Bệnh tiểu đường và làn da

(3.8) - 65 đánh giá

Bạn cần một lý do để kiểm soát tốt mức đường huyết? Bởi vì điều này có thể giúp bạn tránh được những vấn đề về da.

Những vấn đề về da liên quan đến bệnh tiểu đường vẫn rất phổ biến. Khoảng một phần ba số người bị tiểu đường gặp vấn đề về da. Điều may mắn là hầu hết các vấn đề này đều có thể chữa trị được trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Chìa khóa chính là phải phát hiện sớm.

Các bệnh lý da phổ biến liên quan đến tiểu đường

Bệnh ngứa có thể có nhiều nguyên nhân như khô da, tưới máu kém hoặc nhiễm nấm men. Nếu do kém tưới máu thì thường thấy xuất hiện ở phần thấp của chân và bàn chân. Kem dưỡng da có thể giữ làn da mềm và ẩm, chống lại bệnh ngứa do khô da.

Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn da do liên cầu khuẩn thường khá phổ biến và nặng nề ở những bệnh nhân tiểu đường kiểm soát kém. Những nang lông bị nhiễm loại vi khuẩn này có thể bị mưng mủ hoặc sưng tấy lên.

Các nhiễm khuẩn khác bao gồm:

  • Chắp mắt, nhiễm khuẩn ở các tuyến mi mắt
  • Nhiễm khuẩn móng

Hầu hết các nhiễm khuẩn cần được điều trị với kháng sinh. Hãy nói cho bác sĩ của bạn khi bạn gặp tình trạng này.

Nhiễm nấm: Nhiệt độ và độ ẩm trên các nếp gấp của da là môi trường lý tưởng cho nấm phát triển.

Có ba loại nhiễm nấm thông thường gồm:

  • Ngứa kiểu người đua ngựa (đỏ và ngứa ở vùng sinh dục và bên trong hai đùi)
  • Bàn chân vận động viên (ngứa ở vùng da giữa các ngón chân)
  • Ec-pet mảng tròn (hình tròn, các mảng da bong vảy, ngứa, phồng rộp, xuất hiện ở bàn chân, háng, ngực, bụng, da đầu và móng).

Nhiễm nấm men Candida albicans có thể xảy ra ở rất nhiều bệnh nhân tiểu đường. Ở phụ nữ có thể bị nhiễm nấm men ở âm đạo. Bệnh nhân cũng có xu hướng bị nhiễm nấm men ở hai bên mép, trông giống như những vết chốc mép.

Nấm móng là một loại nấm khác. Chúng phát triển giữa các kẽ ngón chân, tay và ở móng gây ngứa ngáy và tạo thành những ban màu đỏ tươi. Xung quanh thường có các mụn nước, mụn mủ và bong vảy.

Các loại thuốc chống nấm thường được chỉ định để điều trị nhiễm nấm. Hãy nói với bác sĩ của bạn về tình trạng này.

Bệnh gai đen: Tình trạng này phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Nó gây ra sẫm màu và dày da đặc biệt ở vùng những nếp gấp, nhìn giống như những hạt cơm nhỏ. Da có màu nâu hoặc rám. Thỉnh thoảng có thể nhìn thấy như miếng vải nhung.

Những đám da này thường thấy ở một bên phía sau cổ, nách, dưới vú và háng. Đôi khi thấy ở các đốt ngón tay với hình dáng kì lạ. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều nhất đối với những người béo phì.

Bệnh thường biểu hiện trước khi phát hiện tiểu đường, có thể là dấu hiệu của kháng insulin. Không có thuốc chữa tuy nhiên giảm cân có thể cải thiện vấn đề.

Bạch biến: Tình trạng này gây biến đổi màu sắc da. Thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường loại 1. Nguyên nhân do các tế bào sắc tố da bị phá hủy.

Từng mảng của da bị mất màu sắc. Chúng thường xuất hiện ở ngực và bụng tuy nhiên cũng có thể thấy ở mặt xung quanh miệng, mũi, mắt. Các loại kem corticoid, kem chống tia cực tím, săm da là một số lựa chọn để điều trị. Sử dụng kem chống nắng SPF lớn hơn hoặc bằng 30 để giúp chống cháy nắng cho vùng da bị mất sắc tố.

Đốm da ở xương chày (Bệnh teo da do tiểu đường): Tình trạng này xảy ra do sự biến đổi về mạch máu ở da. Teo da xuất hiện là những vết tròn, hoặc ô van nhỏ sáng màu trên những vùng da mỏng trên xương chày. Các mảng này không đau và hiếm khi gây ngứa hoặc rát. Thông thường không cần điều trị gì.

Các tình trạng hiếm gặp

Hoại tử mỡ do tiểu đường (NLD): Xảy ra khi bệnh nhân bị bệnh tiểu đường lâu năm không kiểm soát đường huyết tốt. Do dòng máu nuôi dưỡng da kém. Gây ra những thay đổi về collagen và mô mỡ dưới da. Vùng da bị đè nén trở nên mỏng và đỏ. Hầu hết các tổn thương được tìm thấy ở phần thấp của chân và có thể trở thành vết loét nếu có chấn thương. Các tổn thương này có ranh giới khá rõ. Thỉnh thoảng NLD có thể gây ngứa và đau đớn. Miễn là các vết loét không bị phá vỡ hở, bệnh nhân không cần điều trị gì. Nếu các vết loét này vỡ ra nên đi gặp bác sĩ.

Chứng xơ cứng ngón tay: Do kém tưới máu, làn da ở ngón tay, bàn tay trở nên dày, sáp và căng. Điều đó có thể làm cho khớp ngón tay bị cứng. Kiểm soát tốt đường máu có thể giúp điều trị tình trạng này, đồng thời sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm làm mềm da.

Các vấn đề về tim mạch

  • Xơ vữa động mạch: Đây là sự hẹp lại của mạch máu do có những mảng bám trong lòng mạch. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu nuôi da. Khi mạch máu mang oxy đến da bị hẹp lại. Có thể gây ra những biến đổi như rụng lông tóc, nhạt màu da ( đặc biệt vùng da ở xương chày), móng chân dày và mất màu, da lạnh. Vì dòng máu mang đến những tế bào bạch cầu giúp kháng khuẩn. Nên hai cẳng chân và bàn chân của bạn sẽ chậm lành vết thương hơn nếu như mạch máu bị tổn thương.
  • Bệnh u vàng phát ban: Tình trạng kháng insuline làm cho cơ thể không thể loại bỏ được mỡ ra khỏi máu. Khi mỡ máu tăng rất cao có thể xuất hiện bệnh lý da này. Các nốt vàng chắc bao quanh bởi quầng da đỏ và ngứa. Chúng thường xuất hiện ở mắt, khuỷu tay, mặt và mông. Chúng cũng có thể xuất hiện ở mặt sau cánh tay và cẳng chân. Để điều trị cần kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu và những nốt này thường mất đi sau vài tuần. Bạn có thể phải dùng thuốc để hạ mỡ máu.

Những tình trạng ít gặp

Bọng nước do tiểu đường: Trong một số hiếm trường hợp, bệnh nhân tiểu đường xuất hiện các bọng nước trông giống như vết bỏng. Chúng xuất hiện ở đầu ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, cẳng chân, cẳng tay. Chúng thường không đau và tự hết. Tình trạng này thường xảy ra ở bệnh nhân bị tiểu đường mức độ nặng và có tổn thương thần kinh do tiểu đường. Điều trị bằng cách kiểm soát đường huyết.

U hạt vòng lan tỏa: Tình trạng này gây ra những mảng ban dát tròn hoặc bán nguyệt có ranh giới rõ trên da. Các ban dát này thường thấy ở ngón tay hoặc tai, có thể cả ở bụng và ngực. Các dát có thể màu đỏ hoặc nâu đỏ hoặc màu da. Thường không cần điều trị gì, tuy nhiên có thể bôi steroid như hydrocortisone.

Phù cứng bì tiểu đường: Da vùng gáy, vai, lưng bị dày lên, hiếm gặp và thường ở tiểu đường loại 2. Điều trị bằng cách kiểm soát đường máu. Bôi kem giữ ẩm có thể giúp làm mềm da.

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/diabetes/guide/related-skin-conditions

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Thị Thùy Linh - TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xét nghiệm HbA1c

(42)
Bài này sẽ đề cập đến ba vấn đề Tầm quan trọng của xét nghiệm HbA1c Nguyên lý của xét nghiệm HbA1c Thế nào là giá trị HbA1c bình thường? Tầm quan ... [xem thêm]

Mười sự thật về bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

(24)
Số lượng người mắc bệnh tiểu đường đã tăng gần 4 lần so với năm 1980. Tần suất mắc bệnh tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước có ... [xem thêm]

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

(61)
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90% các trường hợp tiểu đường. Bệnh này khởi phát chậm và thường được chẩn đoán ở người trên 40 tuổi. Vì ... [xem thêm]

Nguyên tắc cơ bản để xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

(97)
Bạn có thể kiếm soát được bệnh tiểu đường của mình nếu bạn có chế độ ăn uống một cách thông minh và hợp lý. Các loại thực phẩm phù hợp có thể ... [xem thêm]

Sự thật về insulin đối với bệnh tiểu đường

(88)
Đã bao giờ bác sĩ nói rằng bạn cần phải sử dụng insulin chưa? Bạn sẽ muốn tìm hiểu xem nó là gì và sử dụng nó như thế nào. Insulin là một nội tiết ... [xem thêm]

Cách chăm sóc bệnh tiểu đường thai kỳ trước và sau sinh

(43)
Nếu bị tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn trong quá trình mang thai. Thai phụ nên Đặt lịch hẹn khám thai thường xuyên hơn Xét ... [xem thêm]

Suy thượng thận

(30)
Thông tin này giúp bệnh nhân suy thượng thận hiểu bệnh của mình và biết cách chăm sóc bản thân. Nội dung bao gồm giải thích nguyên nhân gây suy thượng thận ... [xem thêm]

Dấu hiệu sớm và triệu chứng của bệnh đái tháo đường

(32)
Dịch bài: Nguyễn Ngô Diệu Thảo Như thế nào để nhận ra liệu bạn có đang mắc bệnh đái tháo đường hay không? Hầu hết các triệu chứng sớm bắt nguồn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN