Phù thai ở bà bầu: Tình trạng nguy hiểm không thể bỏ qua

(4.22) - 60 đánh giá

Phù thai là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cho em bé nếu không được phát hiện. Tỷ lệ sống sót khi thai nhi bị phù cũng thường không cao.

Trong khi mang thai, có nhiều tình trạng sức khỏe của thiên thần nhỏ mà bạn cần phải chú ý. Một trong số đó bao gồm chứng phù thai. Bài viết sau sẽ đem đến những thông tin xoay quanh về việc thai nhi bị phù nhằm giúp mẹ bầu hiểu được mức độ ảnh hưởng của tình trạng trên.

Phù thai là gì?

Phù thai là một tình trạng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của em bé trong bụng. Tình trạng này nói về việc thai nhi hoặc trẻ sơ sinh có sự tích tụ chất lỏng bất thường trong các mô xung quanh phổi, tim, bụng hoặc dưới da. Đây thường là biến chứng của một tình trạng khác ảnh hưởng đến cách cơ thể quản lý chất lỏng.

Phù thai chỉ xảy ra với tỷ lệ 1 trên 1.000 ca sinh. Nếu bạn đang mang thai và chẩn đoán em bé mắc phải tình trạng này, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn áp dụng hình thức chuyển dạ sớm. Trẻ sơ sinh cũng sẽ cần đến biện pháp truyền máu và các phương pháp khác để loại bỏ chất lỏng dư thừa. Đáng tiếc là ngay cả khi được điều trị, hơn một nửa số trẻ sơ sinh bị phù thai sẽ chết ngay trước hoặc sau khi sinh.

Các dạng của phù thai

Có 2 dạng thai bị phù khá phổ biến: Miễn dịch và không miễn dịch. Chúng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây ra.

1. Phù thai không miễn dịch

Hiện nay, phù thai không miễn dịch là loại phổ biến nhất. Nó xảy ra khi một tình trạng hoặc một loại bệnh khác cản trở khả năng điều tiết chất lỏng của cơ thể bé, bao gồm:

  • Khối u
  • Xuất huyết thai nhi
  • Nhiễm vi khuẩn hoặc virus
  • Khuyết tật tim hoặc phổi
  • Dị dạng động – tĩnh mạch
  • Các dạng thiếu máu nghiêm trọng
  • Rối loạn di truyền hoặc chuyển hóa.

2. Phù thai miễn dịch

Phù thai miễn dịch thường xảy ra khi nhóm máu của mẹ và thai nhi không tương thích với nhau. Điều này được gọi là không tương thích yếu tố Rh. Hệ thống miễn dịch của người mẹ có thể tấn công và phá hủy các tế bào hồng cầu của bé yêu. Các trường hợp nghiêm trọng của tình trạng không tương thích yếu tố Rh có thể dẫn đến thai nhi bị phù.

Ngày nay, miễn dịch phù thai đã không còn phổ biến kể từ khi các chuyên gia phát minh ra Rh immunoglobulin (RhoGAM). Thuốc này được dùng cho phụ nữ mang thai có nguy cơ không tương thích yếu tố Rh để ngăn ngừa biến chứng.

Dấu hiệu cảnh báo thai nhi bị phù

Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng sau đây nếu mắc phải chứng phù thai:

  • Thừa nước ối
  • Nhau thai quá lớn
  • Bất thường ở nhau thai.

Thai nhi cũng có thể có lá lách, tim hoặc gan to bất thường. Thông qua phương pháp siêu âm, bác sĩ cũng sẽ phát hiện ra chất lỏng bao quanh tim hoặc phổi của bé yêu. Một em bé chào đời với tình trạng phù thai có thể xuất hiện triệu chứng sau đây:

  • Bầm tím
  • Khó thở
  • Da nhợt nhạt
  • Vàng da nặng
  • Gan và lá lách phì đại
  • Sưng phù nặng, đặc biệt là ở bụng.

Phương pháp y tế giúp chẩn đoán phù thai

Quá trình chẩn đoán phù thai thường được thực hiện bằng siêu âm. Một bác sĩ có thể nhận thấy thai nhi mắc phải tình trạng này khi khám thai định kỳ. Biện pháp siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số cao để giúp ghi lại hình ảnh trực tiếp bên trong cơ thể.

Bạn cũng có thể được yêu cầu siêu âm trong thai kỳ nếu phát hiện em bé ít di chuyển hoặc gặp phải các biến chứng thai kỳ khác, chẳng hạn như huyết áp tăng cao. Những xét nghiệm chẩn đoán bên lề cũng có khả năng được thực hiện để giúp xác định mức độ nghiêm trọng hoặc nguyên nhân của tình trạng, chúng bao gồm:

  • Lấy mẫu máu thai nhi
  • Chọc ối
  • Siêu âm tim thai tim nhằm tìm kiếm các bất thường ở bộ phận này.

Phương pháp điều trị phù thai

Tình trạng phù thai thường không thể được điều trị trong giai đoạn mang thai. Thỉnh thoảng bác sĩ có thể truyền máu cho em bé để giúp tăng khả năng thai nhi sống sót cho đến lúc chào đời. Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, phụ nữ mang thai có thể được bác sĩ đề nghị thực hiện biện pháp giục sinh nhằm nâng cao mức độ an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Một khi em bé đã được sinh ra, những thủ thuật y tế để chữa trị cho con bao gồm:

  • Dùng máy trợ thở
  • Thuốc để kiểm soát suy tim
  • Thuốc kích thích thận loại bỏ chất lỏng dư thừa
  • Sử dụng kim nhằm loại bỏ chất lỏng dư thừa ở phổi, tim hoặc lồng ngực.

Thêm vào đó, trẻ sơ sinh cũng có thể được truyền trực tiếp tế bào hồng cầu phù hợp với nhóm máu của bé. Trong trường hợp phù thai đến từ một tình trạng tiềm ẩn khác, bác sĩ cũng sẽ điều trị cho tình trạng đó. Ví dụ như dùng thuốc kháng sinh nhằm chữa bệnh nhiễm trùng giang mai từ mẹ.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dầu dừa có thể trị bệnh vảy nến không?

(58)
Dầu dừa có nhiều lợi ích cho da, ví dụ như dưỡng ẩm, giảm viêm, diệt vi khuẩn… Ngoài ra, dầu dừa còn là một liệu pháp giúp loại bỏ các vảy đóng trên ... [xem thêm]

Dùng thuốc tránh thai lâu dài có gây vô sinh?

(20)
Rất nhiều bạn gái đã dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài, và cũng rất nhiều người trong số này băn khoăn liệu việc dùng các loại thuốc này có ảnh ... [xem thêm]

9 món giúp giảm cảm giác buồn nôn thông thường

(35)
Trong ba tháng đầu, mẹ bầu sẽ đối mặt với mệt mỏi, ốm nghén, chán ăn do thay đổi hormone. Để vượt qua, hãy dùng 9 thực phẩm giảm cảm giác buồn nôn ... [xem thêm]

Cách chọn giày tốt để bảo vệ cho đôi chân của bạn

(81)
Bạn thường thấy đau chân mỗi khi mang giày dép lâu? Hãy tham khảo cách chọn giày tốt cho đôi chân của mình để luôn thấy thoải mái trong vấn đề đi lại ... [xem thêm]

Bệnh lậu ở nam có triệu chứng gì? Cách điều trị và phòng ngừa

(75)
Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới đôi khi chỉ là đau họng hay tiểu rát nên các đấng mày râu rất dễ chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, nếu không điều trị, các ... [xem thêm]

Bí quyết sớm có thai: Tránh và Nên ăn gì?

(70)
Để tăng cường khả năng mang thai, ngoài các yếu tố như chất lượng tinh trùng, chất lượng trứng, xác định ngày rụng trứng, v.v… thì một chế độ dinh ... [xem thêm]

4 mẹo hay chữa táo bón khi tiến hành hóa trị

(78)
Khi đang tiến hành trị liệu bằng hóa trị, bạn có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Một trong những tác dụng phụ đó là táo bón. Khi bạn đi ... [xem thêm]

Phải làm gì khi gia đình có tiền sử bị đột quỵ?

(15)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN