Bia rượu ảnh hưởng đến bệnh tim như thế nào?

(3.8) - 97 đánh giá

Liệu bạn có thể uống rượu bia nếu đang mắc phải những bệnh về tim?

Nếu được sự cho phép từ bác sĩ, uống rượu bia điều độ có thể chấp nhận, tuy nhiên không nên nghĩ rằng uống rượu bia có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình. “Nếu hiện tại bạn đang không uống rượu bia thì không có lí do gì để bắt đầu uống cả”. Đây là lời khuyên của bác sĩ Mark Urman, một chuyên gia tim mạch tại Viện tim Cedar-Sinai, Los Angeles.

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc uống một lượng nhỏ rượu bia (không quá hai lần trong một ngày trong nam giới và một lần mỗi ngày cho phụ nữ) và cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, mối liên hệ này là không rõ ràng. Những nghiên cứu trên không chứng minh được rằng chất cồn (cho dù là rượu hay bia) là tác nhân duy nhất dẫn đến kết quả trên.

Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, những thói quen sống cũng tham gia vào quá trình này. Ngoài ra, yếu tố quan trọng có thể là các dưỡng chất có trong trái nho để lên men rượu. Những dưỡng chất này có thể được hấp thụ từ chính trái nho chứ không phải thông qua việc uống rượu.

“Uống một lần mỗi ngày có thể tốt cho người bị bệnh tim và cả những người không mắc bệnh”, bác sĩ James Beckerman – chuyên gia tim mạch tại Trung tâm tim mạch Providence St. Vincent ở Portland cho biết.

Ngoài ra, cho dù bạn có uống rượu bia hay không, bạn vẫn cần duy trì chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe, không hút thuốc và tập thể dục đều đặn.

Lợi ích của việc uống rượu bia

Uống rượu bia một cách hạn chế “có thể làm loãng máu, giảm nguy cơ hình thành máu đông trong các động mạch tim”, bác sĩ Urman cho biết. Uống rượu bia đồng thời ảnh hưởng đến cholesterol, cả tích cực và tiêu cực.

Bác sĩ Beckerman cho biết: “Chất cồn có thể làm tăng HDL – một loại cholesterol có lợi – khoảng 10%. Tuy nhiên, nó có thể gây ra sự gia tăng triglycerides.” Triglycerides là một loại chất béo trong máu.

Nếu bạn sử dụng thức uống hỗn hợp, những loại soda không chứa năng lượng và đường là những lựa chọn tốt hơn nước trái cây có đường hoặc nước ngọt.

Nguy cơ của việc uống rượu bia

“Giống như nhiều thứ khác trong cuộc sống, một thứ có lợi nếu được sử dụng quá nhiều có thể trở nên không tốt”, Urman cho biết.

Theo như bác sĩ Beckerman, uống nhiều hơn một hoặc hai lần mỗi ngày có thể dẫn đến các vấn đề về tim, bao gồm khiến cho triệu chứng huyết áp cao hoặc rung nhĩ (một loại rối loại nhịp tim thường gặp) trở nên xấu hơn.

Uống quá nhiều có thể gây ra các triệu chứng về gan và làm cho xác xuất mắc phải một số loại ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày.

Hàm lượng như thế nào vừa phải cho một lần uống?

  • Rượu nhẹ (các loại vang, champagne): 100ml-150ml;
  • Bia loại thường hoặc nhẹ: 350ml;
  • Rượu nặng (wisky, vodka…): 45ml.

Nếu bạn mắc phải triệu chứng suy tim sung huyết hoặc đang sử dụng một số loại thuốc tim mạch nhất định (như thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị huyết áp hoặc thuốc hạ cholesterol), uống rượu bia có thể gây hại. Vì vậy, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về những nguy cơ của mình.

Nếu bạn bị loét dạ dày hoặc đang sử dụng thuốc chống viêm mạnh hơn aspirin liều thấp, uống rượu bia có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Nếu bạn đang sử dụng aspirin liều thấp hằng ngày, bạn có thể uống bia rượu.

Nếu có bất cứ nghi ngờ gì, hãy hỏi bác sĩ để được đánh giá các ích lợi và tác hại của việc bạn có thể uống bia rượu hay không dựa trên lịch sử sức khỏe của bạn

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 20 thực phẩm giúp bảo vệ tim mạch mà bạn cần biết
Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 loại sữa bột phổ biến dành cho trẻ sơ sinh

(59)
Lựa chọn sữa bột cho bé luôn là mối bận tâm của rất nhiều bậc cha mẹ. Các kiến thức cơ bản sau về ba loại sữa bột chính sẽ giúp bạn phần nào hình ... [xem thêm]

6 nhóm thực phẩm ảnh hưởng đến phản ứng viêm

(27)
Phản ứng viêm có thể bị kích hoạt bởi nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài, bao gồm cả chế độ ăn uống. Một số nhóm thực phẩm có thể làm tình ... [xem thêm]

Cách sử dụng nồi thủy tinh bền đẹp để bạn nấu ăn ngon

(52)
Một bộ nồi thủy tinh không những mang lại vẻ sang trọng cho căn bếp mà cũng rất tốt cho sức khỏe hơn. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng, bảo quản cẩn thận ... [xem thêm]

4 kỹ thuật đi bộ nhanh giúp bạn đốt cháy calo

(45)
Nếu đang lên kế hoạch để giảm mỡ thừa và đốt cháy calo với bài tập cường độ cao, bạn có thể tìm hiểu kỹ thuật đi bộ nhanh. Vậy làm thế nào để ... [xem thêm]

Giải mã bí ẩn ăn hạt hướng dương có bị teo não không

(35)
Teo não là hội chứng mất các tế bào nơron thần kinh. Hội chứng này cũng đồng thời phá hủy mối liên kết giữa các tế bào khiến các hoạt động sống do ... [xem thêm]

6 tin đồn đáng sợ về ung thư bạn không nên tin

(16)
Bạn nghĩ rằng ung thư là “trời kêu ai nấy dạ” nên mỗi khi cơ thể có dấu hiệu bất ổn đều muốn trì hoãn việc đi khám vì sợ phải đối mặt với căn ... [xem thêm]

Giải mã 7 ngôn ngữ cơ thể của bé và cách xử lý

(81)
Trẻ dưới một tuổi chưa biết nói nên khó giao tiếp với mẹ. Bạn có thể dựa vào ngôn ngữ cơ thể của bé, đoán điều con cần để xử lý kịp thời mong ... [xem thêm]

Phun thêu và điêu khắc chân mày có thật sự an toàn như bạn nghĩ?

(24)
Nhu cầu làm đẹp của phụ nữ ngày càng cao, các hình thức thẩm mỹ ngày càng tiên tiến và đổi mới. Thẩm mỹ không phẫu thuật ngày càng đa dạng và một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN