?

    (46)
    Có nhiều cách để rút ngắn kỳ kinh như dùng thuốc, quan hệ tình dục, dùng vitamin C… Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp này ... [xem thêm]

    Uống thuốc tăng cân thế nào mới an toàn, hiệu quả?

    (16)
    Nhiều người gầy tìm đến thuốc tăng cân với mong muốn cải thiện cân nặng nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn đừng quá nóng vội khi uống thuốc mà chưa hiểu rõ về ... [xem thêm]

    Bệnh thủy đậu ở trẻ, những điều bạn cần biết

    (65)
    Dù không còn phổ biến như trước đây nhưng bệnh thủy đậu (trái rạ) vẫn xuất hiện và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng ở trẻ em. Sau đây là ... [xem thêm]

    Cách ứng phó với những khó khăn ở tuổi dậy thì

    (94)
    Bạn thức tới hai giờ sáng, ăn uống nhảy múa gào thét và bạn thấy mệt mỏi khi đến trường ngày hôm sau. Vậy tại sao từ “thiếu niên” khiến bạn lo ... [xem thêm]

    Skin detox 101: Tất tần tật về thải độc tố cho da mặt

    (49)
    Có rất nhiều quan niệm về detox – thải độc tố, nhưng có một quan niệm sai lầm là chỉ cần thanh lọc cơ thể là đủ. Việc thải độc tố cho da mặt cũng ... [xem thêm]

    Xua tan nỗi lo rối loạn khớp thái dương hàm

    (55)
    Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng rất phổ biến. Việc điều trị kịp thời bằng cách bài tập đơn giản tại nhà là mối quan tâm của rất nhiều ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN