Bệnh viêm màng não, nguyên nhân và triệu chứng

(3.52) - 29 đánh giá

Bệnh viêm màng não do vi khuẩn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Một số triệu chứng biểu hiện của bệnh viêm màng não có thể sớm nhận biết.

Viêm màng não do vi khuẩn là một bệnh nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống (màng não). Đây là căn bệnh đe dọa tính mạng do nhiễm khuẩn ở lớp màng não và để lại những di chứng nặng nề cho con sau này.

Viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ vị thành niên thường là do nhiễm khuẩn bên trong hệ hô hấp. Riêng ở trẻ sơ sinh, viêm màng não thường do nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết).

Nguyên nhân gây viêm màng não

Viêm màng não ở trẻ sơ sinh thường là kết quả của nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết). Những vi khuẩn gây viêm màng não thường gặp là Streptococci nhóm B, Escherichia coliListeria monocytogenes.

Trẻ nhỏ và trẻ vị thành viên bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với các chất tiết qua đường hô hấp có chứa vi khuẩn gây bệnh (ví dụ như nước bọt hay chất nhầy từ mũi). Những loại vi khuẩn gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và trẻ vị thành niên bao gồm Streptococcus pneumoniae và Neisseria meningitidis. Trong đó, Haemophilus influenzae loại b (Hib) thường là nguyên nhân gây viêm màng não phổ biến nhất. Tin vui là hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa giúp phòng tránh bệnh viêm màng não.

Vắc xin chống lại vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (được gọi là vắc xin pneumococcal conjugate) và vi khuẩn Neisseria meningitidis (vắc xin meningococcal conjugate) cũng đã giúp ngăn cản đáng kể khả năng viêm màng não ở trẻ.

Triệu chứng và dấu hiệu

2 triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm màng não là sốt và đau đầu. Bên cạnh đó, những triệu chứng riêng biệt ở từng lứa tuổi có thể kể đến là:

Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi

  • Biếng ăn;
  • Lơ mơ;
  • Kích thích;
  • Mất ngủ;
  • Lơ đãng;
  • Thờ ơ;
  • Sốt;
  • Hạ thân nhiệt;
  • Động kinh;
  • Vàng da;
  • Thóp phồng;
  • Tái nhợt;
  • Sốc;
  • Hạ huyết áp;
  • Sợ hãi;
  • Hạ đường huyết;
  • Nhiễm toan chuyển hóa khó chữa.

Triệu chứng ở trẻ vị thành niên

  • Dấu hiệu cứng cổ;
  • Co giật;
  • Sợ ánh sáng;
  • Đau đầu;
  • Thay đổi cảm xúc;
  • Cáu gắt;
  • Lơ mơ;
  • Biếng ăn;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Hôn mê;
  • Sốt (một số trường hợp nặng thường có dấu hiệu hạ thân nhiệt).

Chẩn đoán viêm màng não

Bác sĩ có thể tiến hành những xét nghiệm sau:

  • Chọc dịch não tủy;
  • Xét nghiệm máu;
  • Xét nghiệm vật lý – chụp hình.

Bác sĩ chẩn đoán viêm màng não bằng cách lấy một mẫu dịch não tủy qua thủ thuật chọc dịch. Chất dịch được phân tích và vi khuẩn có trong mẫu sẽ được mang đi kiểm tra và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Đôi khi, các triệu chứng là do các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như viêm não hoặc viêm màng não không do vi khuẩn gây ra. Vì vậy, bác sĩ phải kiểm tra mẫu để tìm và loại trừ các nguyên nhân gây ra triệu chứng.

Nếu bé có các dấu hiệu tăng áp lực lên não, chấn thương sọ não hoặc rối loạn chảy máu thì bác sĩ không thể thực hiện thủ thuật chọc dịch. Trong những trường hợp này, bác sĩ cũng thực hiện việc nuôi cấy máu để tìm vi khuẩn trong đó. Siêu âm hoặc chụp cắt lớp (CT) là các xét nghiệm hình ảnh để xác định mức độ áp lực lên não và liệu có áp xe hay không.

Cách phòng tránh

Tiêm phòng là cách ngăn ngừa hiệu quả cho trường hợp trẻ mắc viêm màng não. Nếu thường tiếp xúc với người bị viêm màng não, bạn hãy cho con uống thuốc kháng sinh để ngăn ngừa lây nhiễm. Phương pháp này còn được gọi là chemoprophylaxis (điều trị dự phòng).

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về bệnh viêm màng não để hiểu hơn và có cách phòng tránh cho con.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 khó khăn trong quá trình điều trị cơ xương khớp bạn nên biết

(23)
Quá trình điều trị bệnh cơ xương khớp phức tạp đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì và bác sĩ có lộ trình phù hợp. Thực tế, nhiều người lại gặp nhiều ... [xem thêm]

Vì sao bạn thường mất tập trung?

(82)
Bạn có đang tốn rất nhiều thời gian để thực hiện một cuộc hẹn với khách hàng, làm bài tập, dọn dẹp nhà cửa hoặc chẳng làm được việc gì ra hồn ... [xem thêm]

Mách mẹ cách bổ sung chất sắt cho con

(68)
Chất sắt đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Rất nhiều bà mẹ Việt Nam hiện nay vẫn còn băn khoăn không biết chế độ dinh ... [xem thêm]

3 cách cải thiện trí nhớ trước khi bạn lớn tuổi

(65)
Suy giảm trí nhớ là một căn bệnh đáng sợ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà hầu hết mọi độ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Do đó, ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp tinh thần của bạn luôn lạc quan

(14)
Bạn thường cảm thấy bất an trước vấn đề mà người khác cho là bình thường? Hãy học cách suy nghĩ lạc quan hơn bằng những thay đổi nhỏ để luôn tươi ... [xem thêm]

Bà bầu bị chảy máu cam có bất thường không?

(39)
Chảy máu cam là chuyện thường gặp ở các mẹ bầu, đặc biệt là ở giai đoạn từ tháng thứ 4 trở về sau. Khoảng 20% bà bầu bị chảy máu cam, trong khi ở ... [xem thêm]

Giúp bé giảm cơn đau khi mọc răng

(24)
Mọc răng là giai đoạn mà mỗi bé đều trải qua nhưng lại khiến bé rất khó chịu. Bạn cần biết cách để giúp bé giảm cơn đau khi mọc răng.Trong giai đoạn ... [xem thêm]

Hiệu quả của việc dùng lá lốt chữa viêm xoang

(79)
Dùng lá lốt chữa viêm xoang là phương pháp dân gian được đúc kết từ kinh nghiệm của người xưa. Lá lốt chứa tinh dầu giúp thông thoáng, sát trùng và làm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN