7 dấu hiệu cảnh báo trẻ đã mắc bệnh sỏi mật

(4.12) - 23 đánh giá

Sỏi mật ở trẻ nhỏ là một bệnh lý hiếm gặp. Thế nhưng, trong những năm gần đây người mắc bệnh sỏi mật có xu hướng gia tăng, kể cả trẻ em. Bệnh có thể để lại nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Không chỉ xảy ra ở người lớn, sỏi mật cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Bệnh này khiến trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu. Làm thế nào để biết trẻ đang bị sỏi mật? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề này ngay sau đây.

Sỏi mật ở trẻ nhỏ

Sỏi túi mật là những viên giống sỏi được hình thành trong túi mật. Thật ra, đó là những lắng đọng bất thường của mật, một cơ quan nhỏ nằm dưới gan. Những trẻ bị thừa cân, béo phì hoặc có lối sống không lành mạnh sẽ dễ mắc phải căn bệnh này.

Các loại sỏi mật

Sỏi mật có 2 loại chính:

1. Sỏi cholesterol

Sỏi mật do cholesterol là tình trạng cholesterol trong cơ thể bị đông lại. Loại sỏi này thường gặp nhiều ở những người bị thừa cân, béo phì, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.

2. Sỏi sắc tố mật

Sỏi sắc tố mật được cấu tạo bởi bilirubin hoặc bilirubinat canxi bị vôi hóa. Loại sỏi mật này có thể có màu nâu hoặc màu đen. Những trẻ bị bệnh gan cấp tính hoặc bệnh bạch cầu thường dễ mắc phải bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết sỏi mật ở trẻ nhỏ

Làm thế nào để biết được bé cưng có khả năng bị bệnh này hay không? Bạn có thể biết được điều này nếu trẻ có các triệu chứng như:

  • Đau vai phải
  • Đau đột ngột ở vùng bụng trên
  • Đau lưng giữa các xương vai
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Viêm tuyến tụy
  • Nguyên nhân gây ra tình trạng sỏi mật ở trẻ nhỏ

    Dưới đây là một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến sự hình thành sỏi:

    1. Béo phì

    Những trẻ bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn những đứa trẻ khác. Béo phì làm tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể, dẫn đến sự hình thành sỏi trong túi mật.

    2. Di truyền

    Sỏi mật có thể là do di truyền. Nếu trong gia đình có người bị sỏi mật thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh này cao hơn.

    3. Thuốc giảm cholesterol

    Một số loại thuốc giảm cholesterol có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong túi mật, dẫn đến sự hình thành sỏi.

    4. Đái tháo đường

    Những trẻ bị đái tháo đường típ 2 có nguy cơ bị bệnh này rất cao.

    Chẩn đoán sỏi mật ở trẻ nhỏ

    Bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm sau:

    • Xét nghiệm máu
    • Siêu âm
    • Siêu âm nội soi
    • Chụp cắt lớp trục (CAT scan)
    • Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP)
    • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)
    • Xạ hình gan mật

    Điều trị sỏi mật ở trẻ nhỏ

    Nếu tình trạng bệnh của trẻ tái đi, tái lại nhiều lần hoặc các biến chứng đã trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật:

    1. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật bằng phương pháp soi qua bụng

    Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ túi mật thông qua các vết mổ nhỏ ở bụng. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi.

    2. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật mở bụng

    Quá trình phẫu thuật này sẽ phức tạp hơn với một vết mổ lớn được cắt ở bên dưới xương sườn bên phải của bụng. Bác sĩ sẽ thông qua vết mổ này để cắt bỏ túi mật.

    3. Tán sỏi ngoài cơ thể

    Tán sỏi ngoài cơ thể là một thủ thuật không xâm lấn nhằm làm vỡ sỏi từ xa mà không phải can thiệp phẫu thuật. Những trẻ không thích hợp để phẫu thuật có thể thực hiện phương pháp điều trị này.

    Ngăn ngừa sỏi mật ở trẻ nhỏ

    Bạn có thể thử một vài bí quyết đơn giản sau:

    1. Xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng

    Hãy chú ý đến chế độ ăn của trẻ. Đừng cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu cholesterol như thức ăn nhanh. Nếu trẻ bị thừa cân, béo phì, hãy khuyến khích trẻ tập thể dục nhiều hơn. Một chế độ ăn cân bằng không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật mà còn hạn chế mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm khác.

    2. Không được bỏ bữa

    Đừng để trẻ bỏ bất kỳ bữa ăn nào bởi việc bỏ bữa thường xuyên có thể dẫn đến sự hình thành sỏi.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bữa sáng và trí thông minh của con liên quan như thế nào?

    (15)
    Bữa sáng khỏe mạnh và dinh dưỡng là một trong những cách tốt nhất để ăn uống trở nên khoa học, cung cấp nhiều năng lượng để bạn vận động hơn và ... [xem thêm]

    Hướng đi mới trong việc chữa trị bệnh tự miễn

    (56)
    “Bệnh tự miễn có chữa được không?” là câu hỏi mà nhiều người đặt ra sau khi tìm hiểu thông tin về những tình trạng bệnh liên quan đến rối loạn ... [xem thêm]

    8 thực phẩm ngăn ngừa mụn cực hiệu quả

    (79)
    Người xưa có câu “nhất dáng nhì da” cho thấy làn da rất quan trọng trong việc thu hút người đối diện. Đối với người có cơ địa dễ lên mụn thì cần ... [xem thêm]

    Mách bạn các bài tập chân tại nhà không cần dụng cụ

    (50)
    Bạn muốn có đôi chân thon thả và săn chắc hơn nhưng lại lười đến phòng tập gym? Chẳng cần đến những cái tạ nặng nề, máy chạy bộ cồng kềnh hay các ... [xem thêm]

    7 lợi ích tuyệt vời từ việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh

    (56)
    Làn da non nớt, nhạy cảm của trẻ sơ sinh rất cần được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại như khói bụi, ánh nắng gay gắt, hóa chất… Tuy nhiên, việc tắm ... [xem thêm]

    Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

    (87)
    Định nghĩaHội chứng giấc ngủ kinh hoàng là gì?Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng xảy ra khi ngủ sâu. Tình trạng này thường xuất hiện trong nửa đầu buổi ... [xem thêm]

    8 lợi ích không ngờ của việc xoa bóp

    (99)
    Mát-xa (xoa bóp) là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhằm tác động lên các huyệt, da thịt, gân, khớp để giảm đau và chữa bệnh.Bạn thường biết đến ... [xem thêm]

    5 bí quyết giúp bạn chăm sóc sức khỏe ở nơi làm việc

    (38)
    Bạn cảm thấy mệt mỏi mỗi khi đến chỗ làm? Hãy nhanh chóng bỏ túi 5 bí quyết giúp bạn chăm sóc sức khỏe ở nơi làm việc để luôn tràn đầy hứng khởi ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN