Việc chấn thương khi luyện tập là điều bình thường. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại bỏ qua những dấu hiệu cho thấy đầu gối bị tổn thương nghiêm trọng.
Chấn thương đầu gối trực tiếp hay gián tiếp đều là vấn đề cần được quan tâm đúng mức vì nếu để lâu, tình trạng đau có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn. Trong bài viết sau, Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu 6 dấu hiệu cảnh báo đầu gối bị tổn thương nặng.
1. Căng cứng đầu gối
Khi bạn bị chấn thương gối và không thể kéo thẳng chân thì đây sẽ là dấu hiệu cho triệu chứng căng cơ đầu gối. Sụn mòn và rách là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này. Thêm vào đó, trường hợp này được các bác sĩ đánh giá rằng khá nghiêm trọng và cần can thiệp phẫu thuật để chữa trị.
2. Sưng đầu gối
Sưng khớp gối xuất hiện sau chấn thương là dấu hiệu cho thấy gối đang tổn thương nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân gây sưng như mòn sụn trước (ACL), trật khớp xương bánh chè, mòn sụn, mòn sụn giữa MCL hay chấn thương sụn khớp. Trong một số trường hợp, sưng thật ra lại là hiện tượng chảy máu nhưng khi máu ngừng chảy thì gối vẫn tiếp tục sưng.
3. Gặp khó khăn khi di chuyển
Nếu cảm thấy đau đớn khi đi bộ hay lúc đặt vật nặng lên gối thì bạn đang bị chấn thương khớp gối nghiêm trọng. Hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nhanh nhất có thể.
4. Nghe tiếng gãy nứt trong gối
Khi khuỵu gối, nếu nghe tiếng gãy nứt thì đó là dấu hiệu cảnh báo sụn trước của bạn bị mòn. Tuy nhiên, khi âm thanh gãy nứt to hơn, có thể đầu gối của bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng. Hầu hết chấn thương sụn trước (ACL) đều là các chấn thương gián tiếp.
5. Khuỵu gối
Nếu trong lúc chơi thể thao bạn cảm thấy đầu gối bị cong khi nhảy hay chuyển hướng nhanh thì có thể bạn đang gặp chấn thương dây chằng. Những chấn thương này sẽ ảnh hưởng đến sụn trước, sụn giữa, sụn sau. Đặc biệt, sau chấn thương, đầu gối có hiện tượng khuỵu xuống khi đứng hay di chuyển. Trong trường hợp này, hãy đến bệnh viện để được điều trị ngay.
6. Yếu ở đầu gối
Có rất nhiều nguyên nhân gây yếu gối bao gồm trật khớp xương bánh chè, mòn gân xương bánh chè và mòn bắp đùi trước. Chấn thương gân xương bánh chè và bắp đùi trước thường xuất hiện ở người lớn tuổi.
Mặt khác, trật khớp xương bánh chè xuất hiện ở bệnh nhân trẻ hơn. Chúng xuất hiện khi gập gối trong lúc bạn khuỵu gối và sau đó khuỵu cả chân. Trật khớp xương bánh chè nên được chữa trị bởi chuyên gia thể thao vì tình trạng này có thể gây chấn thương đến các sụn hoặc dây chằng có chức năng giữ cho xương bánh chè ở đúng vị trí.
Chấn thương gối rất phổ biến trong hoạt động hàng ngày, đặc biệt là lúc tập thể thao. Hầu hết các trường đều không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu trên, hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ dẫn đến các tổn thương khác.