Bạn sẽ ra sao khi chẳng may đi lạc vào rừng sâu hay ở những nơi hoang dã, hẻo lánh mà không có bất kỳ sự trợ giúp nào của điện thoại thông minh? Đừng hoảng hốt, hãy học ngay kỹ năng sinh tồn khi đi lạc để bình tĩnh đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra nhé!
Khi bị lạc một mình ở những nơi hẻo lánh, chúng ta dường như cảm thấy hoang mang và bất lực vì không có sử dụng được sự trợ giúp đắc lực từ các thiết bị cần thiết bên cạnh. Đặc biệt là trong trường hợp điện thoại sắp hết pin hoặc không có tín hiệu kết nối. Tình huống nguy hiểm này buộc bạn phải luôn tỉnh táo và thực hiện mọi hành động nhanh chóng để tăng khả năng sống sót của bản thân.
Dưới đây là một số kỹ năng sinh tồn quan trọng mà bạn cần biết để chuẩn bị sẵn sàng cho bản thân trước những chuyến đi sắp tới. Để từ đó, bạn có khả năng đối phó nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra nhé.
1. Đốt đống lửa đúng cách
Việc đầu tiên mà bạn cần làm ở nơi hoang dã là đốt lửa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đốt lửa chính xác và tốn khá nhiều thời gian vô ích.
Bạn cần đến 3 phần quan trọng dưới đây:
• Bùi nhùi: Các cành cây khô, mỏng và cỡ một bàn tay. Hãy gom đủ bằng hai nắm tay.
• Củi đóm: Các cành cây dày cỡ 3 hoặc 4 ngón tay và dài bằng cánh tay. Hãy gom thật nhiều cho tới khi ôm đủ bằng hai cánh tay.
• Củi to: Khoảng 3 thanh củi to như cổ tay hoặc hơn. Đây là những thanh củi có công dụng giữ lửa thật lâu, suốt cả đêm cho bạn.
Đầu tiên, xếp các cành cây khô, mỏng thành hình một cái lều và châm lửa đốt. Sau đó, đặt các cành cây to hơn và dần dần thêm củi vào. Ngọn lửa có thể duy trì trong thời gian dài và bạn có thể tận dụng và chuẩn bị thức ăn.
2. Tự làm một dụng cụ hữu ích
Nếu bạn không có bất kỳ công cụ nào để dựng một nơi trú ẩn, hãy tự làm một cái búa từ nhánh cây tươi và có độ dài trung bình.
Bạn có thể làm một cái búa bằng cách tách một đầu nhánh cây thành 3 phần và đặt hòn đá vào khe hở. Sau đó, cố định bằng dây thừng hoặc các nhánh cây con mềm dẻo.
3. Cách kiếm mồi câu cá
Trước khi câu cá, bạn nên tìm mồi, bằng cách kiếm một chỗ đất ẩm ướt và cắm một cây gỗ nát xuống đất. Sau đó, dùng một cây gỗ khác cọ xát với cây gỗ còn lại sao cho nó chuyển động xoay tròn theo chiều ngang. Khoảng 2 đến 3 phút sau, giun đất bắt đầu bò lên mặt đất và bạn có thể bắt chúng để làm mồi câu cá.
4. Cách làm cần câu cá tự động
Cá là nguồn thức ăn khả thi nhất mà bạn nên lưu ý trong tình huống bị lạc ở nơi hoang dã. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải có một cái cần câu cá. Bạn có thể làm cần câu cá tự động ngay trên một cái cây gần bờ sông theo cách dưới đây.
• Hãy tìm một cây nhỏ và gần bờ sông. Sau đó tìm hai nhánh cây khác, đóng một nhánh chặt xuống đất và nhánh còn lại treo lên cành cây đã được bẻ cong.
• Tiếp theo, hãy tạo một mối nối ở giữa nối hai nhánh gỗ lại với nhau. Một đầu dây thừng cột với mối nối và đầu còn lại gắn mồi nhử cá.
• Khi một con cá bắt trúng mồi thì bẫy sẽ hoạt động và tự động quăng cá lên bờ.
5. Cách làm cây giáo bắt cá
Nếu bạn không có đủ dụng cụ để bắt cá, hãy tự làm cho mình một cây giáo. Cách làm đơn giản như sau:
• Tìm một cành cây hơi ẩm ướt, dài và chắc.
• Tách một đầu của cây thành 4 phần và dùng đá hoặc một con dao để mài nhọn các đầu.
• Sau đó dùng dây thừng hoặc nhánh cây nhỏ để cố định.
• Bạn đã hoàn toàn sẵn sàng bắt cá ở những vùng nước nông rồi đấy.
6. Rửa sạch cá đúng cách
Làm sạch cá đúng cách là bước rất quan trọng mà bạn cần lưu ý, vì không phải ai cũng có thể thực hiện chỉ với một vài bước đơn giản và nhanh gọn. Sau khi rửa sạch cá và cạo hết vảy, hãy cắt một đường dài từ hậu môn đến về phía đầu cá.
Bạn lưu ý rằng không nên cắt quá sâu để tránh làm hỏng phần thịt cá bên trong. Tiếp theo, rạch một đường dưới bụng và cắt ngang đầu. Sau đó, mổ cá theo một đường từ bụng dưới đến sống lưng và rút xương ra. Cuối cùng, làm sạch phần bụng và cắt bỏ mang cá, đuôi.
7. Cách xác định dấu chân động vật
Việc nhận biết dấu chân của động vật hoang dã là kỹ năng rất quan trọng để bạn có thể săn bắt hoặc bảo vệ bản thân an toàn khỏi các loài thú ăn thịt. Đặc biệt, dấu chân của động vật càng dễ dàng chú ý hơn nữa đối với mặt đất ẩm ướt hoặc cỏ cây bị dẫm nát.
8. Chọn cách nhóm lửa phù hợp
Nếu không biết lựa chọn cách xếp củi lửa phù hợp, việc duy trì một đống lửa trong thời gian dài là điều rất khó khăn. Vì thế, bạn nên lưu ý đến một vài cách xếp củi lửa để lựa chọn tùy theo trường hợp.
• Xếp củi kiểu Thụy Điển: Kiểu này có thể kéo dài trong 5 giờ, phù hợp để nấu nướng thức ăn nhưng không đủ sức thắp sáng một không gian rộng.
• Xếp củi dạng túp lều: Đây là cách nhanh nhất để đốt lửa và mang lại sự ấm áp, ánh sáng tốt hơn. Tuy nhiên, nó dễ bị dập tắt khi có gió.
• Xếp củi hình ngôi sao: Dạng xếp này rất hữu ích để chuẩn bị thức ăn và cũng có thể phát sáng trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu bạn sắp xếp không chính xác thì nó rất khó để bắt lửa.
• Xếp củi kiểu nghiêng: Loại xếp củi này khá phù hợp vào thời tiết xấu, sẽ không dễ bị dập tắt vỡ vụn ra nhưng nhược điểm là sẽ không cháy mạnh lắm.
• Xếp củi kiểu bằng phẳng: Loại xếp củi này khá thích hợp cho việc nấu ăn tuy nhiên lại đòi hỏi những cành củi to, dày.
• Xếp củi hình vuông: Xếp hai khúc củi to song song nhau theo chiều ngang, tạo một khoảng không gian ở giữa. Tiếp đó, dùng hai khúc củi xếp lên trên hai khúc kia sao cho hai lớp củi này vuông góc với nhau, tạo thành hình vuông.
9. Nắm rõ các ký hiệu dẫn đường
Việc đi lạc trong một địa hình hoang dã là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Đó là lý do tại sao mà bạn nên ghi nhớ những dấu hiệu phổ biến vì chúng cực kỳ hữu ích. Các dấu hiệu này có thể giúp bạn tìm đường hoặc cảnh báo cho người khác khi có bất kỳ mối nguy hại nào sắp xảy ra. Đây là một trong những kỹ năng sinh tồn trong lúc nguy hiểm mà bạn rất cần được biết.
10. Dựng một chỗ trú ẩn qua đêm
Nếu bạn không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc qua đêm trong một khu rừng mà không có lều, bạn phải tự dựng một nơi trú ẩn cho bản thân.
Đầu tiên, dựng khung lều bằng cách sử dụng một cành cây lớn và hai cành nhỏ hình chữ Y. Hãy đảm bảo rằng kích thước của cơ thể vừa vặn với khung lều đó. Sau đó, phủ một lớp lá khô khoảng 15-25cm trên mặt đất.
Điều này giúp bạn giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh vào ban đêm. Tiếp theo, đặt các thanh cây chắn cố định ở hai bên lều sau. Cuối cùng, điều bạn cần làm là phủ đầy lá lên khung lều. Nhớ đóng lối vào sau khi bạn đã vào trong túp lều để tránh bị cảm lạnh nhé.
11. Khâu vết thương đúng cách
Đối với vết thương khá sâu, hãy tìm một sợi chỉ đặc biệt và một chiếc kim cong để may vết thương, nó giống với chiếc kim mà bạn có thể tìm thấy trong bất kỳ hộp dụng cụ sơ cứu nào. Tuy nhiên, rất ít người biết khâu vết thương đúng cách.
Không những thế, có nhiều loại mũi khâu khác nhau mà bạn có thể sử dụng cho từng loại vết thương khác nhau, nhưng việc hiểu biết ít nhất một cách đã đủ để bạn có thể cấp cứu cho người khác trong trường hợp nguy cấp.
12. Chữa trị cánh tay bị trật khớp
Trật khớp là một chấn thương rất phổ biến khi bạn đi lạc ở nơi hoang dã. Nếu không chữa trị đúng cách, khả năng bị co thắt cơ rất có khả năng xảy ra.
Hãy nằm trên một bề mặt cao như khúc gỗ mới đốn. Sau đó, cột chặt vào cánh tay của bạn một vật nặng khoảng 4,5 – 9kg. Sau khi nằm yên và bất động cánh tay khoảng 15-20 phút, vai sẽ trở lại vị trí thích hợp như ban đầu. Lưu ý rằng bạn nên giữ cố định cánh tay bất động ít nhất trong 5 giờ.
Các kỹ năng sinh tồn trên đây tuy khá đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể hiểu biết rõ. Đặc biệt, chúng lại là hành trang cực kỳ hữu ích và đầy đủ cho bạn trước những chuyến đi phượt sắp tới. Mỗi một giây phút trôi qua là cực kỳ quan trọng, do đó bạn hãy nắm bắt và tận dụng mọi khả năng để tăng cơ hội sống sót của bản thân nhé.