Bí quyết chấm dứt ngay tình trạng đi tiểu đêm ở mẹ bầu

(4.08) - 25 đánh giá

Đi tiểu nhiều là hiện tượng phổ biến ở rất nhiều thai phụ. Phải làm gì để hạn chế tình trạng khó chịu này?

Phụ nữ sẽ thường “ghé thăm” nhà vệ sinh hơn khi mang thai. Tình trạng này bắt đầu ở tam cá nguyệt thứ nhất (khoảng tuần thứ 6) và sẽ trở nên trầm trọng hơn vào tam cá nguyệt thứ 3 (từ khoảng tuần thứ 35).

Tại sao thai phụ lại hay đi tiểu nhiều lần?

Mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều lần hơn so với trước đây. Tại sao lại đột nhiên cần đi tiểu nhiều như vậy? Nguyên nhân chủ yếu là do hormone hCG làm gia tăng đáng kể lượng máu trong cơ thể, dẫn đến việc gia tăng một lượng lớn dịch được lọc qua thận và bàng quang chứa nhiều nước hơn.

Thai phụ cũng có thể đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm. Khi nằm, chân sẽ ngang bằng với phần thân phía trên khiến lượng dịch ở chân có xu hướng trở lại máu và bàng quang làm mẹ bầu muốn đi tiểu.

Một nhân tố quan trọng khác dẫn tới việc đi vệ sinh thường xuyên ở mẹ bầu chính là tử cung đang phát triển gây áp lực lên bàng quang làm giảm thể tích chứa nước tiểu. Tuy nhiên, áp lực này sẽ giảm khi tử cung di chuyển vào khoang bụng trong tam cá nguyệt thứ 2.

Ngoài ra, vào cuối tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi có xu hướng sẽ xoay đầu để chuẩn bị cho sự ra đời nên phần đầu sẽ đè trực tiếp vào bàng quang khiến thai phụ đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Cách hạn chế đi tiểu nhiều khi mang thai

Cho dù cảm thấy bất tiện khi đi tiểu nhiều nhưng bạn cũng không nên tránh uống nước. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Giảm việc đi tiểu đêm bằng cách uống nhiều nước vào ban ngày, nhưng hạn chế uống trước khi đi ngủ;
  • Tránh uống cà phê và trà vào cuối ngày;
  • Khi tiểu, hãy ngả người về phía trước để dễ làm trống hoàn toàn bàng quang hơn.

Tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai sẽ hết ngay sau khi con chào đời. Sau khi sinh vài ngày, mẹ bầu vẫn sẽ đi tiểu nhiều để cơ thể loại bỏ các chất lỏng còn lại từ quá trình mang thai. Bạn đừng lo lắng vì sau khoảng thời gian này, đường tiết niệu sẽ trở lại bình thường như trước khi sinh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 biện pháp tránh thai phổ biến

(22)
Mục đích chính của việc sử dụng các biện pháp tránh thai là ngăn ngừa thụ thai sau khi quan hệ tình dục. Vì vậy, bạn cần phải biết cách sử dụng các ... [xem thêm]

Hướng dẫn bạn cách điều trị bệnh Alzheimer

(95)
Những cách điều trị bệnh Alzheimer hiện nay có thể giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng để duy trì chất lượng cuộc sống. Không những thế, người chăm ... [xem thêm]

Ngửi mùi thức ăn gây tăng cân, thực hư ra sao?

(85)
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao có những người ăn như “thùng không đáy” nhưng vẫn gầy, trong khi bạn cứ có cảm tưởng chỉ ngửi mùi thức ăn thôi là ... [xem thêm]

Tại sao cân nặng luôn tăng bất thường khi hành kinh?

(10)
Bạn đã tập luyện mỗi ngày và ăn uống lành mạnh để giữ được cân nặng ổn định. Nhưng mỗi khi đèn đỏ ghé thăm, bạn lại có cảm giác lên kí và ... [xem thêm]

Tập ngồi bô cho bé gái không giống với bé trai đâu nhé

(13)
Mặc dù một số nguyên tắc cơ bản về việc tập ngồi bô cho bé vẫn giữ nguyên nhưng có một số khác biệt khi dạy bé gái hay bé trai dùng bô.Nếu bố mẹ ... [xem thêm]

Thiếu hụt estrogen: Nguyên nhân, hệ quả và hướng điều trị

(99)
Thiếu hụt estrogen dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Tác dụng ... [xem thêm]

Super brain yoga: Bài tập cho não mà bạn nên thực hiện

(31)
Tất cả mọi người đều mong muốn có khả năng suy nghĩ nhạy bén và một trí nhớ thật tốt. Thực tế là mong ước tưởng rằng xa vời này lại hoàn toàn có ... [xem thêm]

Xuất tinh vào hậu môn có “dính” bầu không?

(78)
Quan hệ bằng hậu môn có thai không là băn khoăn của nhiều cặp đôi muốn tìm cách tránh thai mà không cần dùng thuốc. Thật ra, đây là cách quan hệ giúp giảm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN